Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được kiểm soát tốt. Đây là chứng bệnh da liễu mãn tính, trên da xuất hiện nhiều nốt mụn nước nhỏ, cứng, khó vỡ, gây ngứa ngáy khó chịu,…Để điều trị hiệu quả, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị, phòng ngừa biến chứng.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng sinh hoạt của trẻ

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là gì?

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu phổ biến. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân là trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng, nhất là những em bé từ 6 tháng cho đến 6 tuổi. Tổ đỉa ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, do nấm tấn công gây viêm nhiễm trên tầng thượng bì của da.

Trên da trẻ bắt đầu xuất hiện nhiều nốt mụn nước. Chúng nổi cộm trên bề mặt da, tuy nhiên lớp màng dày nên không dễ vỡ ra như những loại mụn nước khác. Tổ đỉa khiến cho da có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mụn nước cứng sau đó tự xẹp, vùng da tổn thương chuyển thành màu vàng.

Vì cơ thể của trẻ nhỏ mềm yếu và nhạy cảm nên khi mắc phải chứng bệnh da liễu này, trẻ thường khó chịu và dễ cáu gắt. Nhiều bé biếng ăn, ăn không thấy ngon, thân nhiệt tăng cao bất thường khiến cho sức khỏe bị giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.

Bệnh không giống như bệnh chàm da ở trẻ em, tổ đỉa khó lan rộng ra nhiều vùng da khác. Tuy nhiên, nếu tổn thương không được chăm sóc tốt có thể tái phát nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, bố mẹ nên sớm nhận biết bệnh và can thiệp điều trị cho con. Tránh tình trạng tổ đỉa biến chứng gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể của trẻ em.

Tìm hiểu định nghĩa: Bệnh Chàm Eczema Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em do đâu gây ra?

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa cho đến hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác. Thông qua những nghiên cứu gần nhất, các chuyên gia cho thấy bệnh có thể xuất hiện do những yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng hoặc cơ thể xảy ra tình trạng rối loạn hoạt động của nội tạng. Cụ thể:

  • Do di truyền: Bệnh tổ đỉa có cơ chế di truyền tương tự như những chứng bệnh da liễu mãn tính khác như vảy nến, bệnh chàm,…Nếu trong gia đình có người mắc những bệnh về da như viêm da, tổ đỉa, dị ứng, sốt cỏ khô,…thì khả năng cao trẻ em cũng có thể mắc phải tình trạng tương tự, trong đó có bệnh tổ đỉa.
  • Cơ địa dễ dị ứng: Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động từ những tác nhân gây hại từ bên trong, bên ngoài. Đặc biệt, nếu trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng thì sẽ có nguy cơ bị chàm, tổ đỉa hoặc những dạng khác của bệnh chàm.
  • Rối loạn chức năng: Nội tạng của trẻ nhỏ bị rối loạn chức năng khiến cho hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng. Khi đó, cơ thể trẻ dễ kích ứng nếu tiếp xúc với tác nhân không lành mạnh từ bên ngoài như khói thuốc, thực phẩm, bụi bẩn,…Cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra nhiều kháng nguyên để chống lại các dị nguyên và gây nên tình trạng dị ứng, nổi mụn nước ngoài da.

Ngoài những yếu tố cơ bản kể trên, tình trạng tổ đỉa ở trẻ em có thể khởi phát khi trẻ tiếp xúc với hóa chất, vệ sinh da không sạch sẽ, nhiễm trùng,…Đặc biệt bệnh có thể xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa, không gian sống bị ẩm mốc hoặc nóng nực quá mức,…

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em do đâu gây ra?
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do di truyền, cơ địa nhạy cảm của trẻ trước những tác nhân gây hại

Để điều trị bệnh hiệu quả, ngoài thăm khám bố mẹ nên đảm bảo môi trường sống cho trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với những dị nguyên có thể đe dọa kết quả điều trị, ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ em.

Xem thêm: Bệnh Dị Ứng: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh tổ đỉa ở trẻ em cũng tương tự như triệu chứng tổ đỉa ở người trưởng thành. Trên da trẻ xuất hiện mụn nước với kích thước nhỏ, có màu trắng. Chúng tập trung tại một số khu vực, tạo thành mảng dày cộm so với những vùng da xung quanh.

Một thời gian sau đó, mụn nước bắt đầu khô và bong ra, vùng tổn thương thường bị vàng da. Thông thường, những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng là da ở bàn tay, bàn chân. Bởi vì làn da của trẻ nhỏ nhạy cảm nên không chỉ gây ra những triệu chứng đặc trưng kể trên, một số trẻ còn có những biểu hiện kèm theo khác như:

  • Da nổi mụn nước với kích thước nhỏ từ 1mm đến 2mm. Mụn nước không dễ vỡ, màu trắng đục, tự teo dần theo thời gian rồi chuyển sang màu vàng.
  • Mụn nước bong tróc gây ngứa, cào gãi mạnh có thể khiến cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mẩn đỏ trên da có thể chuyển sang trắng đục, một số trẻ bị sưng tấy ngoài da. Tình trạng này có thể là biểu hiện khi da bị bội nhiễm, bố mẹ nên lưu ý vấn đề này.
  • Vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào vị trí trầy xước da do trẻ cào gãi. Tăng khả năng trẻ em bị sưng, nhiễm trùng hạch bạch huyết, trẻ có thể kèm theo tình trạng sốt cao.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bệnh tổ đỉa
Trên da trẻ em có nhiều nốt mẩn, đỏ, sưng và dày chứa dịch,…

Bệnh tổ đỉa là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có biểu hiện lâm sàng tương đối giống với nhiều tình trạng da liễu khác. Bởi vì thế, nhằm tránh nhầm lẫn trong công tác điều trị, bố mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng bệnh lý phổ biến. Những tổn thương trên da không nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của bệnh nhi. Thế nhưng, nếu không điều trị, tình trạng viêm nhiễm trên da có thể hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ. Đồng thời, triệu chứng ngứa ngáy có thể gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhanh chóng điều trị cho trẻ nếu bố mẹ nhận thấy con có những biểu hiện của bệnh tổ đỉa. Chuyên gia khuyến khích, phụ huynh nên đưa con thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để việc điều trị dễ dàng và thuận lợi hơn.

Tuyệt đối không nên ủ bệnh trong thời gian quá lâu. Lúc này, tổn thương do tổ đỉa gây ra trên da bé có thể đã nặng nề khiến cho nguy cơ bội nhiễm tăng cao. Ngoài ra, một số trường hợp, trẻ em bị nổi hạch bạch huyết, nốt mụn có mủ,…dẫn đến điều trị khó khăn, dai dẳng hơn rất nhiều.

Những triệu chứng như ngứa, rát, sưng tấy da khiến trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi quấy khóc thường xuyên. Bé có thể bỏ ăn, ăn không ngon dẫn đến cân nặng ngày càng tụt giảm. Do đó, bố mẹ nên sớm thăm khám và điều trị cho trẻ, tránh tình trạng kích ứng ngoài da ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của con.

Đọc thêm: Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào? Cách Phòng Tránh Bệnh

Điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em như thế nào?

Làn da của trẻ em mỏng manh và dễ bị tác động. Bên cạnh đó, sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn người trưởng thành, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên cũng có thể gây kích thích phản ứng dị ứng da. Bố mẹ nên sớm đưa con đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy con có biểu hiện lạ, nghi ngờ bệnh tổ đỉa. Các hướng điều trị có thể là:

Điều trị tổ đỉa ở trẻ em bằng phương pháp dân gian

Sử dụng phương pháp dân gian điều trị chứng bệnh tổ đỉa cứng đầu cho trẻ em là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh. Bởi, phương án này không cần tốn quá nhiều chi phí, các nguyên liệu từ thảo dược an toàn lành tính với làn da bé. Do đó, trẻ sẽ ít gặp tác dụng phụ hơn so với sử dụng tân dược.

Điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em như thế nào?
Điều trị tình trạng tổ đỉa nhẹ cho trẻ em bằng thảo dược thiên nhiên

Mặc dù vậy, cách làm này chỉ nên tiến hành khi trẻ mới xuất hiện triệu chứng tổ đỉa. Đồng thời, bố mẹ phải kiên trì, áp dụng một thời gian để nhận thấy biến chuyển tích cực trên làn da trẻ em. Thảo khảo một số mẹo chữa dưới đây:

Giảm ngứa bằng dầu khuynh diệp: Dầu khuynh diệp là một trong số các loại dầu vẫn thường được dùng cho trẻ nhỏ. Tinh dầu nhẹ dịu phù hợp với làn da mỏng manh. Bố mẹ có thể sử dụng dầu khuynh diệp để cải thiện tình trạng ngứa da do tổ đỉa gây ra. Thực hiện đơn giản như sau:

  • Mẹ nhỏ vài giọt dầu vào trong nước ấm.
  • Sử dụng nước để ngâm tay, chân của trẻ em trong 15 phút.
  • Sau đó lau khô bằng khăn bông mềm mịn, chú ý không cọ xát làm da bị trầy xước.

Tắm bằng nước lá trầu: Lá trầu có chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm ngoài da. Mẹ có thể tận dụng loại lá thảo dược phổ biến này để cải thiện chứng tổ đỉa nhẹ cho trẻ em. Thực hiện theo các bước:

  • Chọn hái một nắm lá trầu không tươi, sau đó rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
  • Sau đó vò sơ lá rồi cho vào nồi đun với nước 10 phút.
  • Đổ nước ra chậu, pha với nước mát giữ nhiệt độ nước âm ấm và tiến hành tắm cho bé.
  • Sau khi tắm xong giữ ấm và làm khô người bé với khăn bông.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần đến khi nhận thấy các triệu chứng trên da bé thuyên giảm.

Xem chi tiết: Tham Khảo Mẹo Trị Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Bạn Nên Thử

Sử dụng lá trà xanh: Ngoài nấu nước tắm bằng lá trầu không, bạn có thể dùng lá trà xanh nấu nước tắm cho bé để cải thiện tình trạng tổ đỉa. Trong lá trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa, khả năng kháng viêm và loại bỏ vi khuẩn tự nhiên, không gây tác dụng phụ cho da. Thực hiện theo cách:

  • Sử dụng một nắm lá trà xanh tươi, ngâm rửa cẩn thận với nước muối và nước sạch.
  • Cho vào nồi đun với 2 lít nước, trong khoảng 10 phút tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, chậu cho nước nguội còn âm ấm, mẹ có thể pha với nước mát để nhiệt độ vừa phải cho bé tắm.
  • Thấm khô người và giữ ấm cho trẻ sau khi tắm, áp dụng hàng ngày đến khi thấy tình trạng tổ đỉa giảm.

Sử dụng củ gừng: Gừng có tính ấm, sử dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp giảm ngứa ngáy ngoài da. Mẹ có thể dùng một ít gừng cắt lát rồi đun nước, sau đó cho bé ngâm rửa tay chân hoặc vùng da bị tổ đỉa.

Những mẹo chữa dân gian trên đây thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, vừa an toàn vừa hiệu quả. Tuy nhiên, như đã đề cập, do thảo dược thiên nhiên nên việc điều trị sẽ cần thời gian hơn so với thuốc tân dược, bố mẹ nên kiên trì áp dụng.

Điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em như thế nào?
Sử dụng thảo dược nấu nước tắm, vệ sinh da cho bé bị tổ đỉa được nhiều mẹ áp dụng

Ngoài ra, phương pháp này phù hợp cho tình trạng tổ đỉa nhẹ, trên da trẻ không có nhiều vết thương hở hay mụn mủ. Kết hợp điều trị tại nhà, theo dõi diễn biến bệnh lý và kịp thời đưa con đi thăm khám bác sĩ khi nhận thấy tổn thương không cải thiện sau một khoảng thời gian áp dụng cách dân gian.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Cách Trị Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Đơn Giản Hiệu Quả

Điều trị tổ đỉa ở trẻ em bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một trong những phương pháp được lựa chọn nhiều nhất. Bởi, thuốc tân dược có tác dụng nhanh chóng, giúp xoa dịu tổn thương da hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây cho trẻ em, nhất là với trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng.

Bởi một số trường hợp, sử dụng sai thuốc, quá liều có thể khiến bé gặp những tác dụng phụ nguy hại. Một số loại thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh tổ đỉa có thể được bác sĩ chỉ định cho trẻ em như:

  • Milian dạng dung dịch: Công dụng giúp tiêu diệt vi khuẩn, ức chế hoạt động của chúng trên da, phòng tránh nguy cơ bội nhiễm. Thuốc thường được chỉ định cho đối tượng bệnh nhi có nhiều mụn nước chứa dịch, có lở loét nhẹ hoặc nguy cơ cao bị bội nhiễm.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Sử dụng khi những nốt mụn đã khô, không còn tình trạng rỉ dịch. Nhờ vào tác dụng chống dị ứng, viêm nhiễm nên thuốc bôi thường được sử dụng điều trị bệnh da liễu, trong đó có tổ đỉa. Tuy nhiên, thuốc sử dụng trên da trẻ nhỏ cần thận trọng, bởi tác dụng phụ khi quá kiều có thể gây teo da, giãn mạch, hoại tử nguy hiểm. Tuân thủ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sát khuẩn với dung dịch bôi da: Trường hợp trên da trẻ có mụn nước mới nổi, bố mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn da theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại như hồ nước, bạc nitrat, cồn BSI,…tương đối an toàn cho trẻ em.
  • Thuốc kháng histamin: Công dụng của thuốc có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người, nhất là những bệnh nhân thường xuyên bị dị ứng. Thuốc giúp cải thiện tình trạng kích ứng, ngứa da. Sử dụng cho trẻ em thường là dạng thuốc uống với histamin thế hệ 1. Liều dùng tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Dùng theo đường uống hoặc bôi ngoài da. Thuốc chỉ được chỉ định trong trường hợp da có tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Lưu ý không tự ý dùng hoặc điều chỉnh liều lượng, chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Da của trẻ em mỏng manh nên có thể hấp thụ nhanh những dược chất có trong thuốc hơn so với da của người trưởng thành. Chính vì thế, việc sử dụng thuốc bôi ngoài da nên lưu ý về lượng dùng cho trẻ. Không lạm dụng, bởi việc quá liều có thể gây ra nhiều hệ lụy cho da và cả sức khỏe của trẻ nhỏ.

Đọc thêm: Tham Khảo 10+ Loại Thuốc Kem Bôi Trị Tổ Đỉa Hiệu Quả Nhanh Khỏi

Một số lưu ý khi trẻ em bị bệnh tổ đỉa – Chăm sóc và phòng ngừa

Những tổn thương trên da của trẻ em do bệnh tổ đỉa gây ra nếu không được điều trị có thể gây sẹo thâm mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, trường hợp ngứa ngáy, mụn rỉ dịch có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Một số lưu ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến ở trẻ em cho bạn đọc:

Một số lưu ý khi trẻ em bị bệnh tổ đỉa - Chăm sóc và phòng ngừa
Một số lưu ý khi trẻ em bị bệnh tổ đỉa về chăm sóc và phòng ngừa
  • Tránh để trẻ cào gãi da, nên cắt tỉa gọn móng tay cho trẻ, giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ. Tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh da bằng sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, phù hợp với da trẻ.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, ưu tiên chọn loại chất liệu thấm hút tốt. Không nên cho bé mặc đồ bó sát, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực khiến lỗ chân lông tiết nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ viêm nhiễm cho da.
  • Vệ sinh không gian sống, giường ngủ cho con, giặt quần áo sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây hại như phấn hoa, bụi, lông động vật,…
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ ăn rau xanh, uống nhiều nước, ăn trái cây tươi,…để có vitamin, khoáng chất tăng đề kháng cho cơ thể. Tránh để trẻ uống nhiều nước ngọt có ga, hoặc ăn những loại thực phẩm có nguy cơ tăng dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
  • Đối với trường hợp trẻ còn bú sữa mẹ, mẹ cũng nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, tránh ăn những thực phẩm khiến nguồn sữa mẹ không đảm bảo, làm tăng tình trạng kích ứng da ở con.
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho trẻ em, chọn loại phù hợp có thành phần nhẹ dịu. Trước khi dùng, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Đưa con đi thăm khám y tế nếu nhận thấy trên da có nhiều bất thường. Đặc biệt, nếu trong quá trình điều trị tổ đỉa, trẻ em có những biểu hiện lạ nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, xử trí kịp thời.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh có thể kéo dài dai dẳng và gây hại cho cuộc sống của các bé nếu không sớm nhận biết và can thiệp. Vì thế bố mẹ không nên chủ quan, thay vào đó nên chủ động thăm khám và giúp con điều trị dứt điểm chứng bệnh da liễu này.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Vậy bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? Có chữa được không? Những thắc mắc thường gặp...

Xem chi tiết

Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi bệnh lý ngoài da này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp