Lá tía tô bên cạnh việc nấu ăn còn là loại thảo dược có khả năng chữa bệnh tốt. Đặc biệt, tía tô được dùng rất phổ biến trong điều trị bệnh gút. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao khi áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh.  Vậy lá tía tô có công dụng gì? Có những cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô nào phổ biến hiện nay?

Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả, an toàn?

Trong các phương pháp chữa bệnh gút (hay gout), lá tía tô được sử dụng rất nhiều. Đến nay, chúng vẫn được nhiều người sử dụng để giảm đau, cải thiện tình trạng xương khớp ở người bị gút giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các loại thuốc Tây y, dịch vụ khám chữa, nhiều người tỏ ra nghi hoặc liệu trị gout bằng lá tía tô có thực sự tốt?

Tìm Hiểu: Gout Là Gì Và Những Biểu Hiện Của Bệnh Gout

Điều trị gút bằng lá tía tô đang là giải pháp được nhiều người bệnh tin chọn
Điều trị gút bằng lá tía tô đang là giải pháp được nhiều người bệnh tin chọn

Trong khoa học, lá tía tô có tên là Perilla frutescens L. Theo các chuyên gia chia sẻ, tía tô là một loại thực vật có vị cay, tính ấm và chứa nhiều tinh chất có lợi cho cơ thể. Những hoạt chất này rất cần thiết và phù hợp cho những người bị gút. Do đó, từ xưa, cách chữa gút bằng lá tía tô đã được nhiều người áp dụng.

Theo đó, các công dụng nổi bật của lá là:

  • Giúp người bệnh chuyên giảm cơn đau, đặc biệt là những cơn đau cấp tính đột ngột dội đến.
  • Tăng khả năng chống viêm, ức chế sự phát triển và lan rộng của các hạt tophi.
  • Có thể tác động và ức chế loại enzyme hình thành nên acid uric trong cơ thể.
  • Lá tía tô có tính lợi tiểu tốt. Nhờ vậy, dùng lá tía tô giúp bạn nâng cao hiệu suất đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua thận, tránh tạo muối urat bám quanh khớp xương hay lắng đọng lại trong máu.

Bạn Đọc Cần Biết: Acid Uric Bao Nhiêu Thì Bị Gout?

6+ cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô dễ làm, hiệu quả cao

Chỉ một loại tía tô nhưng có rất nhiều cách điều chế để cải thiện tình trạng xương khớp. Người bệnh gút có thể ăn sống, pha nước uống, ngâm chân hay đắp ngoài da vùng khớp phù nề. Tuy nhiên, thực hiện chi tiết từng cách ra sao không phải là điều ai cũng nắm rõ. Theo đó, dưới đây là top 6+ cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô cực dễ làm bạn có thể tham khảo:

Chữa gout bằng lá tía tô: Ăn trực tiếp

Mặc dù là loại thực vật có vị cay nhẹ nhưng lá tía tô rất dễ ăn sống. Thông thường, chúng được dùng để nấu các món ăn trong gia đình nên không rõ vị cay. Tuy nhiên khi ăn sống trực tiếp, hương vị này khá rõ ràng. Trường hợp không thể ăn một mình lá, bạn có thể kết hợp ăn cuốn với những loại thực phẩm khác như đậu phụ hay bún.

Ăn trực tiếp lá tía tô sống là cách làm đơn giản nhất
Ăn trực tiếp lá tía tô sống là cách làm đơn giản nhất

Ăn lá tía tô cũng giống như ăn các loại rau sống khác. Theo đó, bạn nên ngăn phần ngọn, lá non vì đây là những nơi chứa nhiều chất có lợi nhất. Vì ăn trực tiếp nên lá cần được rửa sạch với nước muối loãng, để ráo. Mỗi ngày, người bệnh nên ăn khoảng 100g lá tía tô.

Một lưu ý nhỏ khi mua lá tía tô thì cần đảm bảo về nguồn gốc, độ sạch và an toàn của chúng. Việc căn lá có phun thuốc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thay vì hỗ trợ điều trị gút. Vì tía tô tương đối dễ trồng nên để an toàn hơn, bạn có thể tranh thủ trồng một khóm nhỏ tại nhà.

Đắp lá lên vùng sưng viêm

Nếu không quen với vị của tía tô, bạn hoàn toàn có thể trị bệnh bằng cách nghiền nhuyễn và đắp lá lên vùng khớp bị sưng tấy, phù nề. Duy trì thói quen đắp lá thường xuyên sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức đáng kể. Thậm chí, tần suất các cơn đau gout cấp tính xảy ra cũng ít hơn.

Chữa bệnh gút bằng lá tía tô đắp trực tiếp giúp các chất tác động trực tiếp vùng khớp bị tổn thương qua da. Đặc biệt, cách này rất tốt cho những vị trí bị sưng lớn, có dấu hiệu xuất hiện các hạt tophi, nguy cơ bị viêm cao.

Để đắp lá tía tô chữa gút, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Lá tía tô rửa thật sạch với nước muối loãng, để ráo nước, khô bề mặt lá.
  • Cho lá vào cối giã hoặc máy xay, giã nhuyễn đến khi thịt lá dính vào nhau.
  • Lấy lá vừa giã nhuyễn đắp lên vùng xương khớp bị đau, sưng, phù nề. Khi đắp xong cần ở nằm yên một chỗ, không cựa quậy, di chuyển nhiều tránh tình trạng lá rơi khỏi vị trí đắp. Thời gian đắp lá khoảng 20 đến 30 phút.

Ngâm chân chân bằng nước tía tô

Biểu hiện sưng, phù nề của gút thường xuất hiện nhiều ở chân. Tuy nhiên, đây lại là vị trí khó cố định lá tía tô khi đắp, dễ bị rơi ra ngoài. Do đó, thay vì đắp lá, bạn có thể ngâm chân trong nước tía tô. Việc ngâm chân trong nước ấm không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà còn đẩy mạnh quá trình lưu thông máu, tạo sự thư thái, dễ chịu cho người bệnh.

XEM THÊM: Bệnh Gout Đau Ở Đâu? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Ngâm chân trong nước tía tô nhằm tiêu viêm, giảm sưng, đả thông kinh mạch
Ngâm chân trong nước tía tô nhằm tiêu viêm, giảm sưng, đả thông kinh mạch

Quy trình pha nước tía tô ngâm chân khá đơn giản với hai bước cơ bản là:

  • Lá tía tô tươi rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 5 đến 7 phút.
  • Nước sau khi sôi để một lúc cho hả hơi, khi nước ấm già thì đổ ra chậu, ngâm ngập chân trong khoảng 30 phút.

Uống nước lá tía tô

Một cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô rất được ưa chuộng hiện nay chính là đun nước uống. So với vị cay khi ăn trực tiếp, nước tía tô có vị dễ uống hơn rất nhiều. Màu sắc nước cũng tương đối lạ và đẹp mắt nên càng khiến người bệnh muốn thử hơn.

Cách đun nước uống tía tô cho người bệnh gút tương đối đơn giản, nhanh chóng với các bước cơ bản là:

  • Lá tía tô tươi rửa sạch nhiều lần bằng nước muối loãng.
  • Cho lá tía tô vào nước đun sôi trong khoảng 15 phút. Cứ 50g lá ứng với 1 đến 2 lít nước tùy vào thói quen uống đậm hay nhạt vị của người bệnh. Nên uống nước khi còn ấm và duy trì đều đặn tối thiểu 1 tháng để thấy sự thay giảm thiểu rõ rệt của bệnh.

Có thể bạn chưa biết: Cách chữa bệnh gút bằng lá vối đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Pha trà bằng tía tô khô

Để thuận tiện khi sử dụng, tía tô thường được phơi khô để tăng thời gian bảo quản. Khi cần dùng, bạn chỉ cần pha tía tô như cách pha trà xanh hàng ngày. Như vậy, chỉ trong vài phút, người bệnh đã có một cốc tía tô đủ chất, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút tại nhà tốt hơn. Với lá tía tô khô, bạn có thể đặt mua hoặc tự mình sấy theo các bước là:

Pha trà bằng lá tía tô khô để uống mỗi ngày
Pha trà bằng lá tía tô khô để uống mỗi ngày
  • Lá tía tô tươi rửa sạch sẽ nhiều lần với nước muối loãng, để ráo nước, từ từ khô lại.
  • Rải đều lá trên nia hay sàng phơi khô dưới nắng gắt. Trường hợp trời không có nắng, bạn có thể cho vào lò sấy ở nhiệt độ phù hợp.
  • Lá tía tô sau khi sấy xong để nguội rồi bảo quản trong lọ kín, đặt nơi khô ráo, tránh ẩm ướt làm mốc lá.
  • Khi pha trà tía tô, bạn chỉ cần lấy một lượng trà vừa đủ, hãm với nước sôi giống như hãm trà là được.

Điều trị bệnh gút bằng tía tô dạng bột

Hiện nay, nhu cầu chữa bệnh gút bằng lá tía tô rất lớn. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng sẵn lá tươi cho người bệnh sử dụng, nhất là với những người ở thành phố. Do đó, nhiều nơi đã chủ động sản xuất, phơi khô và cán nhuyễn thành bột tía tô để đơn giản hóa việc sử dụng cho khách hàng.

Theo đó, khi mua về, bạn chỉ cần hòa bột với nước theo tỉ lệ nhất định, tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên những vùng sưng tấy ở khớp tay và chân. Một lưu ý nhỏ bạn cần biết là bột dẻo, bám dính tốt thì nên trộn với nước nóng.

Mách Bạn: Cách chữa bệnh gút bằng lá lốt được nhiều bệnh nhâ gút sử dụng

Dùng lá tía tô trị bệnh gút tốt cần lưu ý gì?

Trị gút bằng lá tía tô ngày càng được người bệnh quân tâm, ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, trước sức hút của phương pháp này, nhiều thông tin sai lệch đã xuất hiện. Vì thế, để trị bệnh bằng lá tía tô đúng chuẩn, phù hợp nhất, bạn cần biết những lưu ý quan trọng là:

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô tuy tốt nhưng không phải cách trị dứt điểm bệnh nặng
Chữa bệnh gout bằng lá tía tô tuy tốt nhưng không phải cách trị dứt điểm bệnh nặng
  • Tía tô là một loại thực vật có tính dược nhưng chỉ một mình chúng thì không thể chữa khỏi gout hoàn toàn. Thay vào đó, dùng lá tía tô chỉ phù hợp với những triệu chứng nhẹ, hỗ trợ cải thiện bệnh ở giai đoạn đầu cấp tính.
  • Tốc độ hiệu quả lá tía tô mang lại phụ thuộc khá lớn vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người. Do đó, thời gian cho thấy sự thay đổi rõ rệt là khá lâu, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì.
  • Tuy lá tía tô rất lành tính nhưng cũng vẫn có thể mang đến rủi ro nếu người bệnh dùng không đúng cách. Do đó, trước khi trị bệnh bằng lá tía tô tại nhà, bạn nên tham vấn từ bác sĩ chuyên môn.
  • Trường hợp tình trạng bệnh không có dấu hiệu cải thiện sau một thời gian dài, bạn nên đi khám và cân nhắc chuyển sang một giải pháp điều trị khác. Bởi gút càng để lâu sẽ càng nguy hại cho sức khỏe.

Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô quả thực vừa đơn giản, tiết kiệm chi phí và phần lớn mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Với những chia sẻ trên, mong rằng phần nào giúp bạn hiểu hơn về giải pháp chữa trị này và chọn được cách trị bệnh phù hợp với thể trạng của bản thân!

Chữa gout tận gốc không hề đơn giản nhất là đối với những người bị gout lâu năm. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân gout nên đến bệnh viện chuyên trị gout uy tín thăm khám và điều trị. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sở hữu bài thuốc đặc trị gout gia truyền hơn 150 năm giúp điều trị chuyên sâu vào nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ triệu chứng, xóa bỏ nguồn gốc căn bệnh, giúp phục hồi sức khỏe người bệnh để ngăn chặn bệnh tái phát. Cùng tìm hiểu thêm về bài thuốc trị gout dưới đây.

TIN LIÊN QUAN: 

Câu hỏi liên quan

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc