Hướng Dẫn 12 Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em Cha Mẹ Cần Biết

Trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi, khó thở khiến cả gia đình lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị nghẹt mũi? Và đâu là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu 12 phương pháp chữa nghẹt mũi cho con đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà ba mẹ nào cũng cần biết.

TOP 12 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em hiệu quả ngay tại nhà

Trẻ bị nghẹt mũi do rất nhiều nguyên nhân như:

  • Thời tiết thay đổi dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi về đêm. Trẻ hay gặp tình trạng này trong khoảng thời gian tiết trời giao mùa hoặc chuyển từ nóng sang lạnh.
  • Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn kém nên trẻ dễ mắc các bệnh như viêm phế quản, cảm cúm và có các triệu chứng như sổ mũi, ho, sốt, ngạt mũi,…
  • Trẻ bị nghẹt mũi cũng có thể do mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản. Từ đó, dẫn tới tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
  • Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch ra khỏi đường hô hấp.
Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khiến cha mẹ không khỏi lo lắng
Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khiến cha mẹ không khỏi lo lắng

Tình trạng nghẹt mũi kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn dễ khiến trẻ mắc phải các bệnh lý khác. Để hỗ trợ điều trị chứng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng 12 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em được tổng hợp dưới đây.

1. Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương với dịch cơ thể nên phù hợp với mọi lứa tuổi. Do đó, vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý là cách chữa nghẹt mũi thường được các bậc phụ huynh áp dụng tại nhà.

Nước muối sinh lý có công dụng làm loãng dịch mũi giúp dễ dàng đào thải dịch nhầy ra ngoài, hỗ trợ điều trị nghẹt mũi hiệu quả. Ngoài ra, nước muối sinh lý còn có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn có hại tấn công vào khoang mũi.

Hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Bế bé nằm ngửa, nếu được thì để hơi nghiêng đầu bé ra sau.
  • Nhỏ 2 – 3 giọt vào mỗi lỗ mũi.
  • Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 3 – 5 lần/ngày.
  • Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không lạm dụng nước muối sinh lý. Không nên sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp vì có thể khiến mũi con bị khô hơn. Từ đó làm tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi trở nặng thêm.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả tại nhà
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ hiệu quả tại nhà

2. Sử dụng bóng hút mũi

Đây là một trong những cách trị nghẹt mũi cho trẻ em được các mẹ tin dùng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, mẹ cần khử khuẩn dụng cụ hút mũi và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập ngược vào mũi bé.
  • Sau đó, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé để tạo độ ẩm và khiến dịch nhầy loãng ra.
  • Tiếp theo, sử dụng bóng hút mũi để hút lần lượt từng bên mũi.
  • Sau khi hút mũi xong, mẹ hãy dùng tăm bông để lau khô nhẹ nhàng bên trong mũi bé, rồi dùng khăn mềm lau xung quanh bên ngoài mũi.
  • Cuối cùng, mẹ cần vệ sinh dụng cụ hút mũi thật sạch bằng nước ấm và để ở nơi khô ráo.

Chú ý:

  • Mẹ cần thật thận trọng khi sử dụng bóng hút mũi cho trẻ, không nên đưa dụng cụ vào quá sâu vì dễ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương.
  • Đồng thời không nên hút mũi nhiều lần trong ngày vì sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ. 
  • Trước và sau khi tiến hành hút mũi cho trẻ, cần vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ.

3. Xông hơi – Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em hiệu quả

Nghẹt mũi sẽ hết nhanh khi tiến hành xông hơi. Khi mũi bé tiếp xúc với hơi nước ấm, các chất nhầy trong mũi sẽ loãng ra, giúp thông mũi. Tình trạng nghẹt mũi khó thở vì thế mà thuyên giảm nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp giảm ho, giảm tức ngực, hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản hay gặp ở trẻ nhỏ.

Xông hơi kết hợp với một số loại thảo dược như: Lá sả, lá bưởi, bạc hà,… để tăng hiệu quả trị nghẹt mũi
Xông hơi kết hợp với một số loại thảo dược như: Lá sả, lá bưởi, bạc hà,… để tăng hiệu quả trị nghẹt mũi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chậu nước đã đun sôi kèm thêm một chút muối giúp diệt khuẩn, có thể kết hợp với một số loại thảo dược như: Lá sả, lá bưởi, bạc hà,… để tăng hiệu quả.
  • Cho bé ngồi cách chậu khoảng 40cm để hơi nước giúp bé cảm thấy dễ chịu. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên bế bé hoặc chú ý không để con chạm trực tiếp vào nước nóng, tránh bị bỏng.

4. Chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng cách làm ẩm mũi

Làm ẩm mũi là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Bạn nên trang bị máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng để giúp không khí ẩm hơn, dễ chịu hơn. Từ đó giúp làm dịu các mô bị kích thích và mạch máu bị sưng trong mũi, làm loãng chất nhầy hiệu quả.

Bạn nên trang bị máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng để làm không khí ẩm giúp bé thở dễ hơn
Bạn nên trang bị máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng để làm không khí ẩm giúp bé thở dễ hơn

Cách thực hiện: Đặt máy phun sương ở khoảng cách đủ gần để sương bay đến chỗ của con trong khi ngủ. Tuy nhiên, lưu ý để xa tầm với của trẻ.

Lưu ý: Bạn nên thay nước mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy theo hướng dẫn sử dụng để giữ cho máy phun sương luôn sạch sẽ.

5. Sử dụng tinh dầu tràm

Sử dụng tinh dầu tràm là cách chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ nhỏ rất hữu hiệu. Mẹ có thể bôi dầu vào gan bàn tay, bàn chân, cổ, ngực,… để giữ ấm cho bé. Đồng thời, bạn nên đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít sẽ giúp cải thiện tình trạng mũi bị nghẹt, khó thở.

Tìm hiểu thêm: Cách Chữa Dị Ứng Khi Ăn Côn Trùng Nhanh Chóng Và An Toàn

6. Dùng tinh dầu hành tây

Nói đến cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em nhanh chóng không thể bỏ qua phương pháp dân gian: Dùng tinh dầu hành tây.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nửa củ hành tây đã rửa sạch đem thái nhỏ hoặc giã nát để có nhiều tinh dầu hơn.
  • Lấy 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã rồi để gần mũi cho bé ngửi tới khi cảm thấy thông mũi, dễ thở hơn.

Lưu ý:

  • Bố mẹ chỉ nên cho con ngửi tinh dầu hành tây trong thời gian ngắn và sử dụng số lượng hành vừa phải.
  • Tránh để dính lên mắt trẻ vì sẽ khiến con bị cay mắt.
Sử dụng hành tây để trị nghẹt mũi cho trẻ
Sử dụng hành tây để trị nghẹt mũi cho trẻ

7. Kết hợp gừng với mật ong để trị nghẹt mũi

Đây là phương pháp giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ áp dụng cách làm này cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi.

Cách thực hiện:

  • Cắt một miếng gừng nhỏ như tấm giấy mỏng rồi đem đi giã nát, sau đó trộn với nước ấm.
  • Tiếp theo, bỏ thêm một muỗng mật ong rồi khuấy đều.
  • Cho con uống 3 muỗng cafe mỗi ngày vào buổi sáng, trưa và chiều.

8. Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng nước ấm và súp gà

Khi con bị nghẹt mũi, uống nước ấm có tác dụng làm giảm chất nhầy trong mũi. Trong khi đó súp gà giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như mệt mỏi, nghẹt mũi, đau nhức, sốt,…

Lưu ý: Đối với phương pháp này, bạn lưu ý chỉ áp dụng khi con đủ 6 tháng tuổi trở lên.

9. Thoa dầu lên lòng bàn chân

Thoa dầu lên lòng bàn chân để giữ ấm là cách chữa ngạt mũi hiệu quả được cha mẹ thường xuyên sử dụng cho con, ngay cả với đối tượng nhạy cảm nhất là trẻ sơ sinh.

Khi thấy con có hiện tượng sổ mũi, hắt xì hơi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp xoa ngay vào lòng bàn chân bé
Khi thấy con có hiện tượng sổ mũi, hắt xì hơi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp xoa ngay vào lòng bàn chân bé

Cách thực hiện:

  • Khi thấy con có hiện tượng sổ mũi, hắt xì hơi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp xoa ngay vào lòng bàn chân bé.
  • Xoa mỗi bên chân khoảng 1 phút rồi đeo tất vào.

10. Chườm nước nóng lên tai

Ở hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu giúp điều tiết máu ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra, giúp thông mũi. Trước khi đi ngủ, mẹ hãy dùng khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong khoảng 10 – 15 phút để giúp con giảm nghẹt mũi và ngủ ngon hơn.

11. Tắm nước ấm

Để cải thiện tình trạng nghẹt mũi của trẻ, mẹ có thể tắm cho bé bằng nước ấm. Tắm nước ấm giúp các mao mạch ở đường hô hấp giãn ra, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, giúp đường thở thông thoáng. Bên cạnh đó, hơi nước còn giúp loãng đờm cũng như khiến dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra.

Tắm bằng nước ấm là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em hiệu quả
Tắm bằng nước ấm là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em hiệu quả

12. Massage mũi cho trẻ

Khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, mẹ hãy massage mũi bằng cách dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi của con. Việc thực hiện massage mũi nhiều lần giúp con thở dễ dàng hơn. 

Lời khuyên các biện pháp phòng tránh nghẹt mũi ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi xảy ra ở trẻ, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh sau:

  • Mẹ không nên cho trẻ cai sữa sớm mà hãy cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Bởi trong sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật.
  • Giữ cho cơ thể bé luôn ấm, ngay cả khi thời tiết thay đổi. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài để tránh bị cảm lạnh, cảm cúm
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đồ chơi và quần áo của trẻ để loại bỏ bụi bặm, vi khuẩn, vi rút gây hại.
  • Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả. Đặc biệt bổ sung các nhóm thức ăn giàu vitamin C và sắt.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, rượu bia hay những sản phẩm có khả năng gây dị ứng cao.
  • Thực hiện tiêm phòng cảm cúm cho trẻ theo đúng lịch.
  • Một số biện pháp bạn có thể áp dụng trong giai đoạn thời tiết giao mùa như: Dùng thêm tinh dầu tràm pha với nước ấm tắm cho trẻ, cho trẻ ngâm chân với nước ấm và gừng tươi trước khi đi ngủ,…
  • Trong trường hợp trẻ gặp phải các triệu chứng nặng hay bệnh tình mãi không thuyên giảm, bạn cần đưa con tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả. 
Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả là biện pháp giúp phòng chống tình trạng nghẹt mũi, khó thở ba mẹ nên biết
Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả là biện pháp giúp phòng chống tình trạng nghẹt mũi, khó thở ba mẹ nên biết

Vậy là bài viết trên đã giới thiệu tới bạn đọc 12 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em ngay tại nhà và những lưu ý quan trọng giúp phòng tránh nghẹt mũi. Các bệnh lý về tai mũi họng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp còn non yếu của con trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm tới vấn đề sức khỏe của con để áp dụng các biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.