Cây ngải cứu là một loại cây được nhiều người biết đến cũng như sử dụng phổ biến trong nấu ăn và làm thuốc Đông y. Trong đó, dân gian tin rằng ngải cứu có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh gai cột sống một cách tiết kiệm, lành tính và hiệu quả ngay tại nhà. Cùng chúng tôi tìm hiểu thực hư hiệu quả và các cách hỗ trợ chữa gai cột sống bằng ngải cứu trong bài viết dưới đây.

Thực hư tác dụng cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu

Tên khoa học của cây ngải cứu (dân gian còn gọi là ngải diệp) là Artemisia vulgaris L, thuộc họ cúc. Đây là loại cây thảo leo và phần thân dài, mảnh, lá đề chia nhánh, mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới phủ lông mỏng màu xanh trắng. Cây ngải cứu được trồng rộng rãi trên mọi khu vực Việt Nam với đặc tính ưa nước, bóng râm và rất dễ sinh trưởng.

Theo Đông y, cây ngải cứu có mùi ngọt, vị đắng, thường được dùng để chế biến các món ăn hàng ngày cũng như phối hợp các vị dược liệu tạo nên các bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Cụ thể, ngải cứu có tác dụng giảm đau, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng của các bệnh về u bướu, đau đầu, giúp an thai và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như gai cột sống.

Cây ngải cứu chứa nhiều tinh chất có lợi cho người bệnh gai cột sống
Cây ngải cứu chứa nhiều tinh chất có lợi cho người bệnh gai cột sống

Theo các nghiên cứu y khoa hiện đại, trong thành phần của cây ngải cứu có nhiều hợp chất sinh học có lợi như Flavonoid, Axit amin, Andenine, Choline, Absinthe, Cineol, Thujon, Tricosanol, Polyphenol… có tác dụng hỗ trợ quá trình chữa bệnh, giúp kháng viêm, giảm đau tự nhiên và điều hòa khí huyết rất tốt cho người bệnh.

Đối với bệnh gai cột sống, các hoạt chất có trong loại cây này có khả năng giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra như:

  • Absinthe có tác dụng hỗ trợ giảm đau, mang lại sự thư thái cho hệ thần kinh, giảm căng thẳng và lo lắng cho não bộ, do đó làm giảm nhanh các cơn đau của tủy sống.
  • Các hoạt chất như Cineol, Thujon, Tricosanol,… có tác dụng kháng khuẩn, thư giãn cơ thể, đồng thời giúp tăng độ đàn hồi của dây chằng, hỗ trợ cải thiện chức năng hệ xương khớp.
  • Flavonoid có tác dụng ngăn chặn tác động tiêu cực của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, hợp chất chống oxy hóa này còn giúp ức chế sản xuất Prostaglandin – chất trung gian gây viêm và cảm nhận cơn đau, do đó ngải cứu giúp giảm đau, sưng viêm do gai đốt sống gây ra.
  • Polyphenol cũng là một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn hoạt động của các chất độc gây hại cho xương khớp. Không chỉ vậy, hoạt chất còn có thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm và tăng lưu thông máu, giúp cung cấp máu hiệu quả hơn cho các khớp và cột sống.

Chính vì vậy, phương pháp hỗ trợ chữa gai cột sống bằng ngải cứu hoàn toàn có cơ sở để áp dụng và mang đến tác dụng tốt. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy rất nhiều bệnh nhân phản hồi đã đạt được hiệu quả điều trị tốt khi áp dụng phương pháp này. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất dược phẩm đã nghiên cứu và sử dụng chiết xuất từ cây ngải cứu để điều chế thành các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp được ưa chuộng trên thị trường.

TOP 5 cách hỗ trợ chữa gai cột sống bằng ngải cứu hiệu quả nhất tại nhà

Phương pháp hỗ trợ chữa gai cột sống bằng ngải cứu cũng có nhiều cách thực hiện khác nhau từ sử dụng bên ngoài đến bên trong. Người bệnh có thể tham khảo 3 mẹo dân gian đơn giản và phổ biến nhất dưới đây để áp dụng cho mình phương pháp phù hợp nhất.

1. Uống nước ngải cứu kết hợp mật ong

Đây là cách hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng ngải cứu đơn giản, nhanh chóng và đơn giản nhất ngay tại nhà. Bệnh nhân cũng không cần tốn nhiều thời gian chuẩn bị hay tìm các nguyên liệu phức tạp.

Nguyên liệu:

  • 1 bó ngải cứu tươi.
  • 3 thìa mật ong nguyên chất.
  • Cối, chày, vải sạch.

Cách làm:

  • Ngải cứu cần được rửa thật sạch, để ráo và thái nhỏ.
  • Cho toàn bộ ngải cứu đã sơ chế vào cối và giã đều cho đến khi nhuyễn thì dùng khăn sạch để lọc lấy nước cốt.
  • Thêm 3 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu, trộn đều.
  • Sử dụng dung dịch đã thu được uống ngày 2 lần vào sáng và tối, đều đặn trong trong vòng 1 – 2 tuần bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tham khảo thêm: Bài tập chữa gai cột sống phổ biến nhất hiện nay

Ngải cứu mật ong giúp giảm triệu chứng gai cột sống chỉ trong 2 tuần
Ngải cứu mật ong giúp giảm triệu chứng gai cột sống chỉ trong 2 tuần

2. Ăn các món ăn từ ngải cứu

Ngải cứu tươi có vị đắng và mùi hắc nên nhiều người khó sử dụng trực tiếp, thay vì sử dụng cách uống trực tiếp nước cốt như phương pháp trên, bạn có thể sử dụng loại thảo dược này vào các bữa ăn hàng ngày. Một số món ăn dễ thực hiện, thơm ngon và tốt cho bệnh nhân bị gai cột sống được chế biến từ ngải cứu có thể kể đến:

  • Canh ngải cứu lá lốt: Lá lốt cũng là một loại thực vật có tính kháng sinh tự nhiên, chống viêm, tiêu sưng, giàu hoạt chất chống oxy hóa. Do đó, sự kết hợp của lá lốt và ngải cứu mang đến món ăn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Bạn chỉ cần 1 nắm lá lốt, 1 nắm ngải cứu tươi, 100g thịt lợn băm và 1 củ gừng nhỏ. Sau khi sơ chế sạch các nguyên liệu, ướp thịt với gừng thái lát cùng gia vị vừa đủ, cho vào nồi xào cùng dầu trong khoảng 1 phút, tiếp theo hãy cho lá lốt, ngải cứu đã rửa sạch, thái nhỏ vào xào trong 1 – 2 phút rồi đổ nước vào đun sôi. Như vậy, chúng ta đã có một bát canh ngải cứu lá lốt thơm ngon, hỗ trợ chữa gai cột sống hiệu quả.
  • Món trứng rán ngải cứu: Đây cũng là một món ăn thơm ngon mà bệnh nhân gai cột sống không nên bỏ qua. Rửa sạch, thái nhỏ 1 nắm ngải cứu và cho vào bát, sau đó đập 2 quả trứng gà vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, trộn đều. Sau đó, bạn chỉ cần rán đều trứng trên chảo như thông thường là có thể thưởng thức món ăn tốt cho sức khỏe này.

Xem thêm: Mẹo chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt được nhiều người áp dụng

3. Đắp ngải cứu tươi lên vị trí đau

Phương pháp đắp ngải cứu bên ngoài giúp giảm sưng đau hiệu quả cho nhiều bệnh nhân bị gai cột sông và có thể thực hiện an toàn trong thời gian dài mà không cần lo lắng sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Nguyên liệu:

  • Ngải cứu tươi.
  • Rượu và giấm nuôi.
  • Vải màn sạch.

Cách làm:

  • Ngải cứu cần rửa sạch, để ráo, thái thành miếng nhỏ.
  • Cho ngải cứu đã sơ chế vào nồi nấu ở nhiệt độ thấp trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Đun nóng rượu trộn cùng ngải cứu rồi nghiền thành một hỗn hợp hơi sền sệt.
  • Cho hỗn hợp ngải cứu thêm 1 ít giấm nuôi vào vải màn sạch tạo nên túi chườm.
  • Đặt người bệnh nằm úp mặt xuống giường và sử dụng túi chường có hỗ hợp ngải cứu để đắp trên chườm dọc sống lưng một cạc nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
  • Giữ cho túi chường luôn nóng và thay ngải cứu mới khi hỗn hợp bị nguội để có kết quả tốt nhất. Bạn có thể thực hiện việc chườm nóng với ngải cứu vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để giảm sưng đau và dễ chịu hơn.

Lưu ý: Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp ngải cứu với gừng tươi hoặc muối, sao vàng và cho vào vải màn để chườm, mang đến hiệu quả tương tự.

Đắp ngải cứu giảm đau, sưng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ
Đắp ngải cứu giảm đau, sưng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ

ĐỌC THÊM: Bài Thuốc Chữa Gai Cột Sống Bằng Đông y Hiệu Quả Lâu Dài, An Toàn Với Mọi Thể Bệnh

4. Massage vị trí đau với tinh dầu ngải cứu

Thay vì mất thời gian sơ chế các nguyên liệu ngải cứu tươi, bạn cũng có thể tìm mua các loại dầu ngải cứu có trên thị trường để massage bên ngoài tại vị trí đau xương khớp, cột sống hàng ngày với công dụng tương tự như cách đắp ngải cứu tươi ở trên. Ngoài ra, tinh dầu ngải cứu cũng được ứng dụng trong các liệu pháp bấm huyệt, châm cứu, hương trị,… không chỉ giúp cải thiện cơ đau do bệnh gây ra mà còn mang đến tinh thần thoải mái cho bệnh nhân.

5. Ngâm rượu thuốc cải thiện bệnh xương khớp từ ngải cứu

Một phương pháp hỗ trợ chữa gai cột sống bằng ngải cứu khác chính là ngâm rượu thuốc. Cách này được nhiều quý ông ưa chuộng và chọn lựa. Tuy nhiên, rượu ngâm ngải cứu sẽ không phù hợp với những bệnh nhân không uống thu nạp được đồ uống có cồn hoặc mắc các bệnh về dạ dày. Vì vậy, người bệnh bị gai cột sống cần thận trọng khi áp dụng phương pháp này tại nhà.

Nguyên liệu:

  • 200g ngải cứu phơi khô.
  • 1kg chanh bỏ hạt phơi khô.
  • 2 vỏ bưởi khô.
  • 2 lít rượu trắng.
  • 200g đường phèn.

Cách làm:

  • Ngải cứu, chanh phơi khô, vỏ bưởi khô đem sao vàng rồi phơi nắng thêm 1 lần cho khô hoàn toàn.
  • Sau đó cho tất cả vào bình thủy tinh sạch, thêm rượu và đường phèn.
  • Đậy kín nắp và ngâm tối thiểu trong 1 tháng.
  • Rượu ngải cứu có khả năng làm chắc xương và giảm rõ rệt các triệu chứng đau do gai đốt sống sau khoảng 3 – 4 tuần sử dụng. Bệnh nhân lưu ý chỉ uống một lượng nhỏ rượu mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các loại thuốc trị gai cột sống của nhật hiệu quả

Rượu ngải cứu là cách được nhiều quý ông chọn lựa
Rượu ngải cứu là cách được nhiều quý ông chọn lựa

Những điều cần lưu ý khi áp dụng cách hỗ trợ chữa gai cột sống bằng ngải cứu

Việc sử dụng ngải cứu hỗ trợ chữa bệnh xương khớp nói chung và gai cột sống nói riêng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn, hiệu quả tốt cho người bệnh:

  • Tinh dầu từ lá ngải cứu nếu tiêu thụ quá mức sẽ gây độc cho gan, thận và làm rối loạn quá trình trao đổi chất. Nếu tiếp tục sử dụng ngải cứu trong thời gian dài có thể dẫn đến kích thích thần kinh trung ương, khiến người bệnh cảm thấy lâng lâng, tay chân run, co cứng, co giật và nặng hơn nữa là gây đau đớn, tê liệt. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên lạm dụng quá nhiều và kéo dài ngải cứu qua đường ăn uống. Để giảm bớt tác dụng phụ của việc dùng ngải cứu dai ngày, bệnh nhân nên ngưng sử dụng sau khi điều trị khỏi bệnh một thời gian.
  • Những bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng về đường ruột, người bị viêm gan, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần cẩn trọng khi sử dụng các vị dược, đặc biệt là ngải cứu.
  • Sự kết hợp của ngải cứu trong một số phương pháp chữa bệnh khác như châm cứu, bấm huyệt có thể giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng của bệnh.
  • Để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh nên kết hợp ăn uống khoa học, dinh dưỡng, đặc biệt giàu Canxi, chất xơ và các vitamin thiết yếu. Hạn chế sử dụng các chất có hại như rượu, bia, thuốc lá,… để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nặng và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng hoặc tập các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, bài tập yoga, gym,… để giữ cho xương và khớp linh hoạt. Tránh tập thể dục quá sức, vận động quá mạnh gây áp lực lên xương khớp hoặc giữ các tư thế gò bó trong thời gian dài.

Tuy có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng nhìn chung, nếu áp dụng đúng cách hỗ trợ chữa gai cột sống bằng ngải cứu, phương pháp này sẽ mang đến tác dụng an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo an toàn khi chữa bệnh, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ cách điều trị nào tại nhà.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bệnh gai cột sống có chữa được không? Góc Giải Đáp

Câu hỏi liên quan

Đo loãng xương là một trong những từ khóa được tìm kiếm khá nhiều hiện nay do thói quen ăn uống thiếu chất, tuổi tác khiến xương bị yếu đi. Vậy đo loãng xương là...

Xem chi tiết

Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa...

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh này không chỉ khiến người bệnh gặp phiền toái trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến chức năng vận...

Xem chi tiết

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả người già và người trẻ. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và...

Xem chi tiết

Đối với người bị thoái hóa và một số vấn đề liên quan đến xương khớp, cần chú trọng đến việc tập luyện cùng như dùng thuốc điều trị để đẩy nhanh thời gian khỏi...

Xem chi tiết

Thoái hóa khớp gối là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sinh hoạt, đồng thời khả năng vận động cũng giảm sút. Mặc dù các...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc