Nắm bắt vấn đề “Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì?” là cơ sở để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ hồi phục vết loét và nâng cao thể trạng. Ngoài ra khi bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn uống, bệnh nhân cần chú ý cách chế biến và một số vấn đề quan trọng khác. 

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên phổ biến nhất, xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch ở niêm mạc dạ dày (có thể xảy ra ở tâm vị, môn vị, hang vị, bờ cong nhỏ dạ dày,…). Chảy máu dạ dày thường là biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (do xơ gan), ung thư hoặc polyp dạ dày.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dạ dày (nôn ra máu, đau vùng thượng vị dữ dội, đại tiện ra phân đen,…), bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời. Tùy theo mức độ chảy máu, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đông máu, nội soi cầm máu hoặc phẫu thuật. Kết hợp với bù dịch và truyền máu trong trường hợp cần thiết.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì?

Nguyên tắc ăn uống cho trường hợp bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng tĩnh mạch tại dạ dày bị vỡ ra và gây chảy máu. Đây cũng là một biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày hay sử dụng corticoid hoặc thuốc chống viêm không steroid trong một thời gian dài. 

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nghiêm trọng cần cấp cứu kịp thời để hạn chế tình trạng chảy máu ồ ạt gây tử vong. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thuốc, có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để tránh gây kích thích cho niêm mạc tiêu hóa và thúc đẩy quá trình phục hồi những tổn thương.

Chính vì thế mà việc ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp hỗ trợ chữa bệnh cũng như giúp bệnh nhân có thêm sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh hơn. Chế độ ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày cần phải đảm bảo một số yếu tố sau đây:

  • Nên cân bằng các thành phần dưỡng chất trong từng bữa ăn để nâng cao miễn dịch và thể trạng, hỗ trợ tái tạo niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương.
  • Thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, người bệnh có thể chia nhỏ thành 4 – 6 bữa. Bên cạnh đó, giữa các bữa ăn có thể thêm một số món ăn nhẹ tốt cho đường ruột như bánh mì trắng, sữa chua, bánh quy ít ngọt.
  • Cần chế biến các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng và nêm nếm ít gia vị, dầu mỡ. Không nên ăn các thực phẩm hay đồ ăn chế biến sẵn vì lúc này dạ dày rất nhạy cảm với những chất bảo quản có trong những sản phẩm này. 
  • Cần ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát trước khi đưa chúng xuống thực quản và dạ dày. Bởi điều này sẽ làm giảm áp lực lên dạ dày và giúp dạ dày có thể đẩy nhanh tốc độ chữa lành các tổn thương.
  • Tuyệt đối không ăn trước khi ngủ, không ăn quá no hay để bụng quá đói khiến dạ dày bị đau. Người bệnh cũng không nên vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong ít nhất trong 30 phút.
  • Hãy uống nhiều nước để có thể trung hòa acid dịch vị dạ dày cũng như hỗ trợ ngăn ngừa vết loét lan rộng hơn.
  • Chú ý không ăn đồ ăn sống, chưa được chế biến kỹ. Hãy thực hiện ăn chín uống sôi để tránh tình trạng nhiễm khuẩn tại dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Một số loại sữa dành cho người xuất huyết dạ dày nên biết

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì tốt?

Sau khoảng vài giờ đến vài ngày, bệnh nhân có thể ăn uống trở lại khi có sự cho phép của bác sĩ. Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ phục hồi của vùng niêm mạc bị chảy máu. Do đó ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong thời gian này.

Rau xanh là nhóm thực phẩm tốt cho người mắc các bệnh lý về dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau xanh giúp trung hòa dịch vị và giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để niêm mạc phục hồi và tái tạo hoàn toàn.

Dưới đây là các loại rau xanh tốt cho người bị xuất huyết dạ dày:

1. Rau mồng tơi tốt cho người chảy máu dạ dày

Mồng tơi là loại rau ăn quen thuộc với người Việt, được sử dụng trong các món xào, canh và luộc/ hấp. Không chỉ là loại rau thông thường, mồng tơi còn là vị thuốc quý. Theo quan niêm của y học cổ truyền, loại rau này có vị chua ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng và thông tiện. Do đó, các món ăn từ mồng tơi thường được dùng để làm mát cơ thể vào những ngày nắng nóng và điều trị – phòng ngừa chứng táo bón.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Canh mồng tơi là món ăn rất tốt cho người bị xuất huyết dạ dày và người mắc các bệnh lý tiêu hóa khác

Với khả năng nhuận tràng, rau mồng tơi có thể phục hồi chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị chảy máu dạ dày. Ngoài ra, chất xơ trong loại rau này còn giúp hấp thu dịch vị dư thừa, giảm kích thích lên vết loét và tạo điều kiện thuận lợi để niêm mạc hồi phục hoàn toàn.

Khác với những loại rau thông thường, rau mồng tơi có chất nhầy tự nhiên. Chất nhầy có vai trò như màng đệm bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của dịch vị và thức ăn. Ngoài chất xơ, loại rau này còn cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa dạng như Polysaccharide, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin PP, canxi, sắt, đạm, folate,…

Đọc  thêm: Người Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Nhất?

2. Rau dền

Tương tự như mồng tơi, rau dền cũng là loại rau xanh có mặt thường xuyên trong bữa ăn của người Việt. Đây là loại rau dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng nên rất thích hợp cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày. Theo y học cổ truyền, rau dền có vị ngọt, tính mát, làm dụng sát trùng, lợi tiểu và làm mát máu.

Vào mùa hè, các món ăn từ rau dền (rau dền luộc, canh rau dền,…) được dùng để bổ sung dinh dưỡng và làm mát cơ thể, phòng tránh chứng nóng trong và táo bón. Vì vậy, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cũng có thể thêm rau dền vào chế độ dinh dưỡng để điều hòa chức năng tiêu hóa và giảm áp lực lên ổ viêm loét ở dạ dày.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Rau dền dễ tiêu hóa và chứa hàm lượng sắt cao nên rất thích hợp với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày

Đặc biệt, rau dền đỏ chứa hàm lượng sắt rất cao. Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu – một trong ba tế bào máu. Hồng cầu là tế bào dự trữ oxy và chất dinh dưỡng để nuôi tất cả các mô trong cơ thể. Khi bị xuất huyết dạ dày, lượng máu sẽ thất thoát đáng kể. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung các món ăn từ loại rau này để cải thiện sức khỏe và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

3. Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau lang

Rau lang là một trong những loại rau tốt cho người mắc các bệnh lý tiêu hóa nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng. Rau lang có vị ngọt, tính mát, mềm, dễ ăn và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo Đông y, rau lang là loại rau không chứa độc, tốt cho sức khỏe, thị lực và làn da.

Rau lang là thực phẩm chứa ít calo (khoảng 22calo/ 100g) nhưng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như protein, tinh bột, vitamin BB, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi,… Bổ sung rau lang vào chế độ ăn giúp phục hồi sức khỏe sau khi chảy máu dạ dày và ổn định chức năng tiêu hóa, tránh táo bón.

Ngoài ra, rau lang còn chứa hợp chất thực vật beta cryptoxanthin có tác dụng chống oxy mạnh. Nhờ đó, rau lang có thể giảm mức độ viêm và sung huyết ở niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện lý tưởng để ổ viêm loét phục hồi và tái tạo hoàn toàn.

4. Cải thìa

Cài thìa là loại rau ăn tốt cho sức khỏe và được sử dụng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Tương tự như các loại rau khác, cải thìa có tác dụng nhuận tràng, giải độc và thanh nhiệt. Vì vậy, thêm các món ăn từ loại rau này vào chế độ ăn hằng ngày có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, tránh táo bón và đầy hơi sau khi điều trị.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Cải thìa – Loại rau tốt cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày

Ngoài những thành phần dinh dưỡng thông thường, cải thìa còn chứa selen – khoáng chất có tác dụng giải độc, chống viêm và ngăn ngừa sự phát triển của các khối u. Bên cạnh đó, loại rau này có chứa vitamin K và sắt với hàm lượng cao. Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo máu, trong khi đó vitamin K là thành phần thiếu yếu trong quá trình sản sinh các yếu tố đông máu.

Có thể bạn cần: Xuất huyết dạ dày ăn hoa quả gì để tốt cho sức khỏe

5. Bông cải – Loại rau tốt cho người xuất huyết dạ dày

Đa phần các loại rau xanh đều chứa calo và protein thấp. Protein (đạm) là thành phần cần thiết để tái tạo và làm lành ổ viêm loét. Do đó, bệnh nhân bị chảy máu dạ dày nên bổ sung các loại rau chứa nhiều protein, chẳng hạn như bông cải xanh.

So với các loại rau thông thường, bông cải xanh chứa lượng protein cao hơn nên có thể kích thích tổng hợp collagen – một loại protein đặc biệt có tác dụng tái tạo vết thương ở da, sụn và niêm mạc. Bên cạnh chất đạm, loại rau này cũng là nguồn cung cấp vitamin C, A, chất xơ, chất béo, selen, phốt pho,… dồi dào cho cơ thể.

Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như glucoraphanin, zeaxanthin, kaempferol, lutein, vitamin C,… Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong loại rau này có khả năng vô hiệu hóa tác động của gốc tự do đối với các tế bào của cơ thể. Đồng thời hỗ trợ chống viêm và ngăn ngừa vết loét ở niêm mạc dạ dày lan rộng.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Bông cải cung cấp chất xơ cùng với nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Nhìn chung, hầu hết các loại rau đều tốt cho đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh những loại rau có thể gây đầy hơi như cải xoăn, cải thảo, đậu lăng,…

6. Bắp cải hỗ trợ cầm máu cho người xuất huyết dạ dày

Trong bắp cải có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như: Vitamin C, B1, B3, B6, vitamin K cùng các loại protein, sắt, folate, canxi, magie, photpho, kali,…

Được biết, lượng vitamin có trong thành phần bắp cải còn được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với những loại rau củ mà mọi người đã biết như cà rốt hay khoai tây,… Khi ăn bắp cải, các bạn nên ăn cả lá cải xanh và lá cải trắng. Bởi trong lá cải trắng có chứa hàm lượng chất sắt rất cao, còn lá bắp cải xanh có chứa nhiều vitamin A rất tốt cho sức khỏe người bệnh.

Trong Đông Y bắp cải có vị ngọt, tính hàn có tác dụng giải nhiệt, giải độc, làm mát phổi, bổ máu, cầm máu và cực kỳ lợi tiểu,… Hơn nữa trong thành ohaanf bắp cải còn có chứa chất chống viêm loét là vitamin U. Do vậy chúng có thể giúp chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày hay viêm đại tràng. 

Bắp cải cũng được biết đến là một loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn hàng ngày. Bạn có thể nấu thành các món ăn hoặc ép lấy nước để uống mỗi ngày đều rất tốt. 

Bắp cải hỗ trợ cầm máu cho người xuất huyết dạ dày
Bắp cải hỗ trợ cầm máu cho người xuất huyết dạ dày

Ngoài một số loại rau xanh tốt cho người bị xuất huyết dạ dày các bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại rau củ quả khác như: Bí đỏ, khoai tây, đu đủ, chuối,… Nhóm các loại rau xanh và hoa quả tươi có chứa nhiều chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất lại giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng chảy máu dạ dày. Vậy nên người bệnh bị xuất huyết dạ dày có thể sử dụng thường xuyên. 

Xem ngay: Xuất Huyết Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý

Lưu ý khi bổ sung rau vào chế độ ăn của người xuất huyết dạ dày

Rau xanh là loại thực phẩm lành mạnh được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bổ sung nên chú ý một số vấn đề để đảm bảo dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn và tránh các tác dụng không mong muốn.

Một số lưu ý khi bổ sung rau xanh vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân bị chảy máu dạ dày:

1. Lựa chọn rau sạch

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng rau xanh là nhóm thực phẩm dễ bị nhiễm bẩn do trồng ở nguồn đất và nước ô nhiễm. Hiện nay, nhiều nơi còn sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đảm bảo để kích thích rau mọc nhanh nhằm nâng cao lợi nhuận.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Để đảm bảo an toàn, cần lựa rau xanh có nguồn gốc rõ ràng, không nhiễm thuốc trừ sâu và kim loại nặng

Rau xanh nhiễm bẩn và chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên lựa chọn các loại rau sạch, được trồng hữu cơ và đã được kiểm định về chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

2. Ăn chín uống sôi

Rau xanh thường được dùng sống để đảm bảo hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, dùng rau sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe như nhiễm giun sán, virus và ký sinh trùng. Với những người bị chảy máu và viêm loét dạ dày, các tác nhân nhiễm trùng có trong thực phẩm sống có thể xâm nhập vào vết loét khiến vết loét chậm lành hoặc thậm chí là tái phát hiện tượng chảy máu.

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên ăn chín uống sôi để tránh viêm nhiễm vết loét

Do đó, bệnh nhân bị chảy máu dạ dày nên nấu chín rau xanh để tránh tình trạng nói trên. Ngoài ra, ăn chín uống sôi còn giúp phòng ngừa các bệnh lý đường ruột như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng,…

3. Cách chế biến

Sau khi bị cầm máu, bệnh nhân xuất huyết dạ dày chỉ được dùng sữa lạnh. Sau đó, có thể bắt đầu dùng các món ăn mềm, nguội, ít gia vị để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Vì vậy khi chế biến rau xanh, nên ưu tiên luộc, hấp, nấu canh hoặc súp, đồng thời nên giảm lượng gia vị và tránh dùng các loại gia vị cay như tiêu, ớt, tỏi, mù tạt,…

Hạn chế dùng rau xào, nướng và các món ăn phải dùng nhiều gia vị. Dầu mỡ và gia vị có thể kích thích lên vết loét ở niêm mạc dạ dày, từ đó khiến vị trí chảy máu chậm lành và có nguy cơ tái phát tình trạng xuất huyết. Hơn nữa, các món ăn chiên xào, nướng còn khó tiêu hóa, dễ gây đau vùng thượng vị, đầy hơi và chướng bụng.

4. Một số lưu ý khác

Ngoài những vấn đề trên, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề khi bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày:

Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì
Cần kết hợp rau xanh với một số nhóm thực phẩm lành mạnh khác để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Cần ngâm rửa rau với nước muối pha loãng từ 15 – 20 phút. Sau đó, rửa lại thêm 3 – 4 lần với nước để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn.
  • Các chất dinh dưỡng trong rau xanh rất dễ thất thoát. Do đó, bệnh nhân chỉ nấu đến khi rau chín vừa, không nấu quá nhừ khiến rau nát và giảm hàm lượng vitamin, khoáng chất vốn có.
  • Khi chế biến, nên kết hợp rau cùng với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, các loại củ, thịt bằm, cá, cua đồng, tép,… để bổ sung đạm, khoáng chất và vitamin cần thiết.
  • Bổ sung rau xanh vừa phải, tránh ăn quá nhiều rau gây đầy hơi và chướng bụng.
  • Cần chú ý ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Nếu không điều chỉnh thói quen ăn uống, vết loét có thể tiến triển nặng và chậm phục hồi hơn so với bình thường.

Nên biết: Xuất Huyết Dạ Dày Có Phải Truyền Máu Không?

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị xuất huyết dạ dày nên ăn rau gì?”. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể dễ dàng xây dựng thực đơn ăn uống để đẩy nhanh tiến độ hồi phục sau điều trị. Đồng thời nâng đỡ thể trạng và cải thiện hoạt động tiêu hóa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe