Nội dung chính

Bị vảy nến tắm lá gì? Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng như lá trà xanh, trầu không, lá lốt, muồng trâu,…Những loại lá thiên nhiên luôn mang lại cảm giác an toàn và có độ lành tính cao phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, biện pháp chữa bệnh vảy nến này chỉ phù hợp cho tình trạng nhẹ. Đồng thời, người bệnh phải thực hiện đúng cách để hạn chế viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

7 Loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tốt nhất
Loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tốt nhất

Tắm lá thảo dược chữa bệnh vảy nến có hiệu quả không?

Các phương pháp chữa bệnh vảy nến trên thực tế chỉ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng. Do có liên quan đến gen di truyền và hệ miễn dịch của cơ thể nên việc điều trị dứt điểm vảy nến gặp nhiều khó khăn. Cho đến hiện nay, chưa có cách đặc trị nào đối với chứng bệnh này.

Ngoài ra, khi cơ thể gặp điều kiện thuận lợi, vảy nến có thể tái phát trong thời gian dài gây ra khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt cuộc sống. Khi nhận thấy những dấu hiệu bong tróc, sần sùi da do vảy nến, nhiều người bệnh đã lựa chọn phương pháp can thiệp bằng các loại lá thảo dược để khắc phục triệu chứng.

Bị vảy nến tắm lá gì? Các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến thường được sử dụng như lá trà, lá trầu không, lá muồng trâu, ngải cứu,…Chúng chứa thành phần lành tính, giúp da diệt khuẩn, kháng viêm, cải thiện ngứa ngáy, bong tróc ngoài da khá an toàn với các ưu điểm nổi trội như sau:

  • Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm về chi phí điều trị. Hầu hết các loại lá tắm có thể tìm kiếm xung quanh nhà hoặc tìm mua với giá rẻ hơn so với việc điều trị bằng tân dược, thuốc đông y.
  • Thảo dược thiên nhiên có thành phần lành tính giúp xoa dịu tổn thương trên da nhẹ nhàng, không gây tác dụng phụ.
  • Ngoài cải thiện bệnh vảy nến, người bệnh sử dụng thảo dược điều trị bệnh còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, hỗ trợ phục hồi những vấn đề khác của cơ thể.
Tắm lá thảo dược chữa bệnh vảy nến có hiệu quả không?
Tắm lá thảo dược giúp loại bỏ vi khuẩn, chống viêm, thúc đẩy nhanh quá trình điều trị vảy nến

Mặc dù mang lại nhiều giá trị cho người bệnh. Tuy nhiên, lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, việc chữa dứt điểm chưa thật sự hiệu quả. Biện pháp dân gian này vẫn còn có nhiều hạn chế, cụ thể như:

  • Tắm lá thảo dược chữa vảy nến đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, áp dụng trong thời gian dài. Bởi vì thành phần lành tính nên công dụng không phát huy nhanh chóng như các biện pháp chữa trị khác.
  • Sử dụng các loại lá tắm cho người bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ. Trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm nặng phải có sự can thiệp điều trị chuyên sâu. Lá thảo dược đối với những người bệnh nặng hầu như không cho kết quả khả quan.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ không giống nhau. Đồng thời, chỉ nên áp dụng tắm lá thảo dược khi người bệnh vảy nến mới xuất hiện ngứa, khô da,…Không áp dụng cho đối tượng có nhiều vết thương hở, bộ phận nhạy cảm khi chưa được bác sĩ hướng dẫn.

Theo các chuyên gia việc điều trị bệnh vảy nến bằng lá thảo dược vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh áp dụng các mẹo chữa dân gian, người bệnh phải đảm bảo vấn đề vệ sinh và kết hợp thăm khám y tế để theo dõi tình trạng chuyển biến của bệnh. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn xử lý bằng biện pháp phù hợp.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh Vảy Nến Là Gì? Một Số Thể Bệnh, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Bị vảy nến tắm lá gì? Top 7 Loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tốt nhất

Sử dụng một số loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến ngoài da là cách làm đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp cho nhiều đối tượng người bệnh. Tham khảo một số lá thảo dược dưới đây:

1. Tắm lá trà xanh giảm triệu chứng vảy nến

Lá trà xanh được sử dụng trong làm đẹp, dùng chế biến thức uống, món ăn. Ngoài ra, lá trà xanh còn được dùng hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là các dạng bệnh da liễu.

7 Loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tốt nhất
Giảm triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến bằng lá trà xanh

Trong lá trà có chứa hàm lượng lớn chất chất oxy hóa EGCG giúp làn da đang bị tổn thương kháng khuẩn, chống viêm tốt. Do đó, bệnh nhân đang bị vảy nến có thể lựa chọn lá trà xanh làm một trong số loại lá tắm chữa vảy nến tại nhà.

Chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất,… chứa trong lá trà giúp loại bỏ lớp da bong tróc nhẹ nhàng, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Làn da sau khi tắm lá trà cũng trở nên mềm mịn, sạch sẽ và thông thoáng hơn.

Xem thêm: TOP 13 Loại Lá Tắm Trị  Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả, Dễ Tìm

2. Bị vảy nến tắm lá gì? Lá trầu không cải thiện bệnh

Lá trầu không là một loại thảo dược được ghi nhận với nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong đó, sử dụng lá trầu để chữa bệnh da liễu được áp dụng phổ biến. Bởi, lá trầu không chứa nhiều thành phần có lợi cho việc cải thiện triệu chứng bệnh lý ngoài da, đặc biệt là bệnh vảy nến.

Nhiều chị em phụ nữ khi bị viêm nhiễm phụ khoa tìm đến lá trầu không để nấu nước xông hơi hoặc ngâm rửa vùng kín để diệt khuẩn. Vì trong lá trầu chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, cùng với nhiều dược chất kháng khuẩn, chống viêm.

Đối với bệnh vảy nến cũng vậy, việc lá trầu có nhiều thành phần kể trên góp phần cải thiện tình trạng tổn thương ngoài da khá hiệu quả. Nhiều người đã tìm đến lá trầu để nấu nước tắm nhằm loại bỏ tác nhân gây hại bám trên da, xoa dịu cơn ngứa ngáy và loại bỏ lớp da chết bong tróc, sần sùi.

Ngoài ra, vì chứa các chất chống viêm, sát khuẩn nên bề mặt da đang bị tổn thương của người bệnh được làm sạch an toàn. Nhờ đó, người bệnh cũng tránh được tình trạng viêm nhiễm ăn sâu, gây ra thâm sẹo mất thẩm mỹ. Lá trầu phù hợp cho cả đối tượng người bệnh là trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi có sức khỏe kém.

Xem chi tiết: THAM KHẢO NGAY Bài Thuốc Điều Trị Vảy Nến Bằng Lá Trầu Không Cực Hay Cho Bạn

3. Nấu nước lá lốt tắm chữa bệnh vảy nến – bị vảy nến tắm lá gì?

Dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Theo nghiên cứu, lá lốt chứa các thành phần như ancaloit, benzyl axetat, beta caryophyllene và các vitamin giúp giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh vảy nến an toàn tại nhà.

7 Loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tốt nhất
Nước tắm từ lá lốt làm sạch da, loại bỏ lớp bong tróc, giảm sưng viêm,…

Sử dụng lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến từ lá lốt mang lại công dụng hiệu quả. Nhất là giúp người bệnh kiểm soát được cơn ngứa ngáy, loại bỏ lớp da bong tróc, kích thích sản sinh tế bào mới thay thế tế bào tổn thương,…

Trong quá trình điều trị bệnh bằng lá lốt, bệnh nhân ít gặp tác dụng phụ do nguyên liệu thiên nhiên lành tính, an toàn. Ngoài nấu nước lá lốt để tắm hàng ngày, người bệnh có thể chế biến món ăn với loại lá này. Kết hợp điều trị ngoài da và bổ sung dưỡng chất bên trong sẽ giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.

4. Ngải cứu giúp chữa bệnh vảy nến an toàn

Ngải cứu được sử dụng trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa, dùng xông hơi trị mụn,…Bên cạnh đó, sử dụng nước tắm từ lá ngải cứu chữa bệnh vảy nến cũng được nhiều người quan tâm.

Đây là sự lựa chọn mà bạn đọc có thể tham khảo khi thắc mắc không biết nên chọn loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến nào phù hợp. Bên trong ngải cứu có chứa thành phần lành tính, giúp loại bỏ nhẹ nhàng những hại khuẩn bám trên da, giảm ngứa và sưng tấy do vảy nến.

Không những thế, các dược chất có trong loại lá này còn giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Chính vì thế, để khắc phục triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến, người bệnh có thể sử dụng một nắm ngải cứu, rửa sạch rồi đun sôi để tắm và vệ sinh da hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Bí Kíp Dùng Nha Đam Trị Vảy Nến Cực Hiệu Quả Dành Cho Bạn

5. Chữa bệnh vảy nến an toàn với nước tắm lá muồng trâu

Theo ghi chép của y học cổ truyền, lá muồng trâu là thảo dược có nhiều giá trị cho sức khỏe. Với vị đắng, tính mát, lá muồng trâu giúp sát khuẩn, chống viêm hiệu quả khi đi vào cơ thể. Do đó, loại lá này được sử dụng vào công cuộc chữa trị bệnh lý da liễu như vảy nến, các dạng viêm da, bệnh tổ đỉa hoặc mề đay mẩn ngứa,…

7 Loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tốt nhất
Chữa bệnh vảy nến bằng nước tắm từ lá muồng trâu tại nhà an toàn

Nấu nước lá muồng trâu tắm mỗi ngày giúp loại bỏ những tác nhân gây hại bám trên da như vi khuẩn, bụi bẩn, nấm ngứa,…Những yếu tố có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng tại vị trí tổn thương trên da do vảy nến gây ra.

Đặc biệt, không thể không nhắc đến hoạt chất giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương trên da trong lá muồng trâu là anthraquinones. Nhờ vào hoạt chất này mà làn da của người bệnh sớm được cải thiện, giảm ngứa, bong tróc và kháng viêm vô cùng hữu hiệu.

Xem têm: Bị Dị Ứng Da Mặt Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

6. Cải thiện triệu chứng vảy nến với lá cây lược vàng

Cây lược vàng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó, sử dụng lá cây lược vàng nấu nước tắm chữa bệnh vảy nến được nhiều người áp dụng. Do trong lá loại cây này chứa hàm lượng lớn chất flavonoid kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra, nhờ công dụng của hoạt chất này mà làn da đang bị tổn thương của người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Flavonoid chống oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm vảy nến chuyển nặng, lan rộng tổn thương trên da của người bệnh.

7. Tắm nước lá khế chữa bệnh vảy nến

Y học cổ truyền ghi nhận những công dụng của lá khế trong điều trị bệnh lý da liễu như sau: Lá khế giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương, giảm ngứa, mẩn đỏ,…Do đó, bạn đọc có thể chọn lá khế làm lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến ngay tại nhà.

Loại lá này lành tính, an toàn cho cơ thể người bệnh. Bởi, nhiều người đã sử dụng lá khế như loại thuốc nam chữa ho, viêm họng,…mà không gặp tác dụng phụ không mong muốn nào. Vì thế, người bệnh vảy nến có thể an tâm sử dụng nước nấu từ lá khế tắm rửa hàng ngày nhằm cải thiện các triệu chứng.

7 Loại lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tốt nhất
Chữa bệnh vảy nến với lá khế thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng cho thấy rằng, lá khế có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là giúp tăng cường đề kháng để chống lại tổn thương ngoài da, rút ngắn thời gian điều trị bệnh vảy nến.

ĐỪNG BỎ LỠ: Mách Bạn 4 Cách Trị Vảy Nến Bằng Lá Khế Đơn Giản, Dễ Áp Dụng

Hướng dẫn cách nấu nước và sử dụng nước tắm lá thảo dược trị vảy nến

Nấu nước lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến với ngải cứu, lá trầu không, lá trà xanh,…đơn giản, dễ thực hiện. Bạn đọc có thể tham khảo cách dưới đây:

  • Bạn chọn một trong những loại lá được gợi ý bên trên.
  • Sử dụng khoảng một nắm lá thảo dược, rửa và ngâm nước muối pha loãng trong 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, tạp khuẩn.
  • Vò nhẹ lá rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước. Đun sôi rồi nhỏ lửa nấu trong 10 phút để tinh chất trong lá tỏa ra nước.
  • Sau đó đổ nước ra chậu tắm sạch, pha một ít nước mát cho nước lá thảo dược còn âm ấm.
  • Sử dụng nước để tắm, phần bã có thể chà nhẹ lên da để loại bỏ phần da bong tróc. Tuy nhiên không nên chà xát mạnh.
  • Khi tắm xong, bạn sử dụng một chiếc khăn mềm, thấm khô người không cần tắm lại.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần, không áp dụng nhiều lần trong một ngày.
  • Nhiệt độ nước vừa phải, không tắm nước quá nóng.

Đây là cách nấu nước lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được nhiều người áp dụng. Bạn đọc có thể tham khảo thực hiện tại nhà giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Đọc thêm: Da Bị Ngứa Châm Chích Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến

Sử dụng lá tắm thảo dược thiên nhiên lành tính, điều trị triệu chứng bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ. Trường hợp bệnh nặng cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, người bệnh lưu ý một số vấn đề sau đây khi dùng lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến tại nhà:

  • Đảm bảo da được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng nước thảo dược để tắm.
  • Sử dụng thảo dược không nhiễm phân thuốc, chất hóa học. Ưu tiên lựa chọn những loại lá có sẵn trong vườn nhà để không gây kích ứng cho chứa chất gây hại cho làn da.
  • Đun nước nấu tắm trong thời gian 10 – 15 phút, không nấu quá lâu khiến các thành phần trong lá, nhất là tinh dầu bị bay hơi. Điều này làm giảm hiệu quả điều trị.
Lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến
Lưu ý khi sử dụng các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến
  • Chú ý nhiệt độ của nước, không tắm nước quá nóng, quá lạnh khiến việc điều trị không đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Kết hợp điều trị ngoài da và chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như rau xanh, trái cây giúp da dẻ sớm cải thiện.
  • Tránh uống rượu, bia, chất kích thích,…Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá mặn hoặc nhiều đường,…làm tình trạng viêm nhiễm trên da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh cào gãi, chà xát da gây nên vết thương hở. Dưỡng ẩm cho da bằng sản phẩm phù hợp.
  • Quần áo chọn loại có chất liệu tốt, thấm hút, thoải mái, rộng rãi. Chống nắng và môi trường ô nhiễm để làn da sớm phục hồi, cải thiện.
  • Nhận thấy tình trạng vảy nến không cải thiện, chiều hướng nặng nề hơn nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được tư vấn xử lý sớm.

Bị vảy nến tắm lá gì? Top 7 Lá tắm giúp chữa bệnh vảy nến được gợi ý trong bài viết dễ tìm, cách thực hiện đơn giản. Phương pháp phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân, giúp điều trị không tốn kém nhiều chi phí. Tuy nhiên, áp dụng mẹo chữa từ lá tắm chỉ phù hợp khi bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Trường hợp nặng cần có sự can thiệp điều trị y tế chuyên sâu hơn.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Vảy nến toàn thân là tình trạng nguy hiểm. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, triệu chứng ngứa rát nặng nề khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe giảm sút nghiêm...

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không? Có di truyền không? Những vấn đề liên quan đến tính lây nhiễm cũng như khả năng di truyền của bệnh vảy nến được nhiều người quan tâm. Qua...

Xem chi tiết

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển từng đợt, dai dẳng và hiện vẫn chưa rõ căn nguyên. Ngoài gây tổn thương trên da thì bệnh còn gây tổn thương niêm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe