Bị xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Bởi dùng thuốc là một trong những phương pháp có thể cầm máu, làm lành vết loét ở niêm mạc và giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.  Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những loại thuốc xuất huyết dạ dày hiệu quả, tốt nhất hiện nay.

Bị xuất huyết dạ dày uống thuốc gì
Bị xuất huyết dạ dày uống thuốc gì?

Top 7 thuốc xuất huyết dạ dày tốt nhất

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng máu chảy ra từ niêm mạc dạ dày. Tình trạng này thường là biến chứng của một số bệnh lý ở dạ dày như loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, ung thư hoặc polyp dạ dày. Chảy máu dạ dày điển hình qua 2 triệu chứng là đại tiện ra phân đen và nôn ra máu hoặc bã nôn có màu nâu đỏ/ bã cà phê.

Xuất huyết dạ dày là tình trạng cần được cấp cứu và xử trí sớm. Bởi hiện tượng xuất huyết ở cơ quan này không thể tự cầm như xuất huyết tiêu hóa dưới. Nguyên nhân là do dạ dày có cơ chế tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Dịch vị còn có thể tác động lên vết loét khiến hiện tượng chảy máu kéo dài hoặc thậm chí tiến triển nặng, ồ ạt.

Sau khi đánh giá lâm sàng, bệnh nhân sẽ được bù dịch và truyền máu (nếu cần thiết) để cân bằng điện giải và bồi hoàn thể tích máu thất thoát. Kế tiếp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc để cầm máu và làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày. Loại thuốc được dùng trong điều trị xuất huyết dạ dày phụ thuộc vào mức độ xuất huyết và nguyên nhân cụ thể.

Dưới đây là một số loại thuốc được dùng cho bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết dạ dày:

1. Thuốc co mạch dạng tiêm (Adrenalin)

Thuốc co mạch là nhóm thuốc có tác dụng co thắt tế bào cơ trơn của thành mạch khiến mạch máu co lại, tốc độ tuần hoàn máu giảm và tăng áp lực lên thành mạch (tăng huyết áp). Nhóm thuốc này được ứng dụng trong nhiều trường hợp như xử trí sốc phản vệ, hạ huyết áp, giảm phù nề do các bệnh viêm cấp – mãn tính và cầm máu.

Bị xuất huyết dạ dày uống thuốc gì
Thuốc co mạch dạng tiêm được tiêm hoặc bơm vào dạ dày để cầm máu

Với tác dụng làm co mạch máu, thuốc co mạch có thể được sử dụng ở dạng tiêm nhằm cầm máu và hạn chế lượng máu thất thoát ở bệnh nhân chảy máu dạ dày. Trong đó, loại thuốc được dùng phổ biến nhất là Adrenalin. Thuốc được tiêm hoặc bơm trực tiếp lên vùng niêm mạc bị viêm loét, xuất huyết để tăng thời gian đông máu, tránh tình trạng bệnh nhân mất máu quá nhiều gây hạ huyết áp, choáng hoặc thậm chí là tử vong.

Thuốc co mạch dạng tiêm chủ yếu được dùng đối với bệnh nhân bị chảy máu dạ dày vừa đến nặng. Đối với những bệnh nhân chảy máu nhẹ, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc dạng uống và theo dõi tại bệnh nhân cho đến khi máu được cầm hoàn toàn.

2. Transamin – Thuốc cầm máu điều trị xuất huyết dạ dày

Transamin (Acid tranexamic) là thuốc có tác dụng cầm máu được sử dụng để điều trị xuất huyết dạ dày và một số dạng xuất huyết đường tiêu hóa khác. Thuốc có tác dụng phân hủy fibrin – yếu tố gây pháhủy các tác nhân đông máu và ức chế kết tụ tiểu cầu. Ngoài ra, Transamin còn có tác dụng giảm viêm bằng cách giảm tính thấm thành mạch, đồng thời ức chế các chất gây viêm như bradykinine và carragenine.

Bị xuất huyết dạ dày uống thuốc gì
Transamin – Thuốc cầm máu điều trị xuất huyết dạ dày

Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày nhẹ hoặc dùng sau khi nội soi cầm máu để máu đông hoàn toàn. Tuy nhiên, Transamin không được dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng, quá mẫn với thuốc, suy thận nặng hoặc đang mắc các bệnh huyết khối như nhồi máu cơ tim, huyết khối não và viêm tĩnh mạch huyết khối.

Trong thời gian sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, nổi mề đay, tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, chán ăn,…

Xem thêm: Top 10 mẹo trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả nhất

3. Vitamin K hỗ trợ cầm máu

Vitamin K là một trong những loại vitamin tan trong dầu. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong sản xuất các yếu tố đông máu. Thiếu vitamin K được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày và các dạng xuất huyết khác.

Do đó trong trường hợp xuất huyết dạ dày có liên quan đến thiếu hụt loại vitamin này, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng viên uống/ tiêm vitamin K. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tăng cường bổ sung thực phẩm chứa vitamin K để đẩy nhanh tốc độ cầm máu và giảm nguy cơ tái phát tình trạng xuất huyết.

Trong thời gian dùng vitamin K để điều trị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mề đay mẩn ngứa, phát ban, tiêu chảy, táo bón và chán ăn. Tuy nhiên, đa phần các tác dụng phụ do nhóm thuốc này đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi ngưng thuốc.

4. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Ngoài các loại thuốc có tác dụng cầm máu, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cần sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI). PPI là nhóm thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý ở dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison,… Tác dụng chính của nhóm thuốc này là ức chế tiết axit dạ dày có hồi phục.

Bị xuất huyết dạ dày uống thuốc gì
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp làm lành vết thương, ngăn xuất huyết tái phát

Axit dạ dày có vai trò tiêu hóa và làm mềm thức ăn. Tuy nhiên, tăng tiết axit quá mức lại là nguyên nhân gây suy giảm hàng rào bảo vệ và khiến niêm mạc viêm, loét. Đối với bệnh nhân xuất huyết dạ dày, dịch vị có thể kích thích lên vùng niêm mạc chảy máu khiến vết thương chậm lành hoặc có thể chảy máu trở lại. Do đó sau khi nội soi cầm máu, bệnh nhân cần dùng thuốc ức chế bơm proton.

PPI hoạt động bằng cách ức chế đặc hiệu bơm proton K+ H+ ATPase của tế bào thành dạ dày. Tế bào thành thường hoạt động trước và trong bữa ăn để tiết dịch vị nhằm làm mềm và tiêu hóa thức ăn. Do đó, thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng trước khi ăn khoảng 30 – 60 phút. Ngoài ra, cần tránh dùng thuốc đồng thời với các loại thuốc kháng tiết khác để đảm bảo hiệu quả chống tiết axit dạ dày.

Đọc ngay: Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không?

5. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị xuất huyết dạ dày và các bệnh lý về dạ dày, thực quản thường gặp khác. Tác dụng chính của nhóm thuốc là tăng chất nhầy (hàng rào bảo vệ niêm mạc), từ đó ngăn chặn tác động của pepsin và HCl trong dịch vị lên tế bào biểu mô của dạ dày.

Bị xuất huyết dạ dày uống thuốc gì
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể được dùng cho người bị xuất huyết tiêu hóa

Với tác dụng này, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được sử dụng để bảo vệ ổ loét và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết tái phát. Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một trong những nhóm thuốc sau:

  • Misoprostol: Là một prostaglandin tổng hợp có tác dụng tăng lưu lượng máu đến dạ dày và kích thích bài tiết các chất tạo thành màng nhầy bảo vệ niêm mạc như bicarbonate, mucin. Với tác dụng tổng hợp prostaglanin, thuốc Misoprostol thường được dùng để phòng ngừa loét ở bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid (thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin ở dạ dày).
  • Rebamipide: Rebamipide thường được dùng để điều trị các bệnh lý gây tổn thương niêm mạc dạ dày (phù nề, đỏ, loét, chảy máu). Ngoài tác dụng bảo vệ dạ dày, thuốc còn có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục của Shh – chất có vai trò tăng sản sinh các tế bào biểu mô. Nhờ vậy, vết thương ở dạ dày sẽ nhanh chóng phục hồi và ngưng chảy máu.
  • Sucralfate: Sucralfate là một trong những nhóm thuốc bảo vệ dạ dày được dùng cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Thuốc có tác dụng tạo ra phức hợp các chất như fibrinogen và albumin. Sau đó, các chất này kết dính với ổ loét tạo thành lớp màng ngăn cản tác dụng của dịch mật, pepsin và HCl. Ngoài ra, Sucralfate còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tăng sản xuất dịch nhầy và tổng hợp prostaglandin.

Đa phần các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày đều tương đối an toàn ở liều điều trị. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng nhóm thuốc này là táo bón, tiêu chảy, khô miệng và đầy hơi. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều có thể thuyên giảm ngay sau khi ngưng thuốc.

6. Thuốc trung hòa axit (antacid)

Thuốc trung hòa axit (antacid) cũng có thể được sử dụng để điều trị xuất huyết dạ dày. Thuốc thường được dùng với thuốc cầm máu và PPI (thuốc ức chế bơm proton) trong một số trường hợp cần thiết. Antacid có tác dụng trung hòa dịch vị nhanh và tác dụng ngắn (khoảng 3 giờ đồng hồ). Với khả năng tăng độ pH của dịch vị, thuốc trung hòa axit có tác dụng giảm đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng khó chịu do vết loét ở dạ dày gây ra.

Tuy nhiên, thuốc trung hòa axit có thể làm thay đổi sinh khả dụng của các loại thuốc điều trị. Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần dùng antacid cách các nhóm thuốc khác ít nhất 2 giờ đồng hồ.

7. Thuốc làm dài thời gian đông máu

Thuốc giúp kéo dài thời gian đông máu (Hemocaprol)  được sử dụng khá phổ biến cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, trong trường hợp tại vị trí xuất huyết đã hình thành nên các cục máu đông. Khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ gây ức chế quá trình chuyển đổi plasminogen thành plasmin, qua đó giúp cho cục máu đông dần tan ra và tránh tình trạng chảy máu trở lại. Nhờ đó làm giảm mức độ của bệnh, ngăn chặn các trường hợp nguy hiểm do dạ dày mất quá nhiều máu.

Thuốc làm dài thời gian đông máu
Thuốc làm dài thời gian đông máu

Thuốc Hemocaprol có liều dùng ống 10mg, tương đương với khoảng 2gr axit epsilonaminocaproic. Ngoài  khả năng ức chế plasminogen, thuốc còn làm tiêu fibrin, plasmin để giảm. giúp làm tan cục máu đông nhanh, trong khoảng 4 đến 6 giờ đồng hồ. Người bệnh chỉ nên sử dụng 1 ống tiêm trong vòng 3 – 4 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh Hemocaprol thì bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm cho người bệnh sử dụng cùng Ethamsylat, Calci clorid, Acid tranexamic… nhằm tăng độ bền của mao mạch và ngăn cho việc xuất huyết lại tái phát.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày

Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến. Mục tiêu của biện pháp này là cầm máu, làm lành vết loét và cải thiện triệu chứng. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra không ít rủi ro và tác dụng ngoại ý.

Bị xuất huyết dạ dày uống thuốc gì
Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân nên tránh dùng rượu và thuốc lá

Do đó khi dùng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám, nội soi và chẩn đoán mức độ xuất huyết dạ dày. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi phát hiện các triệu chứng xuất huyết mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ về tất cả tiền sử dị ứng và những bệnh lý của cơ thể để được cân nhắc chỉ định dùng các loại thuốc thích hợp.
  • Tuân thủ đúng theo liều lượng được chỉ định, nếu trong 24 giờ đầu tiên sau khi dùng thuốc mà tình trạng chảy máu vẫn tiếp diễn, bác sĩ sẽ ngưng điều trị nội khoa và buộc phải phẫu thuật. Còn trong trường hợp người bệnh đáp ứng được với thuốc thì cần duy trì biện pháp bảo tồn trong thời gian dài để phục hồi lại lớp niêm mạc bị loét và tĩnh mạch bị vỡ.
  • Một số loại thuốc điều trị có thể làm giảm huyết áp và gây ảnh hưởng tới mức độ tập trung. Do vậy trong thời gian điều trị người bện nên hạn chế lái xe, làm các công việc đòi hỏi sự tập trung cao hay đưa ra các quyết định quan trọng.
  • Cần phối hợp giữa việc dùng thuốc điều trị và có chế độ chăm sóc, ăn uống hợp lý, nhằm đẩy nhanh hiệu quả và thời gian điều trị.
  • Cần chủ động báo tình hình với bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu quá mẫn cảm với thuốc. Đặc biệt nếu hay bị nôn mửa sau khi uống thuốc thì có thể yêu cầu được phối hợp cùng thuốc chống nôn hoặc chuyển qua các dạng thuốc dạng tiêm, truyền.
  • Trong thời gian điều trị xuất huyết dạ dày nên tránh tuyệt đối việc sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…

Bài viết đã tổng hợp thông tin giải đáp các loại thuốc xuất huyết dạ dày tốt nhất hiện nay và đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo quá trình điều trị mang lại kết quả tối ưu.

THAM KHẢO: Thực hư hiệu quả điều trị bệnh dạ dày của bài thuốc Đỗ Minh Đường

Câu hỏi liên quan

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe