Nội dung chính

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân chia dựa vào tổn thương thực thể ở niêm mạc thực quản. 

các cấp độ trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có mấy cấp độ (mức độ)?

Bệnh trào ngược dạ dày có mấy mức độ?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh lý này xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (LES) bị rối loạn chức năng đóng – mở. Hậu quả là khiến dịch vị và thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên phía trên. Dịch vị thường trào ngược lên thực quản nhưng cũng có trường hợp trào ngược vào phổi, thanh quản và khoang miệng.

Thực tế, trào ngược dạ dày là một dạng rối loạn chức năng của dạ dày và thực quản. Vì vậy, bệnh lý này thường không gây ra tổn thương thực thể. Chỉ khi axit dạ dày trào ngược trong thời gian dài, niêm mạc thực quản và một số cơ quan khác (cuống họng, thanh quản, phổi, lưỡi,…) mới xuất hiện hiện tượng viêm/loét.

Để thuận lợi cho việc điều trị, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành nhiều mức độ khác nhau dựa vào tổn thương thực thể và các triệu chứng lâm sàng. Hiện nay, bệnh lý này được chia thành 5 cấp độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Tim Mạch Và Huyết Áp? Một Số Lưu Ý

Các mức độ của trào ngược dạ dày dựa trên thang phân loại Los Angeles
Các mức độ của trào ngược dạ dày dựa trên thang phân loại Los Angeles

Dưới đây là các mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

1. Trào ngược dạ dày độ 0

Trào ngược dạ dày độ 0 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, niêm mạc thực quản chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường và tần suất trào ngược axit thấp, không đáng kể.

Ở giai đoạn trào ngược dạ dày độ 0, tình trạng ợ hơi, ợ nóng và trớ thức ăn xảy ra không thường xuyên nên dễ nhầm lẫn với phản ứng sinh lý thông thường. Trong giai đoạn này, tình trạng trào ngược được xem là phản ứng sinh lý và không được chẩn đoán là bệnh GERD. Đối với trào ngược dạ dày độ 0, bệnh nhân có thể dễ dàng kiểm soát triệu chứng bằng cách thay đổi thói quen xấu và thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh.

2. Trào ngược dạ dày độ A

Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn bệnh mới phát với tổn thương thực thể và các triệu chứng lâm sàng có mức độ nhẹ. Cách phân chia bệnh theo mức độ A, B, C và D được dựa trên thang phân loại Los Angeles được công bố vào năm 1999. Cụ thể, bệnh trào ngược dạ dày độ A được chẩn đoán khi niêm mạc xuất hiện 1 vài vết trợt với chiều dài không quá 5mm.

Trào ngược dạ dày độ A đặc trưng bởi tình trạng ợ nóng, nóng rát thượng vị
Trào ngược dạ dày độ A đặc trưng bởi tình trạng ợ nóng, nóng rát thượng vị

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể nhận thấy rõ các triệu chứng điển hình như nóng rát thượng vị, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng và đau thắt ngực không do tim. Các triệu chứng bùng phát vài lần/ tuần và có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian nếu không được kiểm soát.

Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn nhẹ và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Thống kê cho thấy, hơn 90% bệnh nhân phát hiện bệnh trong giai đoạn này và đa phần đều có đáp ứng tốt với các phương pháp bảo tồn.

Báo Sức Khỏe Đời Sống: Bài thuốc VÀNG điều trị trào ngược dạ dày hơn 150 năm của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

3. Trào ngược dạ dày độ B

Trào ngược dạ dày độ B được xác định khi niêm mạc thực quản xuất hiện vài vết trợt với chiều dài quá 5mm và các vết trợt nằm rải rác dọc ống thực quản, không khu trú thành từng đám. So với mức độ A, trào ngược dạ dày mức độ B thường nặng hơn và xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân chủ quan, không tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Trong giai đoạn trào ngược dạ dày độ B, các triệu chứng như ợ nóng, đau dạ dày, trớ thức ăn, nóng rát thượng vị,… xuất hiện với tần suất thường xuyên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống và giấc ngủ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng khó nuốt, nghẹn vướng và đau rát khi nuốt do niêm mạc thực quản bị viêm loét nặng.

Trào ngược dạ dày độ B thường có mức độ nghiêm trọng hơn độ A
Trào ngược dạ dày độ B thường có mức độ nghiêm trọng hơn độ A

Ở giai đoạn này, điều trị thường mất nhiều thời gian hơn so với mức độ A (khoảng 10 – 14 tuần). Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân phải kết hợp nghiêm ngặt với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đảm bảo vết loét và xước ở thực quản được phục hồi hoàn toàn.

4. Trào ngược dạ dày độ C

Trào ngược dạ dày độ C được chẩn đoán khi các vết trợt nằm liền kề với chiều dài hơn 5mm nhưng không xảy ra ở toàn bộ chu vi thực quản (dưới 75% chu vi thực quản). Đây là giai đoạn chứng trào ngược đã tiến triển nặng với tổn thương thực thể và các triệu chứng lâm sàng có mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước.

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản độ C thường bị sụt cân, suy nhược, cơ thể mệt mỏi và uể oải do chứng trào ngược bùng phát thường xuyên – nhất là sau khi ăn và trong khi ngủ. Ở giai đoạn này, đa phần trường hợp đều bị suy yếu cơ vòng thực quản dưới không thể hồi phục. Do đó đối với chứng trào ngược dạ dày độ C, bác sĩ có thể xem xét thực hiện một số kỹ thuật nội soi hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? Chi Phí Ra Sao? Một Số Lưu Ý

5. Mức độ trào ngược dạ dày cấp độ D

Trào ngược dạ dày độ D thường xảy ra ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày lâu năm nhưng không tiến hành điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Theo ước tính, có khoảng 10% bệnh nhân chuyển biến sang giai đoạn này. Trào ngược dạ dày độ D gây ra nhiều vết xước và loét với phạm vi tổn thương lớn hơn 75% chu vi lòng thực quản.

Ở giai đoạn này, niêm mạc thực quản bị tổn thương sâu và có nguy cơ chảy máu (xuất huyết cao). Ngoài ra khi sinh thiết mô, đa phần bệnh nhân đều đã xuất hiện biến chứng Barrett thực quản (tình trạng các tế bào biểu mô của thực quản biến đổi bất thường về cấu trúc và tính chất).

Trào ngược dạ dày độ D thường gây ra biến chứng Barrett thực quản
Trào ngược dạ dày độ D thường gây ra biến chứng Barrett thực quản

Nếu không có hướng xử lý kịp thời, vùng niêm mạc thực quản bị tổn thương có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Trong giai đoạn này, điều trị bảo tồn cho kết quả rất hạn chế. Đa phần các trường hợp trào ngược dạ dày độ D đều phải can thiệp phẫu thuật để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng nặng nề khác.

Trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng khá điển hình. Tuy nhiên để xác định mức độ bệnh, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc đánh giá mức độ bệnh chủ yếu dựa vào tổn thương thực thể ở niêm mạc thực quản (sử dụng kỹ thuật nội soi). Tự xác định bệnh có thể gây ra tình trạng nhầm lẫn dẫn đến áp dụng các phương pháp điều trị không phù hợp.

TÌM HIỂU NGAY: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? Danh Sách 18 Địa Chỉ Uy Tín Dành Cho Bạn

Những lầm tưởng về các mức độ trào ngược dạ dày

Hiện nay, có 2 lầm tưởng phổ biến về cách xác định mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà nhiều người đang mắc phải. Cụ thể là:

Mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tần suất trào ngược

Trong nhiều tài liệu có cho rằng, trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ có tần suất bị trào ngược dưới 2 lần/tuần. Còn đối với trào ngược dạ dày nặng sẽ có tần suất trên 2 lần/tuần. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi vẫn có rất nhiều người bệnh ít khi bị trào ngược, thế nhưng niêm mạc thực quản của họ lại bị tổn thương nghiêm trọng do viêm hoặc lở loét gây ra.

Mức độ nặng hay nhẹ là do số triệu chứng

Như chúng ta đã cùng tìm hiểu ở trên, thì các triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày thực quản đó là: Ợ chua, ợ hơi, trào ngược acid dịch vị, đau, khó chịu và nóng rát vùng thượng vị, bị vướng khi nuốt. Ngoài ra còn một số biểu hiện ở bên ngoài thực quản như: Ho mãn tính, hen suyễn, miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường, buồn nôn, khàn tiếng, hôi miệng…

Những lầm tưởng về các mức độ trào ngược dạ dày
Những lầm tưởng về các mức độ trào ngược dạ dày

Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng khi họ mắc càng nhiều triệu chứng trên thì bệnh càng ở giai đoạn nặng. Đây cũng là một quan niệm sai lầm nữa mà bạn nên loại bỏ. Bởi sự thật là, có thể bạn đang mắc phải hầu hết các triệu chứng kể trên, tuy nhiên niêm mạc thực quản vẫn chưa bị tổn thương nhiều. Tức là bệnh trào ngược dạ dày vẫn đang ở mức độ nhẹ, chưa chuyển biến quá phức tạp.

Ngược lại, có không ít trường hợp bạn chỉ gặp phải một vài triệu chứng điển hình. Thế nhưng thực tế diện tích và mức độ tổn thương, bị phá hủy của lớp niêm mạc thực quản lại lớn, nghiêm trọng, thì lúc này chứng trào ngược thực quản đang ở mức độ nặng.

Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Nên điều trị trào ngược dạ dày từ cấp độ mấy?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Thực tế, bệnh lý này có thể kiểm soát hoàn toàn bằng các biện pháp bảo tồn nếu phát hiện và điều trị sớm. Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày độ A là “giai đoạn vàng” thích hợp cho việc điều trị. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh có thể thuyên giảm chỉ sau 4 – 10 tuần.

Trong khi đó ở những giai đoạn sau, quá trình điều trị có thể kéo dài từ 12 – 14 tuần hoặc hơn. Đối với bệnh nhân bị trào ngược độ C và D, mức độ tổn thương nặng và phạm vi ảnh hưởng rộng nên điều trị bảo tồn không có đáp ứng tốt như những giai đoạn đầu. Vì vậy ở các giai đoạn này, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật và thực hiện một số kỹ thuật nội soi.

Nên điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn đầu
Nên điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn đầu

Tương tự như cao huyết áp, trào ngược dạ dày thực quản cũng được xem là một bệnh mãn tính. Tức nó có thể kiểm soát được tuy nhiên lại không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc được. Đối với những người có các triệu chứng nghiêm trọng hay tổn thương nặng tại vùng thực quản, hoặc bệnh tái trở lại sau khi ngưng dùng thuốc, thường được bác sĩ chỉ định điều trị liên tục nhằm giảm các triệu chứng cũng như kiểm soát bệnh. Quá trình điều trị liên tục này được gọi là điều trị duy trì.

Đối với những người đang ở giai đoạn nhẹ  và trung bình thì bước đầu điều trị là thay đổi lối sống. Bác sĩ sẽ đề nghị một số thay đổi phù hợp dựa trên nhiều yếu tố trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Qua đó giúp làm nhẹ dần đi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng kèm một số loại thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với những người bị trào ngược dạ dày thực quản từ trung bình cho đến nặng, thường sẽ được điều trị liên tục trong khoảng 6 – 12 tuần, hoặc có thể lâu hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cũng như mức độ tổn thương tại thực quản của người bệnh.

Trào ngược dạ dày ra máu do mắc bệnh xuất huyết dạ dày

Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến những hậu quả như: đau thắt thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, hôi miệng, viêm họng,… gây đau đớn kéo dài. Trên thị trường có rất nhiều phương pháp chữa trào ngược dạ dày. Nếu bạn muốn lựa chọn phương pháp an toàn, hiệu quả lâu dài. Thì bài thuốc đông y chữa dạ dày dưới đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Hãy tham khảo bài thuốc đã chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. 

BẠN CÓ BIẾT: Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Họng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe