Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Căn nguyên của bệnh đa phần có liên quan đến tình trạng ăn uống và sinh hoạt kém điều độ. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. Cần nắm rõ “Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?” để có sự điều chỉnh hợp lý.

viêm loét dạ dày nên ăn gì
Cần nắm rõ bị viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh đường tiêu hóa nhiều người mắc phải. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày không được điều trị kịp thời và dẫn tới viêm loét. Bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra phổ biến ở những người có thói quen ăn uống bừa bãi, nghiện rượu bia, stress kéo dài hay lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm… Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh được khuyến cáo là cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh.

Việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày. Từ đó tạo điều kiện chữa lành tổn thương niêm mạc và rút ngắn thời gian điều trị. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn lành mạnh còn làm giảm các triệu chứng nóng rát thượng vị, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu…

Trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể:

Tình trạng buồn nôn, nôn ói sau khi ăn do viêm loét dạ dày gây ra sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán ăn và ăn uống kém. Thói quen này dễ khiến cơ thể bị suy nhược. Hơn nữa còn khiến dạ dày tăng tiết acid và kích thích tình trạng viêm loét tiến tiến nặng. Do đó, người bệnh cần ăn uống điều độ, cố gắng cung cấp đủ 2000 – 2500 kcal/ ngày cho cơ thể.

  • Thay đổi một số thói quen xấu trong ăn uống:

Người bệnh viêm loét dạ dày nên thay đổi một số thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Điển hình như ăn quá nhanh, thường xuyên bỏ bữa, ăn sát giờ ngủ, nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn…

  • Chia nhỏ bữa ăn:

Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp làm giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Từ đó hạn chế kích thích lên ổ viêm loét. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng… Người bệnh nên ăn khoảng 4 – 5 bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

  • Ưu tiên dùng đồ ăn dễ tiêu hóa:

Tốt nhất nên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu. Ví dụ như ngũ cốc, rau xanh, trứng, cá… Điều này giúp làm giảm áp lực lên dạ dày. Đồng thời tránh kích thích lên ổ viêm loét và hạn chế dạ dày tăng tiết acid. Hơn nữa các nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe.

Đồ ăn dễ tiêu và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Đồ ăn dễ tiêu và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
  • Ăn chín uống sôi:

Người bị viêm loét dạ dày thường có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cao. Chính vì vậy, khi ăn uống cần chế biến đồ ăn chín hoàn toàn để tiêu diệt hết vi khuẩn, virus, nấm men và ký sinh trùng có trong thực phẩm.

  • Tránh tiêu thụ một số loại đồ ăn thức uống:

Việc kiêng cữ một số loại thực phẩm và đồ uống sẽ hỗ trợ ngăn chặn mức độ tiến triển của các ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Đồng thời hạn chế tần suất cũng như mức độ của các triệu chứng. Hơn nữa còn đảm bảo hiệu quả cho quá trình điều trị.

Thực tế ghi nhận, những người có chế độ ăn uống lành mạnh thường đáp ứng tốt với việc điều trị. Các triệu chứng sẽ được kiểm soát tốt hơn và tình trạng viêm loét dạ dày có tiến triển tích cực. Ngược lại, nếu duy trì chế độ ăn thiếu lành mạnh thì niêm mạc dạ dày có thể bị loét sâu và làm phát sinh các biến chứng.

Xem thêm: 6 Biến Chứng Của Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Nên Chú Ý

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì là thắc mắc thường gặp. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn. Ví dụ như rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu acid béo lành mạnh…

Các loại thực phẩm này ngoài cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào thì còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Đồng thời làm giảm áp lực cho dạ dày và thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương niêm mạc.

1. Người bị viêm loét dạ dày nên bổ sung rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm đặc biệt hữu ích với những người bị viêm loét dạ dày. Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất trong rau xanh rất dồi dào. Chúng sẽ giúp trung hòa dịch vị, hỗ trợ chữa lành tổn thương niêm mạc. Đồng thời ngăn ngừa táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, thường xuyên bổ sung rau xanh vào chế độ ăn còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày. Điển hình như đau dạ dày, nóng rát thượng vị, khó tiêu, đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém…

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh không thể thiếu trong chế độ ăn của người bị viêm loét dạ dày

Một số loại rau xanh tốt cho người bị viêm loét dạ dày bao gồm: Rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, bắp cải, súp lơ, rau lang… Khi dùng rau xanh cần chú ý ngâm rửa với nước muối loãng cho sạch và nấu chín hoàn toàn.

2. Nên ăn sữa chua khi bị viêm loét dạ dày

Sữa chua không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất và năng lượng mà còn chứa một lượng lớn lợi khuẩn. Các lợi khuẩn từ sữa chua sẽ giúp ức chế hại khuẩn trong dạ dày và đường ruột. Hơn nữa còn hạn chế dạ dày tăng tiết acid quá mức và cải thiện hoạt động tiêu hóa.

Ngoài ra, thường xuyên ăn sữa chua còn giúp kích thích vị giác và làm giảm cảm giác chán ăn. Với hàm lượng dưỡng chất đa dạng, ăn sữa chua còn giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện thể trạng và làm giảm tình trạng suy nhược.

Tuy nhiên, trong sữa chua có chứa một lượng nhỏ acid nên người bệnh cần tránh ăn khi bụng đói. Để hấp thu tối đa lợi khuẩn và dưỡng chất từ sữa chua, nên dùng sau bữa ăn khoảng từ 30 – 60 phút.

3. Thực phẩm giàu tinh bột

Các loại thực phẩm giàu tinh bột sẽ giúp thấm hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày. Từ đó làm giảm các triệu chứng đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ nóng và trào ngược. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tiêu thụ các thực phẩm giàu tinh bột còn giúp tạo lớp màng bao phủ. Điều này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Đồng thời ngăn chặn quá trình xâm lấn của acid dịch vị.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, gạo, khoai tây, bánh mì… còn cung cấp nguồn năng lượng và dưỡng chất dồi dào. Thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi và sút cân do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.

Tìm hiểu thêm: Nghệ Mật Ong Cải Thiện Viêm Loét Dạ Dày Có Tốt Không, Dùng Thế Nào?

4. Các loại thực phẩm giàu acid béo lành mạnh

Người bị viêm loét dạ dày được khuyên là nên bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo lành mạnh. Điển hình như cá hồi, quả bơ, dầu ô liu, dầu dừa, bí đỏ… Các chất béo lành mạnh như vitamin E, Omega-3, Omega-6 trong nhóm thực phẩm này giúp bao phủ niêm mạc dạ dày. Từ đó bảo vệ ổ viêm loét cũng như ngăn chặn sự ăn mòn của dịch vị.

Dầu ô liu chứa nhiều acid béo lành mạnh tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Dầu ô liu chứa nhiều acid béo lành mạnh tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Ngoài ra, các thực phẩm giàu acid béo lành mạnh còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa táo bón. Hơn nữa còn có khả năng làm chậm quá trình thoái  hóa xương khớp và tăng cường hoạt động của não bộ.

5. Thực phẩm có chứa protein

Thể trạng suy nhược là yếu tố có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid và co bóp quá mức. Do đó, bên cạnh bổ sung các thực phẩm có khả năng bảo vệ ổ viêm loét và trung hòa dịch vị dạ dày thì người bệnh cần dùng các thực phẩm chứa protein. Mục đích là để cải thiện sức khỏe tổng thể và làm giảm tình trạng suy nhược.

Tuy nhiên, khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh chỉ nên dùng các thực phẩm chứa lượng protein vừa phải. Ví dụ như đậu nành, thịt gà, thịt lợn nạc, nấm, cá thu, cá hồi… Hạn chế dùng các thực phẩm chứa lượng đạm quá lớn như tôm cua, thịt bò, hàu, thịt dê, trứng ngỗng.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý cân bằng hàm lượng chất đạm và chất xơ trong từng bữa ăn. Điều này giúp hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy hơi, táo bón và ăn uống kém.

6. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đề cập đến nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khi được hỏi bị viêm loét dạ dày nên ăn gì. Đây là nhóm thực phẩm đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe nói chung và cơ quan tiêu hóa nói riêng.

Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, một số hợp chất chống oxy hóa như beta-carotene, flavonoid, quercetin, curcumin… có khả năng chống viêm, phục hồi niêm mạc tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

ăn gì khi bị viêm loét dạ dày
Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và phục hồi niêm mạc rất tốt

Ngoài ra, các hợp chất khác như bisabolol và apigenin còn có đặc tính kháng khuẩn. Đồng thời phát huy tốt khả năng ức chế tăng sản bất thường và kích thích tái tạo mô. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm: Nghệ, gừng, cà rốt, khoai lang, dâu tây, lựu, cam, trà hoa cúc, nha đam…

7. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Dịch vị dạ dày chiếm đến hơn 95% là nước, 5% còn lại là pepsin, acid và một số loại vật chất vô cơ khác. Tuy nhiên, nếu ăn uống không điều độ, stress quá mức hay lạm dụng rượu bia thì nồng độ acid sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này gây ra tình trạng ăn mòn, viêm loét và tổn thương niêm mạc dạ dày.

Chính vì vậy, khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Bổ sung đủ nước giúp trung hòa dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm loét tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, việc uống đủ nước còn có tác dụng làm mềm thức ăn và cải thiện hoạt động tiêu hóa. Đồng thời hạn chế tình trạng dạ dày tăng tiết acid quá mức. Bên cạnh nước lọc thì người bệnh có thể bổ sung một số thức uống lành mạnh khác. Ví dụ như sữa chua uống hay nước ép từ rau củ quả tươi.

Chia sẻ thêm: 13 Mẹo Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian

Bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho dạ dày, bạn cũng nên chú ý hạn chế những thực phẩm sau đây vì nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục tình trạng viêm loét. Các thực phẩm đó là:

  • Sữa tươi: Sữa tươi được nhiều người truyền tai rằng có thể làm liền các vết loét dạ dày. Tuy nhiên điều này không đúng, vì sữa tươi có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, khiến viêm loét tồi tệ hơn.
  • Đồ có cồn: Rượu, bia, đồ có cồn là những thực phẩm bạn nên tránh để giảm viêm loét. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng gây kích thích và tổn thương ống tiêu hóa, khiến tình trạng viêm nặng hơn.
  • Đồ ăn giàu chất béo: Những đồ nhiều dầu mỡ tốn nhiều thời gian để tiêu hóa và gây áp lực lên dạ dày. Vậy nên bạn cần hạn chế tối đa đồ giàu chất béo.
  • Đồ ăn cay: Đồ ăn cay được biết đến là thủ phạm gây viêm loét và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Trái cây chua như cam, chanh: Cam, chanh chứa acid tự nhiên và gây kích thích các vết loét. Nếu bạn đang bị viêm dạ dày thì lưu ý hạn chế dùng những loại quả này.
  • Chocolate: Chocolate khá ngon và được nhiều người ưa chuộng nhưng một số bệnh nhân ăn xong thường bị khó chịu. Thực tế là chúng có thể khiến dạ dày bị tổn thương, vậy nên nếu sử dụng mà bạn thấy khó chịu thì nên ngừng ngay.
Bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn chocolate
Bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn chocolate

Một số lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Để tạo điều kiện cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh, cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên người bệnh cần cố gắng ăn uống đầy đủ và không được bỏ bữa. Điều này giúp cải thiện sức khỏe, hạn chế suy nhược và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Nên sử dụng thuốc điều trị đều đặn theo chỉ định từ bác sĩ chuyên gia. Tuyệt đối không tùy tiện cân chỉnh liều lượng hay ngưng thuốc khi chưa nhận được yêu cầu. Nhất là trong trường hợp viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp.
  • Giảm khối lượng công việc, không thức khuya và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày. Ngoài ra cần tránh hút thuốc lá và căng thẳng thần kinh quá mức. Duy trì các thói quen tốt trong sinh hoạt sẽ giúp hỗ trợ toàn diện hơn cho quá trình điều trị bệnh.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống và dùng thuốc thì người bệnh nên dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Các chuyên gia cho biết, luyện tập thể dục thể thao phù hợp ngoài giải tỏa căng thẳng thì còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột.

Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc “Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?”. Đồng thời đề cập tới các vấn đề cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Trường hợp gặp phải khó khăn khi điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn nên gặp trực tiếp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm loét dạ dày có mổ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, đa phần các trường hợp mắc bệnh lý này đều có thể kiểm soát hoàn toàn thông qua...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày tá tràng có lây không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, bệnh lý này hầu như không có khả năng lây nhiễm nếu xảy ra thói...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở rất nhiều người. Vậy tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị nào...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bao lâu khỏi? là những thắc mắc thường gặp. Bởi đây là bệnh lý tiêu hóa phổ biến tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và...

Xem chi tiết

Cách chữa