Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản K21 Là Gì? Điều Trị Thế Nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là một trong những bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa. Bệnh gây ra do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tác dụng phụ của thuốc hoặc căng thẳng stress kéo dài,… làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra tình trạng ung thư dạ dày, làm tăng nguy cơ tử vong cao.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là tên gọi đi kèm mã số của bệnh trào ngược dạ dày thực quản theo Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan ICD-10 (International Classification of Diseases 10 Revision). Đây là căn bệnh đường tiêu hóa xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược, gây ra các triệu chứng khó chịu và những tổn thương, viêm viễm cho thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là một căn bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 là một căn bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa

Theo bảng phân loại này, trào ngược dạ dày thực quản K21 được chia là 2 loại:

  • K21.0: Là bệnh trào ngược dạ dày thực quản với viêm thực quản (còn gọi là viêm thực quản trào ngược)axit dạ dày trào ngược bào mòn và gây ra những vết viêm loét ở niêm mạc thực quản. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, cơn đau dạ dày, nóng rát thượng vị, mệt mỏi… Trào ngược dạ dày thực quản K21.0 nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh.
  • K21.9: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không có viêm thực quản: là giai đoạn trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, với các triệu chứng báo hiệu như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, tiết nhiều nước bọt… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trào ngược dạ dày thực quản K21.9 sẽ tiến triển nặng, gây ra những ổ viêm loét ở thực quản và dạ dày.

ĐỌC NGAY: Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng: CẢNH BÁO BỆNH NGUY HIỂM Cho Bạn

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21

Chứng trào ngược xuất hiện khi cơ thắt thực quản dưới (chiếc van một chiều làm nhiệm vụ đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày rồi đóng lại để ngăn dòng thức ăn đi lên theo chiều ngược lại) suy yếu và hoạt động không hiệu quả. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân chính dưới đây:

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21
  • Lạm dụng thuốc: sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm non-steroid như ibuprofen, aspirin… trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản K21.
  • Stress: trong trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hooc môn cortisol làm tăng tiết axit dạ dày và rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản dưới đóng mở thường xuyên và không đúng thời điểm.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: người bệnh thường xuyên sử dụng thức ăn cay nóng, đồ chua và các loại thực phẩm có chứa chất kích thích sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: những người thường xuyên hút thuốc lá, thức khuya hay có thói quen nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn rất dễ bị trào ngược.
  • Do các bệnh lý khác tác động: người có các bệnh lý như nhiễm trùng gây xơ thực quản, thoát vị cơ hoành, hẹp môn vị… sẽ cũng thường gặp phải chứng trào ngược dạ dày.
  • Các nguyên nhân khác: như béo phì, mang thai gây tăng áp lực lên vùng bụng.

Bài viết hấp dẫn: TOP 9 Món Ăn Cho Người Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả, Dễ Chế Biến

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 nguy hiểm như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản K21 không chỉ gây ra những phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị nghiêm túc, tình trạng trào ngược sẽ tiến triển rất nhanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết dạ dày: axit dạ dày dư thừa tạo nên những ổ viêm loét ở dạ dày lâu ngày sẽ gây ra chảy máu – tình trạng cấp tính cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ có thể dẫn đến tử vong.
  • Loét thực quản: những viêm nhiễm gây ra do axit dạ dày tấn công niêm mạc thực quản dần dần sẽ trở thành những vết loét khiến người bệnh cảm thấy đau khi nuốt.
  • Hẹp thực quản: những tổn thương nghiêm trọng ở thực quản không thể hồi phục hoàn toàn mà để lại những mô sẹo làm hẹp thực quản, gây ra những khó khăn trong ăn uống cho người bệnh.
  • Viêm đường hô hấp: axit dạ dày trào ngược lên vùng họng – thanh quản có thể gây ra các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan…
  • Ung thư thực quản: trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, diễn biến phức tạp có thể dẫn tới ung thư. Đặc biệt, các bệnh nhân bị barrett thực quản nên đi kiểm tra định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Tim Và Huyết Áp? Chuyên Gia Giải Đáp

Trào ngược dạ dày thực quản K21 tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Trào ngược dạ dày thực quản K21 tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản không quá khó khăn nhưng cũng không hề dễ dàng. Một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản K21 bằng thuốc Tây

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Tây là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng thuốc Tây thường đem lại kết quả nhanh chóng, tùy vào mức độ bệnh mà quá trình điều trị thường kéo dài trong khoảng 4-16 tuần. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản K21 bao gồm:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc (như Bismuth, Sucralfat, Misoprostol…): các loại thuốc này có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công và bào mòn của axit dịch vị.
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột (như Sulpirid, Domperidon, Metoclopramid…): giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, hạn chế để dạ dày bị ứ đọng thức ăn gây trào ngược.
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: bao gồm thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton. Các thuốc này có tác dụng mạnh hơn so với thuốc kháng axit nhờ khả năng ức chế tiết axit dạ dày, thường được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược ở mức trung bình tới nặng.
  • Thuốc kháng sinh: bệnh trào ngược dạ dày K21 nếu có nhiễm vi khuẩn HP sẽ cần dùng thêm thuốc kháng sinh để điều trị. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là Clarithromycin, Amoxicillin, Tetracycline…

Các thuốc kể trên chỉ được sử dụng theo đơn kê. Người bệnh nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và hạn chế tối đa các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Tham khảo thêm: 10+ Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tốt Nhất Thị Trường

Sử dụng thuốc kháng sinh giúp trị bệnh trào ngược dạ dày
Sử dụng thuốc kháng sinh giúp trị bệnh trào ngược dạ dày

Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 bằng thuốc Đông y

Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây thường đem lại kết quả nhanh nhưng lại dễ gây ra các tác dụng phụ và tình trạng nhờn thuốc. Nguyên nhân gây bệnh không được khắc phục nên dễ bị tái phát. Vì những nhược điểm này của việc sử dụng thuốc Tây mà hiện nay, phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Đông y đang ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn.

Cơ chế tác động của thuốc Đông y là chậm mà chắc, tình trạng trào ngược sẽ được cải thiện dần dần nhưng khắc phục được tận gốc nguyên nhân gây bệnh và giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe nên đem lại kết quả điều trị bền vững. Bên cạnh đó, thuốc Đông y còn lành tính, ít gây ra tác dụng phụ hơn hẳn so với thuốc Tây y.

Phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21

Phẫu thuật là biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản phức tạp, tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy nó thường được sử dụng như biện pháp cuối cùng khi việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không đem lại kết quả khả quan. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc trong ít nhất 6 tháng trước khi cân nhắc phẫu thuật.

Tuy nhiên, để tránh những tác hại sức khỏe do sử dụng thuốc Tây lâu dài, phẫu thuật có thể được tính đến sớm hơn.Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhằm mục đích cải thiện chức năng của cơ thắt thực quản dưới, khôi phục lại hàng rào chống trào ngược. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là khâu cơ vòng thực quản dưới qua nội soi và tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ.

Đọc thêm: Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày: Thông Tin Chi Tiết Và Lưu Ý

Sử dụng mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y và Đông y, với những người chớm bị bệnh ở giai đoạn đầu có thể tham khảo các mẹo chữa bệnh dân gian từ các nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại nhà như sau:

Nha đam

Nha đam là nguyên liệu tuyệt vời giúp mang đến những công dụng như cải thiện hệ tiêu hóa, kháng viêm và chống lại hoạt động của các vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, hoạt chất Anthraquinon có trong nguyên liệu này còn có khả năng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tiết axit trong dạ dày và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược.

Nha đam là nguyên liệu tuyệt vời mang đến công dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Nha đam là nguyên liệu tuyệt vời mang đến công dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ nha đam, lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn cùng với nước lọc và uống hàng ngày. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Xem chi tiết: Bỏ Túi TOP 7 Cách Dùng Nha Đam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả

Nghệ tươi

Sử dụng nghệ cũng là một cách đơn giản giúp điều trị các bệnh dạ dày. Nguyên liệu này được đánh giá là có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ các hoạt động trong dạ dày diễn ra ổn định. Vì vậy, đây cũng là nguyên liệu không thể thiếu nếu bạn muốn cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Bạn chỉ cần pha 1 thìa cafe bột nghệ với nửa thìa bột cafe đen, đem hãm với nước sôi và uống hàng ngày. 

Gừng

Gừng là nguyên liệu có tác dụng giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn, cân bằng độ pH và nồng độ axit trong dạ dày vô cùng hiệu quả. Hơn thế nữa, nguyên liệu này cũng vô cùng an toàn, rẻ tiền và có sẵn. người bệnh chỉ cần gọt bỏ vỏ, thái gừng thành nhiều lát mỏng, hãm với nước sôi rồi uống hàng ngày. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 dần thuyên giảm.

Baking Soda

Baking Soda có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giúp sát trùng và làm sạch đường họng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giảm thiểu hiện tượng trào ngược acid dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng trung hòa acid, giúp làm giảm cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra.

Baking soda giúp kháng khuẩn đường ruột rất tốt
Baking soda giúp kháng khuẩn đường ruột rất tốt

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha khoảng 1 thìa Baking Soda với 200ml nước ấm, khuấy tan và uống mỗi ngày 2-3 ly, thực hiện trong vòng tối đa 7 ngày. Không nên uống quá nhiều hoặc sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước….

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả

Lời khuyên trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày K21

Dù áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào người bệnh cũng cần lưu ý trong việc giữ gìn sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Có như vậy bệnh mới được điều trị hoàn toàn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Cụ thể, bệnh nhân cần ghi nhớ một vài vấn đề như sau:

  • Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như canh, soup, sinh tố, cháo,…
  • Không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… để tránh làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no vào buổi tối. Sau khi ăn xong nên thư giãn, không nằm, ngủ hoặc vận động mạnh bởi điều này rất có hại cho dạ dày.
  • Cần rửa tay sạch sau khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, nên ăn chín uống sôi để tránh nhiễm vi khuẩn và làm dạ dày bị tổn thương.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ để nhận biết các dấu hiệu của trào ngược và bệnh lý khác để điều trị sớm.

Trên đây là những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 để quý độc giả tham khảo. Trong thời đại hối hả với thói quen tiêu dùng nhanh như hiện nay, chúng ta nên thận trọng với căn bệnh này. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tốt bằng một chế độ ăn uống khoa học và những thói quen sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta không phải đối diện với mối lo mang tên trào ngược dạ dày.

Bài viết xem thêm