Nội dung chính

Sắt được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, suy nhược… Vậy phụ nữ bị rong kinh có nên uống sắt không? Bổ sung sao cho đúng cách? Những băn khoăn này sẽ được Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyến giải đáp trong bài viết sau đây.

Phụ nữ bị rong kinh có nên uống sắt không?

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn thời gian trung bình. Thông thường, nữ giới sẽ hành kinh trong khoảng 3 – 5 ngày, một số ít trường hợp có thể kéo dài đến 7 ngày. Tuy nhiên ở những người bị rong kinh, thời gian có thể lên đến 10 – 15 ngày.

Bên cạnh việc hành kinh kéo dài, lượng máu kinh cũng có xu hướng chảy ồ ạt, tổng lượng máu cao gấp nhiều lần so với bình thường. Vì vậy, nữ giới bị rong kinh có nguy cơ bị thiếu máu cao, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, ăn ngủ không ngon…

Rất nhiều chị em bị rong kinh lăn tăn có nên uống sắt hay không. Sắt là một trong những loại khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Chức năng quan trọng nhất của loại khoáng chất này là tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, dự trữ và đáp ứng nhu cầu oxy cho các tế bào.

bị rong kinh có nên uống sắt không
Nữ giới bị rong kinh nên uống thuốc sắt để thúc đẩy quá trình tạo máu, cải thiện tình trạng suy nhược, xanh xao…

Hiện tượng rong kinh kéo dài sẽ khiến cho nữ giới khó tránh khỏi hiện tượng thiếu máu, cơ thể xanh xao, thiếu sức sống… Do đó, ngoài việc bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống, các bác sĩ thường khuyến khích uống sắt trong khoảng 2 – 3 tháng để tăng quá trình tạo máu, khắc phục tình trạng mệt mỏi, uể oải do thiếu máu gây ra.

Dựa vào tình trạng sức khỏe và thể trạng, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về liều lượng cũng như tần suất bổ sung viên sắt. Sau khi sức khỏe đã ổn định, có thể dừng uống sắt và bổ sung loại khoáng chất này bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý.

Bổ sung sắt khi bị rong kinh sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, mệt mỏi. Mặt khác, khi cơ thể có đủ sắt sẽ hoạt động tốt hơn, nâng cao khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

Xem thêm: Bị Rong Kinh Có Nên Uống Nước Dừa Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Những đối tượng cần thận trọng khi uống sắt

Nhìn chung, nữ giới khỏe mạnh đều được khuyến cáo bổ sung sắt đều đặn để phòng ngừa thiếu máu. Kinh nguyệt xảy ra hàng tháng sẽ làm mất đi một lượng máu đáng kể và chế độ dinh dưỡng đôi khi không thể cung cấp đủ hàm lượng sắt cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Vì vậy, việc bổ sung sắt là cần thiết – ngay cả khi không có vấn đề về rong kinh, cường kinh.

Viên uống bổ sung sắt khá an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, những đối tượng sau nên thận trọng khi bổ sung viên uống này:

  • Tiền sử mẫn cảm, dị ứng với sắt hoặc các chế phẩm có chứa sắt
  • Cơ thể bị thừa sắt (thiếu máu tan huyết, nhiễm hemosiderin, bệnh mô nhiễm sắt)
  • Túi cùng đường tiêu hóa
  • Hẹp thực quản

Nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, nên thông báo với bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn kỹ trước khi uống sắt. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng bổ sung sắt một cách tùy tiện có thể gây ra nhiều bất cập.

Bổ sung sắt cho người bị rong kinh đúng cách

Phụ nữ bị rong kinh nên uống sắt để thúc đẩy quá trình tạo máu và hạn chế tình trạng thiếu máu, suy nhược. Trước khi bổ sung, nên lưu ý những vấn đề quan trọng sau để tránh các tác dụng không mong muốn:

1. Uống sắt đúng liều lượng

Liều lượng bổ sung sắt sẽ có sự khác biệt ở từng đối tượng cụ thể như trẻ em, phụ nữ mang thai, người trưởng thành… Liều dùng được đề nghị là 10 – 15mg/ sắt mỗi ngày, trường hợp thiếu máu nặng sẽ được cân nhắc tăng liều.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung sắt với liều lượng vừa phải kết hợp với ăn uống điều độ để thúc đẩy quá trình tạo máu. Bởi việc dùng sắt ở liều cao dễ gây ra một số tác dụng không mong muốn.

2. Uống sắt vào sáng sớm

Thuốc sắt nên được uống vào sáng sớm, trước hoặc sau khi ăn sáng khoảng 30 phút. Bởi đây là thời điểm nồng độ sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Uống sắt vào sáng sớm giúp hấp thu tối đa lượng sắt có trong viên uống.

Viên uống chứa sắt thường có mùi tanh gây khó chịu, buồn nôn với một số người. Trong trường hợp này, có thể uống sắt vào những thời điểm khác trong ngày. Nhưng nên lưu ý uống khi bụng đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ) để cơ thể hấp thu tối đa hàm lượng khoáng chất có trong viên uống.

Tham khảo thêm: Bị Rong Kinh Nên Uống Gì? TOP 7 Thức Uống Chị Em Không Nên Bỏ Lỡ

3. Tránh một số loại thực phẩm và thuốc gây tương tác

Tương tự như các loại viên uống bổ sung khác, sắt có thể tương tác với một số loại thực phẩm và thuốc. Để tránh những tình huống không mong muốn, nên hạn chế dùng sắt với các loại thuốc và thực phẩm sau:

bị rong kinh có nên uống sắt không
Nên hạn chế cà phê khi đang uống thuốc sắt vì caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể
  • Sữa, canxi và thuốc kháng dạ dày: Gây cản trở quá trình hấp thu sắt. Tốt nhất nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
  • Đồ uống chứa caffeine: Chất tanin trong trà và caffeine trong cà phê sẽ làm giảm hấp thu sắt. Vậy nên trong thời gian uống sắt, nên hạn chế các loại thức uống này tối đa.
  • Kháng sinh: Sắt có thể làm giảm sinh khả dụng của một số loại kháng sinh như Quinolon, Tetracycline… Chính vì vậy, nên dùng hai nhóm thuốc này cách nhau vài giờ đồng hồ để đảm bảo an toàn.

Sắt có nguy cơ tương tác cao với các loại thuốc điều trị. Vậy nên trước khi sử dụng, cần thông báo với bác sĩ lịch sử dùng thuốc để được tư vấn cụ thể.

4. Bổ sung kèm với một số thực phẩm giúp tăng hấp thu sắt

Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt từ thực phẩm lẫn viên uống. Do đó, nữ giới bị rong kinh có thể uống sắt kèm theo vitamin C hoặc các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao như nước cam, nước ép dâu, dưa hấu…

Tương tự như sắt, vitamin C cũng là thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Loại vitamin này có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, gia tăng khả năng phòng vệ cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C cũng góp phần ngăn ngừa thiếu máu, giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược… ở người bị rong kinh, rong huyết.

Tham khảo thêm: [GIẢI ĐÁP] Phụ Nữ Bị Rong Huyết Nên Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe?

5. Chú ý các tác dụng phụ khi uống sắt

Uống sắt có thể gây ra một số tác dụng như buồn nôn, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy và đi ngoài phân đen. Đây đều là những tác dụng ngoại ý thường gặp và không đáng lo ngại. Khi gặp phải các tác dụng không mong muốn khi bổ sung sắt, bạn có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:

bị rong kinh có nên uống sắt không
Nên bổ sung nhiều rau xanh để cải thiện tình trạng táo bón khi dùng viên uống sắt
  • Buồn nôn, nôn mửa: Trường hợp này có thể chia nhỏ liều dùng để hạn chế cảm giác buồn nôn, khó chịu. Thay vì uống 1 lần/ ngày, có thể chia thành 2 lần/ ngày. Lưu ý nên uống sắt khi bụng đói để hàm lượng khoáng chất được hấp thụ một cách tối đa.
  • Tiêu chảy: Rất ít trường hợp bị tiêu chảy khi uống thuốc sắt. Tình trạng này có thể tự thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu tiêu chảy nhiều có thể khắc phục bằng cách giảm liều và tăng từ từ theo thời gian để hệ tiêu hóa kịp thời thích nghi.
  • Táo bón và đi phân đen: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống thuốc sắt. Hiện tượng phân đen thường không đáng lo ngại do phân tử sắt có màu nâu đen đặc trưng sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của phân. Trường hợp bị táo bón có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh và sữa chua để cải thiện tiêu hóa.

Viên uống sắt rất cần thiết đối với sức khỏe của nữ giới nói chung và người bị rong kinh nói riêng. Bên cạnh việc bổ sung bằng thuốc uống, có thể cung cấp sắt thông qua các loại thực phẩm lành mạnh như củ dền, thịt bò, các loại đậu…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ băn khoăn “Bị rong kinh có nên uống sắt hay không?” và biết cách bổ sung viên uống này đúng cách. Trường hợp có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, nên trao đổi với dược sĩ/ bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết, đầy đủ.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Rong kinh có phải mang thai không? Đây là câu hỏi khiến nhiều chị em trăn trở và lo lắng. Để giải thích cho điều này, chị em nên biết một số kiến thức liên...

Xem chi tiết

Nữ giới thường được khuyến khích khám phụ khoa khi đã sạch kinh. Vậy nên không ít chị em băn khoăn Đang bị rong kinh có đi khám được không? Với sự tham vấn của...

Xem chi tiết

Điều trị rong kinh thường kéo dài do nội tiết tố cần một thời gian để ổn định trở lại. Vậy nên không ít người băn khoăn “Bị rong kinh nên khám ở đâu?” để...

Xem chi tiết

Nhiều trường hợp bị rong kinh sau khi quan hệ mà không biết rõ nguyên nhân để có hướng khắc phục cho phù hợp. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm...

Xem chi tiết

Bị rong kinh có quan hệ được không là mối bận tâm của rất nhiều chị em. Bởi việc kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng quá lâu sẽ gây ra tâm lý khó chịu và...

Xem chi tiết

Không ít chị em lo lắng, hoang mang khi bị rong kinh trong thời gian uống thuốc tránh thai hàng ngày. Hiện tượng này được lý giải là do cơ thể chưa thích nghi với...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe