Tổng Hợp 10 Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Tại Nhà Hiệu Quả

Để thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương thì bạn có thể áp dụng đồng thời các biện pháp chuyên sâu cùng với một số cách chữa bệnh vảy nến tại nhà. Đây là các mẹo đơn giản có tác dụng làm giảm bong tróc da, giảm ngứa ngáy. Đồng thời còn ngăn ngừa viêm nhiễm và hạn chế tổn thương da lan rộng.

chữa bệnh vảy nến tại nhà
Có thể áp dụng các cách chữa bệnh vảy nến tại nhà trong trường hợp bị tổn thương nhẹ

10 Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả từ dân gian

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có liên quan tới sự hình thành các mảng da chết bất thường. Bệnh xảy ra khi quá trình sản xuất các tế bào da mới diễn ra quá nhanh chóng khiến da bị dày cộm, khô ráp và ngứa ngáy.

Tổn thương da có thể có màu đỏ hay hồng và có 1 lớp vảy dễ bong tróc bao phủ lên trên. Nhiều trường hợp vị trí tổn thương trên da còn bị nứt nẻ gây chảy máu và đau đớn.

Bệnh vảy nến có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát sau điều trị khi có các yếu tố thuận lợi tác động. Chính vì vậy mà phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều dễ bị phụ thuộc và lạm dụng vào thuốc điều trị.

Tình trạng phụ thuộc và lạm dụng thuốc Tây có thể gây ra các tác dụng phụ không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn gây tổn hại cho sức khỏe tổng thể. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh nên phối hợp đồng thời với các cách điều trị tại nhà.

Nhiều giải pháp tại nhà sẽ giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương trên da tiến triển phức tạp. Đặc biệt là có thể giúp hạn chế bớt nguy cơ phụ thuộc vào thuốc Tây.

Xem thêm khái niệm: Bệnh Vảy Nến Toàn Thân: Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Dưới đây là 10 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà được áp dụng phổ biến:

1. Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không là thảo dược tự nhiên lành tính có thể tận dụng để chữa bệnh vảy nến. Hàm lượng polyphenol dồi dào trong thảo dược này rất dồi dào. Phải kể đến là superoxide effutase và catalase. Đây là thành phần có thể thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương ở da và mô mềm.

Ngoài ra, lá trầu còn chứa một lượng lớn tinh dầu Eugenl. Thành phần này có khả năng sát trùng và kháng khuẩn rất hiệu quả. Nó đáp ứng tốt với một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như trực trùng coli, song cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Từ đó giúp ngăn ngừa bội nhiễm kích hoạt trên vùng da bị tổn thương do vảy nến.

cách chữa vảy nến theo dân gian
Lá trầu không chứa nhiều thành phần giúp giảm ngứa và chống viêm da

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít lá trầu không tươi đem rửa sạch rồi vò nát
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi thả lá trầu không vào đun thêm 5 – 10 phút nữa
  • Đổ nước ra chậu lớn, pha thêm nước lạnh vào
  • Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị vảy nến

Trường hợp bị vảy nến da đầu thì có thể dùng nước sắc lá trầu để gội đầu. Ngoài tác dụng làm giảm viêm đỏ và ngứa ngáy thì mẹo này còn ức chế được vi nấm gây gàu. Đồng thời giúp điều tiết hoạt động của nang lông. Từ đó bảo vệ chân tóc khỏi sự tấn công của các tác nhân có hại.

Xem thêm: Chia Sẻ Mẹo Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Đơn Giản, An Toàn Nhất

2. Dùng lá khế chữa bệnh vảy nến tại nhà

Lá khế cũng là nguyên liệu mà bạn có thể tận dụng để chữa bệnh vảy nến tại nhà. Nguyên liệu này có chứa rất nhiều chất oxy hóa, kẽm, magie và các chất kháng khuẩn. Nhờ đó mà có thể giúp cải thiện các tổn thương trên da do bệnh vảy nến gây ra.

Thực tế cho thấy, các thành phần trong lá khế có thể giúp kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy phục hồi mô da hư tổn. Hơn nữa còn hỗ trợ làm tăng hàng rào bảo vệ cũng như sức đề kháng tự nhiên cho da. Từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như các đợt bùng phát bệnh vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo
  • Cho lá khế vào cối giã nát cùng 1 ít muối biển
  • Làm sạch và lau khô vùng da bị vảy nến rồi đắp thuốc lên
  • Dùng gạc y tế để cố định lại trong 15 phút
  • Cuối cùng dùng nước ấm rửa lại cho sạch

Xem chi tiết: Chia Sẻ 4 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả

3. Mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến bằng lá chè xanh

Trường hợp bệnh vảy nến kích hoạt trên phạm vi rộng thì bạn có thể dùng lá chè xanh để nấu nước tắm. Mẹo đơn giản này sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy, loại bỏ vảy bong và thúc đẩy phục hồi các tế bào tổn thương.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá chè xanh có chứa tới 6 loại catechin và polyphenol. Trong đó phải kể đến là epigallocatechin gallate (EGCG) và epicatechin gallate (ECG) có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh mẽ.

cách chữa vảy nến tại nhà
Lá chè xanh là thảo dược quen thuộc có thể tận dụng chữa bệnh vảy nến tại nhà

Các thành phần này giúp cải thiện sức khỏe làn da và điều hòa hoạt động của quá trình sừng hóa. Đồng thời làm giảm mức độ tổn thương trên da, giảm ngứa ngáy và sưng viêm do bệnh vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè tươi đem rửa sạch rồi cho vào nồi
  • Đổ khoảng 2 lít nước vào đun sôi trong khoảng 7 – 10 phút
  • Cho nước lá chè ra chậu, vớt bỏ bã và pha thêm nước lạnh vào
  • Dùng nước này để tắm hay ngâm rửa các vùng da tổn thương

Đọc thêm: Tìm hiểu phương pháp điều trị vảy nến bằng tế bào gốc

4. Hướng dẫn dùng giấm táo chữa bệnh vảy nến

Giấm táo là nguyên liệu được dùng rất phổ biến trong ẩm thực. Ngoài ra có thể tận dụng nguyên liệu này để hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh vảy nến.

Hàm lượng acid acetic dồi dào có khả năng sát khuẩn, làm giảm ngứa hiệu quả. Hơn nữa còn có tác dụng bạt sừng và bong vảy, giúp loại bỏ các mảng da chết bám trên bề mặt da mà không gây ra tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh và lau khô vùng da bị tổn thương do vảy nến
  • Lấy 1 lượng giấm táo thoa lên da và massage nhẹ nhàng vài phút
  • Để khô tự nhiên khoảng 15 phút nữa rồi rửa lại cho sạch

Tuyệt đối không thoa giấm táo lên vùng da bị chảy máu hay có xuất hiện tổn thương thứ phát. Bởi hàm lượng acid lớn trong nguyên liệu này có thể gây ra tình trạng xót và có cảm giác bỏng rát, khó chịu.

5. Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng nha đam

Bệnh vảy nến đặc trưng bởi tình trạng da bị khô ráp, ngứa ngáy, dày sừng và bong tróc. Nếu không chú ý dưỡng ẩm cho da đầy đủ thì tổn thương có thể bị nứt nẻ, gây chảy máu và đau đớn.

Chính vì vậy mà bạn có thể sử dụng gel nha đam để cấp ẩm, làm dịu da và làm giảm ngứa ngáy. Đồng thời thúc đẩy tốc độ hồi phục của các tế bào da bị tổn thương. Ngoài ra, nhiều chất chống oxy hóa trong nha đam còn có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh hơn.

Hơn nữa, theo kết quả của một số thực nghiệm lâm sàng thì thường xuyên sử dụng gel nha đam có thể làm giảm tần suất cũng như mức độ của các bệnh lý viêm da mãn tính. Điển hình như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, chàm, viêm da tiếp xúc…

mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến
Gel nha đam giúp cấp ẩm, làm dịu da, giảm bong tróc và giảm ngứa rất hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch nhựa mủ
  • Dùng thìa cạo lớp gel trong suốt bên trong để sử dụng
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bị vảy nến rồi thoa gel nha đam lên
  • Massage nhẹ nhàng vài ba phút rồi thư giãn thêm 20 phút
  • Cuối cùng dùng nước mát rửa lại cho sạch

Không nên bỏ qua: Mẹo Chữa Vảy Nến Bằng Nha Đam Đơn Giản Dễ Áp Dụng

6. Chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng củ nghệ

Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng chỉ thống, kháng viêm, hành khí, tiêu mủ và làm lành sẹo rất tốt. Nhờ đó sẽ giúp làm sạch da, sát khuẩn, giảm đau ngứa và tăng cường lưu thông máu đến tổn thương da do vảy nến. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn quá trình sản sinh các tế bào da một cách quá mức.

Y học hiện đại cũng chỉ ra trong nghệ chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin, tinh dầu và nhiều acid béo. Các thành phần này có khả năng làm dịu da, giảm ngứa, tăng cường hàng rào bảo vệ da. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa hình thành sâm thẹo tại vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nghệ tươi đem rửa sạch rồi cạo vỏ rồi cho vào cối giã nát
  • Thêm vào 2 thìa nước sôi nguội rồi khuấy đều và lọc lấy nước cốt
  • Dùng bông y tế thấm vào nước cốt nghệ rồi thoa lên vùng da tổn thương
  • Thực hiện đều đặn 3 lần/ ngày để sớm phát huy hiệu quả

Ngoài ra, người bị vảy nến còn có thể kết hợp bổ sung nghệ vào chế độ ăn uống khoảng từ 1.5 – 3g/ ngày. Hoặc có thể tham khảo bác sĩ để bổ sung các viên uống chứa curcumin từ nghệ nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn bệnh bùng phát.

7. Cách sử dụng tinh dầu chữa vảy nến theo dân gian

Một số loại tinh dầu có thể được dùng như 1 sản phẩm kem bôi ngoài da giúp chữa bệnh vảy nến tại nhà. Đây là giải pháp rất đơn giản nhưng sẽ mang đến kết quả khả quan nếu thường xuyên áp dụng.

– Dầu cây trà:

Đây là loại tinh dầu có tác dụng khử trùng, sát khuẩn và chống viêm rất tốt. Hơn nữa còn giúp làm mềm da và xoa dịu tình trạng ngứa ngáy do bệnh vảy nến gây ra. Chỉ cần dùng 1 ít dầu cây trà thoa trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày. Trường hợp bị vảy nến da đầu thì có thể thêm dầu cây trà vào dầu gội để gội đầu.

chữa bệnh vảy nến tại nhà
Tinh dầu cây trà có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm ngứa da nên có thể dùng chữa vảy nến

– Dầu Olive:

Tinh dầu Olive có chứa hàm lượng vitamin E, Omega3 và các acid amin dồi dào. Nhờ đó mà sẽ phát huy tốt công dụng cấp ẩm, làm dịu da và kháng viêm. Có thể dùng dầu Olive để thoa trực tiếp lên da 2 lần/ ngày hay thêm nguyên liệu này vào nước tắm nếu bạn bị vảy nến. Ngoài cải thiện triệu chứng thì mẹo này còn giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương.

Ngoài dầu cây trà và dầu Olive thì bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu khác để hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến. Ví dụ như dầu thầu dầu, dầu dừa, dầu oải hương hay tinh dầu bạc hà.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Dầu Dừa Trị Vảy Nến Hiệu Quả Nhất

8. Cách dùng muối Epsom chữa bệnh vảy nến tại nhà

Magie và sulphat là hai thành phần chính có trong muối Epsom. Magie có thể phát huy tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm kích hoạt trên vùng da bị vảy nến. Trong khi đó sulphat lại giúp làm giảm đau và đào thải độc tố cho da. Từ đó tạo điều kiện để các tổn thương trên da nhanh chóng được chữa lành.

Việc thêm muối Epsom vào bồn tắm được cho là có tác dụng làm dịu da, giảm đau ngứa rất hiệu quả. Mẹo chữa tại nhà này có thể áp dụng được cho tất cả các trường hợp bị bệnh vảy nến, bao gồm cả viêm khớp vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bồn tắm nước ấm (chú ý độ ấm của nước phù hợp)
  • Cho vào 1 ít muối Epsom rồi khuấy cho tan và dùng nước này để tắm
  • Khi tắm cần kết hợp massage nhẹ nhàng toàn thân
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để tổn thương da sớm lành lại

Đọc thêm: Phác Đồ Điều Trị Vảy Nến Mới Nhất, Chi Tiết Nhất Từ Bộ Y Tế

9. Tắm bột yến mạch hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Bột yến mạch có chứa hàm lượng saponin dồi dào giúp làm sạch da dịu nhẹ. Ưu điểm lớn của thành phần này là không gây kích ứng da giống như các loại xà phòng thông thường. Ngoài ra lượng kẽm lớn từ bột yến mạch còn giúp sát trùng và ức chế hoạt động của một số loại hại khuẩn trên da.

Hơn nữa, hàm lượng chất chống oxy hóa avenanthramides trong bột yến mạch cũng rất lớn. Đây là thành phần có tác dụng chống viêm và làm giảm ngứa ngáy rất tốt. Bên cạnh đó còn thúc đẩy tốc độ chữa lành và ngăn không cho tổn thương da lan rộng. Vì vậy bạn có thể tắm bột yến mạch để giúp cải thiện triệu chứng và làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh vảy nến.

mẹo chữa bệnh vảy nến
Tắm bột yến mạch cũng là một mẹo đơn giản giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nước tắm (nên pha nước có độ ấm phù hợp)
  • Sau đó cho vào khoảng 2 – 3 thìa canh bột yến mạch rồi khuấy đều
  • Dùng nước này để tắm sau đó dùng nước sạch để loại bỏ hết bột yến mạch còn dính lại trên da
  • Với cách này nên thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt

Có thể bạn quan tâm: Điểm Danh TOP 7 Lá Tắm Điều Trị Bệnh Vảy Nến Tốt Nhất

10. Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Các chuyên da cho biết, chế độ ăn uống không phải yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến. Tuy nhiên yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình kiểm soát tiến triển bệnh.

Việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Hơn nữa còn có tác dụng điều hòa các rối loạn của hệ miễn dịch. Ngoài ra, chế độ ăn khoa học còn giúp kiểm soát tốt căng thẳng và tác động tích cực đến sức khỏe làn da. Vì vậy, để kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến thì người bệnh cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống khoa học.

Các thực phẩm nên bổ sung bao gồm:

  • Các loại rau củ tươi: Rau cải, cà rốt, thì là, khoai lang, xà lách, cà chua…
  • Thực phẩm giàu Omega3: Vừng đen, cá hồi, quả bơ, dầu oliu…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Cá biển, gan lợn, hạnh nhân…
  • Trái cây giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa: Dâu tây, kiwi, táo, dưa hấu, cam…
  • Các loại gia vị chứa chất kháng viêm tự nhiên: Tỏi, gừng, nghệ…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E
  • Đặc biệt là cần bổ sung đủ nước cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít/ ngày

Các thực loại đồ ăn thức uống nên kiêng bao gồm:

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Đậu phộng, hải sản, trứng, thịt bò, lúa mì, đậu nành…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường
  • Thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Đồ uống có chứa chất kích thích

Xem thêm: Chữa bệnh vẩy nến bằng đông y bằng các bài thuốc lưu truyền

Lưu ý khi chữa bệnh vảy nến tại nhà

Các cách chữa bệnh vảy nến tại nhà được đánh giá cao bởi sự lành tính, an toàn và rất dễ thực hiện. Ngoài giúp làm dịu da, giảm ngứa thì còn thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương do vảy nến.

lưu ý khi chữa vảy nến tại nhà
Trường hợp tổn thương do vảy nến tiến triển nghiêm trọng thì nên sớm thăm khám bác sĩ

Tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả và tránh các rủi ro phát sinh thì người bệnh cần lưu ý đến một số thông tin sau:

  • Nhiều mẹo chữa bệnh vảy nến tại nhà theo dân gian vẫn chưa được kiểm chứng trên phương diện khoa học. Bạn nên cẩn trọng khi áp dụng, tốt nhất hãy nhận tham vấn y khoa.
  • Các giải pháp tại nhà chỉ có khả năng đáp ứng với trường hợp bệnh nhẹ. Còn khi bệnh làm bùng phát tổn thương nặng hay tiến triển nghiêm trọng thì tuyệt đối không nên tùy tiện điều trị bằng các giải pháp này.
  • Tuyệt đối không sử dụng mẹo dân gian tại nhà để thay thế hoàn toàn cho việc điều trị chuyên sâu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không dùng mẹo dân gian cho các tổn thương da bị chảy máu, nứt nẻ hay xuất hiện nhiễm trùng.
  • Kết hợp ăn uống và sinh hoạt khoa học, vệ sinh và chăm sóc da đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
  • Điều trị tại nhà mặc dù an toàn nhưng tác dụng thường chậm và hiệu quả còn hạn chế. Người bệnh cần kiên trì để sớm nhận được kết quả tốt.

Bài viết đã chia sẻ 10 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà rất dễ thực hiện. Nên nhớ rằng, các giải pháp này chỉ có khả năng đáp ứng trong trường hợp bệnh nhẹ. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng thì tốt nhất nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.