Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi và tần suất – mức độ tái phát của bệnh tổ đỉa. Vì vậy song song với các phương pháp y tế, bệnh nhân cần nắm bắt vấn đề bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì và ăn gì để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Favina Hospital nhé.

Bị tổ đỉa nên ăn gì
Bị tổ đỉa nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị?

Mối liên hệ giữa chế độ ăn và bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là bệnh ngoài da khá phổ biến. Đây thực chất là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm (eczema) với triệu chứng điển hình là các mụn nước nhỏ, sâu, chìm khảm dưới da, xuất hiện khu trú ở tay và chân. Các mụn nước do tổ đỉa gây ra thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, đau, khó chịu – nhất là khi có các kích thích cơ học (ma sát, gãi cào,…).

Tương tự như các thể chàm khác, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng và rối loạn chức năng nội tạng. Những yếu tố này thường bị kích thích bởi các tác nhân nội giới, ngoại giới và kết quả là làm bùng phát triệu chứng lâm sàng của bệnh tổ đỉa.

Vì nguyên nhân có nhiều điểm chưa rõ ràng nên điều trị bệnh tổ đỉa còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, các phương pháp y tế được áp dụng chỉ có thể kiểm soát triệu chứng trong giai đoạn bùng phát. Sau một thời gian nhất định, triệu chứng của bệnh tiếp tục tái phát khi có yếu tố kích thích. Dù là bệnh da liễu lành tính nhưng với đặc điểm mãn tính và tái đi tái lại thường xuyên, chàm tổ đỉa ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, ngoại hình và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

bị bệnh tổ đỉa không nên ăn gì
Cần kết hợp phương pháp y tế với chế độ dinh dưỡng hợp lý để quản lý thành công bệnh tổ đỉa

Để kiểm soát và quản lý bệnh thành công, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị y tế và chế độ chăm sóc phù hợp. Trong đó, thói quen ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hồi phục và khả năng tái phát của bệnh.

Thực tế cho thấy, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giảm mức độ ngứa ngáy, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái tạo vùng da bị tổn thương. Ngược lại, người có thói quen ăn uống bừa bãi, hay sử dụng chất kích thích, thực phẩm nhiều gia vị, chất béo,… thường đáp ứng kém với các phương pháp y tế. Tổn thương da có xu hướng tiến triển dai dẳng, chậm phục hồi và tái đi tái lại nhiều lần.

Có thể thấy, chàm tổ đỉa và chế độ dinh dưỡng là hai yếu tố có mối liên hệ mật thiết. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân nên xây dựng thói quen ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống và hạn chế các ảnh hưởng của bệnh đối với ngoại hình, tâm lý.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh Chàm (Eczema): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi? Thực đơn cần tránh cho người bệnh

Bệnh chàm (eczema) nói chung và chàm tổ đỉa nói riêng đều có cơ chế bệnh sinh liên quan đến phản ứng dị ứng. Nếu sử dụng các thực phẩm, thức uống không phù hợp, tổn thương da và mức độ ngứa ngáy có thể tăng lên đáng kể.

Vì vậy khi điều trị chàm tổ đỉa, bệnh nhân cần hạn chế một số loại thực phẩm và thức uống sau:

1. Thực phẩm dị ứng và có nguy cơ dị ứng cao

Người bị bệnh tổ đỉa cần kiêng cử tuyệt đối các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng. Khi dung nạp các loại thực phẩm này, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt phản ứng dị ứng thông qua trung gian IgE. Kết quả là kích thích phản ứng đặc biệt của cơ thể, dẫn đến sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Nếu đang trong giai đoạn cấp, sử dụng thực phẩm dị ứng có thể khiến mụn nước nổi ồ ạt, da ngứa ngáy và nóng rát dữ dội.

bị bệnh tổ đỉa không nên ăn gì
Bệnh nhân bị chàm tổ đỉa nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè (vừng), đậu nành, lòng trắng trứng (thường gặp ở trẻ nhỏ),… Bên cạnh đó, nên tránh sử dụng thực phẩm tươi sống và các thực phẩm “lạ” như nhộng tằm, thịt chó, thịt ba ba, sứa,… Hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa các loại protein khó tiêu hóa và có nguy cơ dị ứng cao – nhất là với người có cơ địa nhạy cảm.

Tham khảo thêm: Bị Dị Ứng Do Đâu? Có Chữa Được Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

2. Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo bão hòa

Bên cạnh thực phẩm dị ứng, bệnh nhân bị chàm tổ đỉa cũng cần hạn chế thực phẩm cay nóng (ớt, tiêu, mù tạt) và thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (thức ăn nhanh, mỡ/ nội tạng động vật,…). Các loại thực phẩm này có khả năng kích thích mồ hôi tăng tiết quá mức – đặc biệt là ở lòng bàn tay/ bàn chân và kẽ ngón.

chàm tổ đỉa kiêng ăn gì
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng mức độ viêm và ngứa ngáy ở vùng da bị tổ đỉa

Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng tăng tiết mồ hôi chân, tay được xem là yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chàm tổ đỉa. Ngoài ra, sử dụng các loại thực phẩm này còn làm tăng mức độ viêm và ngứa ngáy. Do đó trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và gia vị cay nóng để bệnh thuyên giảm nhanh, ít tái phát.

3. Kiêng rượu bia, chất kích thích

Ngoài các yếu tố ngoại sinh, bệnh tổ đỉa cũng có thể bùng phát do các yếu tố nội sinh như căng thẳng, rối loạn nội tiết, suy nhược thần kinh, hệ miễn dịch suy giảm,… Vì vậy trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần kiêng cử tuyệt đối rượu bia, đồ uống chứa cồn, cà phê, trà đặc và thuốc lá.

chàm tổ đỉa kiêng ăn gì
Bệnh nhân bị tổ đỉa cần tránh sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác

Cồn và chất kích thích tác động hệ thần kinh trung ương và khiến hệ miễn dịch nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài. Hơn nữa, sử dụng rượu bia thường xuyên còn ảnh hưởng đến chức năng các tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận. Tình trạng này khiến gan, thận giảm chức năng đào thải độc tố, dẫn đến độc tố tích tụ trong cơ thể và kích thích phản ứng ngứa ngáy ở vùng da bị tổ đỉa.

Xem thêm: Bệnh Tổ Đỉa Có Tự Khỏi Được Không? Có Chữa Được Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

4. Tránh sử dụng thực phẩm chứa đường, muối

Bệnh nhân bị chàm tổ đỉa cũng cần hạn chế sử dụng các món ăn chứa quá nhiều đường và muối. Cụ thể, dùng quá nhiều muối gây cao huyết áp và tăng nguy cơ stress. Những yếu tố này đều tác động tiêu cực đến tốc độ phục hồi của bệnh nhân chàm tổ đỉa. Hơn nữa, ăn quá nhiều muối còn làm tăng áp lực lên thận – cơ quan bài tiết, từ đó khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và kích thích tổ đỉa bùng phát mạnh, ngứa ngáy dữ dội.

Tương tự như muối, ăn quá nhiều đường cũng gây ra không ít tác hại đối với sức khỏe. Để chuyển hóa đường, gan phải hoạt động liên tục. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài có thể làm giảm chức năng gan, gây gián đoạn quá trình thanh thải độc tố và khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. Hơn nữa, ăn quá nhiều đường làm tăng glucose và insulin khiến não bộ rơi vào trạng thái lo lắng và bồn chồn.

chàm tổ đỉa kiêng ăn gì
Dung nạp quá nhiều đường làm tăng mức độ viêm và khiến quá trình phục hồi của da bị gián đoạn

Ngoài ra, dùng quá nhiều đường còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Khi có tác nhân kích thích, hệ miễn dịch dễ phát sinh các phản ứng thái quá và hệ quả là bùng phát triệu chứng của các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, bệnh tổ đỉa, mề đay mãn tính,… Vì vậy để quá trình điều trị đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần tránh sử dụng món ăn chứa quá nhiều đường và muối.

5. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, pate, đồ hộp,…) được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và tính tiện lợi cao. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu và gia vị. Những thành phần có trong thực phẩm chế biến sẵn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe.

Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ dị ứng cao. Thực tế, có không ít người bị dị ứng với chất bảo quản, hương liệu và màu nhân tạo có trong các loại thực phẩm này. Hơn nữa, muối và chất béo bão hòa trong thực phẩm chế biến sẵn còn kích thích phản ứng viêm, tăng mức độ đau và ngứa ngáy ở vùng da bị tổ đỉa.

chàm tổ đỉa kiêng ăn gì
Thực phẩm chế biến sẵn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe – đặc biệt là người bị chàm tổ đỉa

Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn còn chứa chất phụ gia Allura đỏ 40 và đỏ AC có hại cho sức khỏe. Dùng nạp thành phần này trong thời gian dài làm rối loạn chức năng của các tạng, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, carbohydrate và tăng tích tụ độc tố trong cơ thể. Kết quả là làm nghiêm trọng triệu chứng và kích thích tổ đỉa tái đi tái lại nhiều lần.

Có thể bạn quan tâm: ĐỪNG BỎ LỠ 10 Cách Trị Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Cực Hay Dành Cho Bạn

Bị tổ đỉa nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Kiêng cử một số loại thực phẩm, thức uống không phù hợp có thể giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế nguy cơ bệnh tổ đỉa tái phát đáng kể. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh để đẩy nhanh tốc độ phục hồi các mô da hư tổn, đồng thời nâng cao sức khỏe và cải thiện chức năng miễn dịch.

Kết hợp chế độ ăn uống khoa học với các phương pháp y tế có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh tổ đỉa triệt để. Hơn nữa, một số loại thực phẩm còn được chứng minh có khả năng giảm căng thẳng, tránh hình thành tâm lý lo âu quá mức do tổ đỉa tiến triển dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần.

Các loại thực phẩm, thức uống bệnh nhân tổ đỉa nên bổ sung:

1. Tăng cường bổ sung rau củ, trái cây

Rau củ, trái cây là nguồn cung cấp nước, chất xơ, chất khoáng và vitamin dồi dào cho cơ thể. Các thành phần trong nhóm thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón, kích thích tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị tổ đỉa nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào chế độ ăn để cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Các loại vitamin đa dạng, dồi dào trong trái cây và rau củ có khả năng hỗ trợ làm lành tổn thương da, giảm mức độ viêm và ngứa ngáy. Đồng thời giảm nguy cơ căng thẳng thần kinh và điều hòa chức năng của các cơ quan nội tạng. Để cải thiện bệnh, bệnh nhân bị tổ đỉa nên bổ sung các loại rau củ và trái cây giàu vitamin, chất chống oxy hóa như súp lơ, mâm xôi, cải xoăn, nho, việt quất, cam, bưởi, dâu tây, cà rốt, khoai lang,…

2. Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn)

Probiotic (lợi khuẩn) là các chủng vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe. Bên cạnh tác dụng điều hòa hệ vi sinh đường ruột và ngăn ngừa táo bón, lợi khuẩn còn có vai trò nâng cao chức năng miễn dịch. Các nghiên cứu được thực hiện đều cho thấy, sử dụng thực phẩm giàu probiotic giúp hạn chế các đợt bùng phát của bệnh tổ đỉa và một số vấn đề da liễu mãn tính khác.

tổ đỉa kiêng ăn gì
Bổ sung thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn) giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe làn da

Ngoài ra, bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Từ đó hạn chế phản ứng quá mẫn của cơ thể khi dung nạp các nhóm thực phẩm chứa nhiều protein. Dù chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng qua một số nghiên cứu sơ bộ, các chuyên gia nhận thấy bổ sung probiotic mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe làn da và đẩy nhanh tốc độ phục hồi các tế bào hư tổn, già cỗi.

Các loại thực phẩm giàu probiotic bệnh nhân bị tổ đỉa nên bổ sung, bao gồm sữa chua ăn/ sữa chua uống, kim chi, miso (đậu tương lên men của Nhật Bản),… Ngoài hàm lượng lợi khuẩn cao, các loại thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Tham khảo thêm: Chia Sẻ Bí Kíp Trị Tổ Đỉa Bằng Rau Răm Hiệu Quả Theo Dân Gian

3. Nhóm thực phẩm giàu Kẽm

Ít ai biết rằng, kẽm là khoáng chất cần thiết để duy trì chức năng của hệ miễn dịch. Bổ sung thực phẩm giàu Kẽm vào chế độ ăn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe và hạn chế các rối loạn của hệ miễn dịch đáng kể. Như đã biết, tổ đỉa và các bệnh chàm (eczema) đều có mối liên hệ mật thiết với rối loạn miễn dịch. Bằng cách hạn chế các rối loạn của cơ quan này, kẽm có khả năng cải thiện triệu chứng và giảm tần suất tổ đỉa tái phát rõ rệt.

Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng điều hòa hoạt động sản xuất mồ hôi và đẩy nhanh tốc độ lành thương. Nhờ vậy, có thể giảm mức độ ngứa ngáy, hạn chế tình trạng trợt loét và mưng mủ ở vùng da bị tổ đỉa. Các loại thực phẩm giàu Kẽm tốt cho bệnh nhân tổ đỉa, bao gồm hàu, tôm, mực, cua, các loại đậu, hạt hạnh nhân, súp lơ xanh,…

4. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là axit béo không no cần thiết đối với cơ thể. Omega 3 được biết đến với hiệu quả chống viêm, cải thiện sức khỏe xương, thị lực và tăng cường hoạt động của não bộ. Vì vậy, người mắc các bệnh mãn tính như tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm khớp,… nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu thành phần này để giảm mức độ viêm sưng của cơ quan tổn thương.

tổ đỉa kiêng ăn gì
Thực phẩm giàu Omega 3 có khả năng giảm nhẹ các rối loạn da như vảy nến, tổ đỉa, viêm da cơ địa,…

Bên cạnh đó, Omega 3 còn có tác dụng hydat hóa và bảo vệ làn da khỏi các yếu tố kích thích như hóa chất, xà phòng, nấm mốc, bụi bẩn, mạt bụi,… Với khả năng giữ ẩm, bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 giúp duy trì làn da mị màng, hạn chế tình trạng da khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Ngoài ra, bổ sung Omega 3 trong thời gian dài còn hỗ trợ giảm nhẹ các rối loạn da như vảy nến, tổ đỉa, viêm da cơ địa.

Có thể thấy, thực phẩm giàu Omega 3 mang đến nhiều lợi ích đối làn da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng. Vì vậy, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung giàu axit béo không no như cá hồi, cá thu, quả bơ, dầu ô liu, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…

Tham khảo: 5 Cách Điều Trị Tổ Đỉa Bằng Muối Cực Đơn Giản Bạn Nên Thử

5. Uống nhiều nước

Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, bệnh nhân cần chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước giúp gan, thận hoạt động tốt và hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn độc tố tích tụ trong cơ thể. Bên cạnh đó, thói quen này còn giúp da duy trì độ ẩm, phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên và ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố kích ứng, dị ứng như hóa chất, nấm mốc, mạt bụi,…

Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp cân bằng điện giải và đảm bảo các tế bào miễn dịch hoạt động tốt. Để tăng tốc độ phục hồi da, bệnh nhân có thể bổ sung thêm nước khoáng, nước ép từ rau củ và trái cây.

Trên đây là những thông tin giải đáp “bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì và ăn gì để nhanh khỏi?”. Hy vọng qua nội dung trên, bệnh nhân có thể dễ dàng xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Bên cạnh đó, cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch một cách toàn diện.

Tham khảo thêm

Câu hỏi liên quan

Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi bệnh lý ngoài da này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và...

Xem chi tiết

Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Vậy bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? Có chữa được không? Những thắc mắc thường gặp...

Xem chi tiết

Cách chữa