Mẹo Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Bạn Nên Thử

Dùng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến là mẹo dân gian có từ lâu đời. Áp dụng đúng cách sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát tiến triển của bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên cần kết hợp với điều trị y tế và chăm sóc tốt tại nhà. Mẹo từ cây vòi voi chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể tác động toàn diện tới tiến triển của bệnh vảy nến.

dùng cây vòi voi chữa vảy nến
Dùng cây vòi voi chữa vảy nến là mẹo dân gian rất dễ áp dụng

Tác dụng chữa bệnh vảy nến của cây vòi voi

Vảy nến (Psoriasis) là một căn bệnh da liễu mãn tính có xu hướng tái phát thường xuyên. Bệnh lý này liên quan tới sự hình thành các mảng da bất thường khi quá trình sản xuất tế bào da diễn ra quá nhanh chóng. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất cứ vùng da nào, nhất là các vùng da bị tì đè nhiều.

Đặc trưng của bệnh vảy nến là sự tích tụ nhanh chóng các mảng da chết bất thường. Chúng có thể màu đỏ hoặc hồng, khô ráp, dễ bong vảy và gây ngứa ngáy. Một số trường hợp, tổn thương trên da còn bị nứt nẻ, chảy máu và đau đớn.

Cũng giống như một số bệnh da liễu mãn tính khác, cơ chế hình thành bệnh vảy nến tương đối phức tạp. Nó thường là hệ quả của nhiều yếu tố cùng tác động. Điển hình như rối loạn hoạt động miễn dịch, gen di truyền, căng thẳng kéo dài, dị ứng, nhiễm trùng…

Song song với các giải pháp điều trị y tế, người bệnh vảy nến có thể áp dụng một số mẹo chữa tự nhiên để hỗ trợ thêm. Ngoài giúp cải thiện triệu chứng, thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương thì còn ngăn bệnh tái phát. Trong đó, mẹo dùng cây vòi voi chữa vảy nến hiện nay vẫn còn được nhiều người tin tưởng áp dụng.

Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, cây vòi voi là thảo dược có vị đắng hơi cay, mùi hăng và tính bình. Với nhiều tác dụng tốt như chống viêm, giảm đau, thanh nhiệt… Ngoài đáp ứng với các triệu chứng bệnh vảy nến thì thảo dược này còn được dùng chữa á sừng, viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa

Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt trong cây vòi voi. Cụ thể như indixin, indixin N – oxyd, cyanhydric, ancaloit, heliotropin… Các thành phần này có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và làm giảm đau ngứa hiệu quả. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trên da do bệnh vảy nến.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

5 Mẹo dùng cây vòi voi chữa vảy nến đơn giản, dễ áp dụng

Dân gian lưu truyền khá nhiều mẹo chữa vảy nến bằng cây vòi voi. Trong đó cả cách dùng ngoài da, dùng theo đường uống hay kết hợp với các nguyên liệu khác. Với bất cứ mẹo nào cũng cần áp dụng đúng cách mới có thể đảm bảo hiệu quả điều trị.

Dưới đây là 5 mẹo dùng cây vòi voi chữa vảy nến thường được áp dụng:

1. Đắp cây vòi voi lên tổn thương da

Đây là cách đơn giản được áp dụng rất phổ biến. Người bệnh sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu và thời gian thực hiện mẹo chữa này.

Khi đắp trực tiếp thảo dược lên tổn thương da thì các thành phần hoạt chất có thể tác dụng trực tiếp. Từ đó mang đến hiệu quả tốt cho việc cải thiện tổn thương. Tuy nhiên cách này chỉ đáp ứng với các trường hợp tổn thương nhỏ và khu trú tại 1 số vị trí.

cách dùng cây vòi voi chữa vảy nến
Giã nát cây vòi voi rồi đắp lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm cây vòi voi cùng 1 thìa cà phê muối trắng
  • Ngâm thảo dược trong nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại cho sạch
  • Sau đó cho thảo dược vào cối giã nát cùng vài ba hạt muối
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bệnh rồi đắp thảo dược lên
  • Sử dụng gạc để cố định qua đêm, sáng hôm sau gỡ ra và rửa sạch
  • Với mẹo này chỉ nên áp dụng 1 lần/ ngày trong nhiều ngày liên tục

2. Tắm nước cây vòi voi chữa vảy nến

Với trường hợp tổn thương da ảnh hưởng trên phạm vi rộng thì cách đắp cây vòi voi thường rất khó đáp ứng. Lúc này bạn có thể thay thế bằng mẹo tắm nước thảo dược để chữa bệnh vảy nến. Với mẹo này nên kết hợp cùng với 1 ít quả ké đầu ngựa để nâng cao tính hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 300g cây vòi voi và 200g quả ké đầu ngựa
  • Làm sạch cả 2 nguyên liệu trên rồi để ráo nước
  • Cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong vòng 10 phút
  • Đổ nước ra chậu lớn, pha thêm nước lã vào cho ấm
  • Dùng nước này để tắm 2 lần/ ngày trong 7 ngày liên tục

Xem thêm bài viết: Bị Vảy Nến Tắm Lá Gì? TOP 7 Loại Lá Tắm Giúp Chữa Bệnh Nhanh Khỏi

3. Dùng cây vòi voi và giấm gạo chữa vảy nến

Kết hợp cây vòi voi với giấm gạo cũng là mẹo chữa vảy nến được áp dụng phổ biến. Giấm gạo là nguyên liệu quen thuộc có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ vậy mà khi kết hợp với cây vòi voi có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cây vòi voi và 2 thìa giấm gạo
  • Ngâm thảo dược trong nước muối loãng 5 phút rồi rửa sạch và để ráo
  • Cho vào cối giã nát rồi trộn đều với giấm gạo và mang đi sao nóng
  • Chờ đến khi hỗn hợp nguội thì dùng khăn mỏng bọc lại và chườm lên vùng da cần điều trị
  • Với các này có thể kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt
Chữa bệnh vảy nến bằng cây vòi voi
Kết hợp cây vòi voi với giấm gạo giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến

4. Ngâm rượu cây vòi voi chữa vảy nến

Rượu là thức uống không được khuyến khích bởi có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên dùng rượu theo cách bôi ngoài da có thể mang lại nhiều lợi ích cho vùng da bị tổn thương do vảy nến.

Hàm lượng Ethanol trong rượu được ghi nhận là có khả năng sát trùng da và làm giảm bong tróc hiệu quả. Hơn nữa còn giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn và nấm men trên da. Dùng cây vòi vòi ngâm rượu sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá cây vòi voi và 500ml rượu trắng
  • Làm sạch thảo dược với nước muối pha loãng rồi để ráo nước
  • Sau đó cho vào hũ thủy tinh sạch và đổ ngập rượu lên
  • Ngâm trong khoảng 10 ngày ở nơi thoáng mát là có thể mang ra sử dụng
  • Mỗi lần dùng lấy 1 ít rượu cây vòi voi thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày trong liên tục nhiều ngày

Đọc thêm: Mách Bạn Cách Sử Dụng Dầu Dừa Trị Vảy Nến Đúng Cách Và Hiệu Quả

5. Chữa vảy nến bằng cách uống nước cây vòi voi

Ngoài việc dùng cây vòi voi ngoài da thì người bệnh còn có thể sử dụng thảo dược theo đường uống. Tuy nhiên cách này hạn chế với một số đối tượng người bệnh. Nhất là trẻ nhỏ, người già, người có tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, có vấn đề gan thận.

Dùng cây vòi voi theo đường uống đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều thành phần của thảo dược giúp nâng cao đề kháng và cải thiện miễn dịch. Từ đó giúp khắc phục tổn thương từ bên trong và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1g lá vòi voi tươi đem ngâm nước muối loãng 5 phút
  • Rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo
  • Cho vào ấm đun sôi cùng 500ml nước trong 15 phút
  • Loại bỏ phần bã, uống trực tiếp khi nước còn ấm

**Lưu ý: Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây vòi voi theo đường uống.

Nên xem: Vảy Nến Thể Mảng: Hình Ảnh, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý

Lưu ý khi dùng cây vòi voi chữa vảy nến

Cây vòi voi là thảo dược tự nhiên lành tính nên ít gây tác dụng phụ khi dùng chữa bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi áp dụng, một số độc tố của cây sẽ khiến người bệnh gặp phải rủi ro.

lưu ý khi dùng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến
Người bệnh vảy nến nên bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày cho cơ thể

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế rủi ro phát sinh, khi dùng cây vòi voi chữa vảy nến cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn thảo dược xanh, tươi, không bị sâu. Trước khi dùng cần ngâm nước muối loãng rồi rửa lại cho thật sạch. Việc dùng thảo dược không đảm bảo vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
  • Chỉ dùng phần lá của cây vòi voi để trị bệnh vảy nến. Không nên dùng bộ phận hoa và rễ bởi chúng là nơi tập trung nhiều độc tố.
  • Với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, trẻ nhỏ, người già… không nên dùng cây vòi voi theo hình thức uống.
  • Hàm lượng alcaloid nhân pyrolizidin trong cây vòi voi có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng gan và ức chế hoạt động của tế bào mô. Vì vậy không dùng thảo dược cho những người có vấn đề về gan thận.
  • Mẹo chữa vảy nến bằng cây vòi voi chỉ có tác dụng hỗ trợ. Tuyệt đối không dùng thay thế hoàn toàn cho điều trị y tế theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Không áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược này lên vùng da bị chảy máu, trợt loét hay có dấu hiệu bội nhiễm.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Chú ý uống đủ nước, tăng cường bổ sung rau củ quả tươi và thực phẩm giàu omega-3. Đồng thời ngủ đúng giờ, đủ giấc, kiểm soát tốt căng thẳng và dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày.

Bài viết đã hướng dẫn một số mẹo dùng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến rất đơn giản. Nên áp dụng đúng cách và kết hợp điều trị y tế cũng như chăm sóc tốt tại nhà để tác động toàn diện tới diễn tiến của bệnh. Đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát bệnh vảy nến.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.