Ra mồ hôi tay chân là một căn bệnh vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng ra mồ hôi tay chân thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu hụt dưỡng chất, bệnh cường giáp, u tuyến yên, lao phổi, do nhiễm độc… Hiện nay y học đã tìm ra nhiều cách điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên nếu như bạn không có điều kiện để thực hiện các điều trị y khoa thì có thể tham khảo các cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt dưới đây.

Các cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt tại nhà

Ngoài việc sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, lá lốt còn được Đông y sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Cụ thể, theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung, tán hàn, giúp trị đau lưng, mỏi gối, chảy nước mũi, nôn mửa, đau đầu, đau răng, đầy hơi, khó tiêu,… Đặc biệt, vị thuốc này còn được biết đến với công dụng giúp trị chứng ra mồ hôi tay chân hiệu quả.

Lá lốt có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh
Lá lốt có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh

Dưới đây là 3 cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt, bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Ngâm tay chân với lá lốt

Chuẩn bị:

  • 30g lá lốt tươi.
  • 1 thìa muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch đất cát, cắt nhỏ và để ráo nước.
  • Đem đun sôi với 1 lít nước sạch và 1 thìa muối hạt.
  • Dùng nước này để ngâm tay và chân trong vòng 15 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Uống nước lá lốt

Chuẩn bị: 

  • 100g lá lốt khô.
  • 1 lít nước.

Tìm hiểu thêm: Bỏ Túi 5 Cách Chữa Tắc Tia Sữa Bằng Lá Đinh Lăng Cực Hiệu Quả

Uống nước lá lốt là một cách trị mồ hôi tay chân hiệu quả
Uống nước lá lốt là một cách trị mồ hôi tay chân hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Cho lá lốt vào sắc cùng với 1 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 15-20 phút rồi tắt bếp.
  • Dùng nước sắc lá lốt để uống hết trong ngày.
  • Uống liên tục trong vòng 7 ngày, sau đó ngưng sử dụng từ 4-5 ngày rồi lại tiếp tục uống thêm.
  • Thực hiện liên tục để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Cách 3: Sử dụng các món ăn từ lá lốt

Bạn có thể chế biến lá lốt thành nhiều món ăn khác nhau như: Trứng tráng lá lốt, bò cuộn lá lốt nướng, lá lốt xào thịt bò, lá lốt nấu canh cá, chả lá lốt…. Những món ăn từ lá lốt không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi ngày sử dụng khoảng 50g lá lốt tươi cũng là cách chữa ra mồ hôi tay chân hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Xem thêm: Cách Trị Giun Kim Bằng Lá Trầu Không Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả

Lưu ý trong quá trình sử dụng lá lốt chữa ra mồ hôi tay chân

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt mà bạn nên nắm rõ:

Lưu ý khi dùng lá lốt trị mồ hôi tay chân
Lưu ý khi dùng lá lốt trị mồ hôi tay chân
  • Lá lốt là dược liệu tự nhiên nên dược tính chưa đủ mạnh. Vì vậy khi áp dụng cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt bạn cần phải kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng ít nhất là 3-6 tháng.
  • Nên kết hợp cả 3 phương pháp trên với nhau để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Nên lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, không chứa các hóa chất gây hại cho sức khỏe.
  • Ngoài lá lốt còn một số loại dược liệu tự nhiên khác cũng có công dụng giúp điều trị chứng ra mồ hôi tay chân mà bạn có thể áp dụng như: Chè xanh, ngải cứu, lá dâu tằm. 
  • Có thể kết hợp sử dụng thêm các phương pháp chữa bệnh bằng Tây y và Đông y để chứng ra mồ hôi tay chân được điều trị dứt điểm.
  • Những phương pháp chữa bệnh dân gian này có thể áp dụng được cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 

Trên đây là một số thông tin về các cách trị mồ hôi tay chân bằng lá lốt. Nguyên liệu này là một trong những phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả, không tốn kém mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Nếu bạn còn băn khoăn, lo ngại về công dụng cũng như cách dùng của dược liệu, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Nội dung hấp dẫn cho bạn

Câu hỏi liên quan

Yếu sinh lý nữ là như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao,... là những vấn đề đang được rất nhiều chị em quan tâm đến. Bởi tình trạng này ngày trở...

Xem chi tiết

Thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, có thể gây biến chứng bệnh nặng, ảnh hưởng đến tính mạng. Kể cả khi bệnh nhẹ, thủy đậu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa