Xuất huyết dạ dày là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu và đi khám kịp thời sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện và các chữa trị căn bệnh này.

Định nghĩa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày hay còn được gọi là tình trạng chảy máu dạ dày. Đây là hiện tượng chảy máu ở lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Nguyên nhân do niêm mạc chịu một số tác động xấu dẫn đến bị viêm, loét gây nên.

Xuất huyết là tình trạng cảnh báo các vấn đề về dạ dày đang ở mức nguy cấp cần được điều trị khẩn cấp. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời có thể khiến cơ thể mất máu quá nhiều và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết dạ dày là tình trạng dạ dày bị chảy máu
Xuất huyết dạ dày là tình trạng dạ dày bị chảy máu

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Hiện tượng chảy máu dạ dày do rất nhiều nguyên nhân tác động đến niêm mạc dạ dày gây chảy máu. Một số nguyên nhân có nguy cơ dẫn đến tình trạng xuất huyết cao là:

Bệnh lý

Xuất huyết dạ dày có thể là biến chứng của một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như:

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng được cho là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết thường gặp nhất.
  • Ung thư dạ dày: Khi dạ dày xuất hiện các khối u, thức ăn đi vào có thể ma sát và gây tổn thương lòng mạch. Từ đó dẫn đến hiện tượng xuất huyết nhẹ, âm ỉ và dai dẳng.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy máu bao tử rất nguy hiểm.
  • Bệnh Hemophilia (máu khó đông): Người thuộc trường hợp rối loạn máu khó đông thường có nguy cơ  bị xuất huyết dạ dày cao hơn so với người khác.
  • Bệnh trĩ: Tình trạng xuất huyết xảy ra khi các tĩnh mạch mở rộng ở vùng hậu môn phình to bị va chạm mạnh dẫn đến vỡ và chảy máu.

Thuốc chống đông máu và kháng sinh

Lạm dụng thuốc Tây y đặc biệt là thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống đông máu cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết ở dạ dày tá tràng. Rất nhiều người thường không chú ý đến điều này nhưng trên thực tế, một số loại thuốc có thể khiến dạ dày của bạn bị tổn thương nghiêm trọng.

Vậy nên khi được kê đơn thuốc, hãy hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải.

Bệnh có thể xảy ra bởi lạm dụng thuốc kháng sinh
Bệnh có thể xảy ra bởi lạm dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng rượu bia thường xuyên

Không ít người thường xuyên uống rượu hoặc bị nghiện rượu gặp nguy cơ xuất huyết dạ dày. Nếu uống quá nhiều bia rượu, dạ dày của bạn sẽ bị tổn thương, tạo điều kiện để những yếu tố nguy cơ xâm nhập, khiến chảy máu dạ dày nặng nề hơn.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày là:

  • Xuất huyết dạ dày vì nhịn ăn sáng: Nếu không ăn sáng, lượng acid trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn mà không có thức ăn để trung hòa sẽ khiến lớp niêm mạc bị tác động, sau một thời gian dài có thể gây biến chứng xuất huyết dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn HP: Khuẩn HP là nguyên nhân gây nên các bệnh lý về dạ dày trong đó có xuất huyết bao tử.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không khoa học, tâm lý căng thẳng, stress cũng gây tác động đến niêm mạc dạ dày và khiến tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K có chức năng làm đông máu, nếu thiếu hụt loại vitamin này thì có thể mắc phải nguy cơ xuất huyết.

Đọc thêm thông tin: Xuất huyết dạ dày ở người già: Nguy hiểm nếu không điều trị sớm

Đối tượng xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, trong đó nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, khối u lành tính, ung thư dạ dày.
  • Những người đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm giảm đau.
  • Người có thói quen sử dụng rượu bia.
  • Người thường xuyên lo âu, căng thẳng, stress.
  • Do thói quen thường xuyên ăn cay, các thực phẩm chứa chất kích thích dạ dày.

 

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Dấu hiệu xuất huyết bao tử ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh về dạ dày khác. Sau một thời gian, tình trạng bệnh nặng hơn, các dấu hiệu cơ thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Thay đổi sắc tố da: Màu da thay đổi là một trong những dấu hiệu dấu hiệu của xuất huyết bao tử phổ biến và dễ nhận biết nhất.
  • Buồn nôn, nôn ra máu: Nôn ra máu là tình trạng xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân.
  • Đi ngoài phân đen: Phân đêm là tình trạng trong phân có lẫn máu dây cũng là dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị xuất huyết trầm trọng.
  • Đau vùng thượng vị dạ dày: Đau thượng vị cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy dạ dày đang gặp phải tình trạng xuất huyết.
  • Cơ thể thiếu máu: Xuất huyết dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến cho cơ thể luôn choáng váng, mệt mỏi, vã mồ hôi, mờ mắt,…
  • Các dấu hiệu khác: Người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như sôi ruột, chóng mặt, thở nhanh, khát nước, tiểu ít hoặc không thể đi tiểu, mạch đập nhanh,…

Người bệnh bị đau bụng dữ dội
Người bệnh bị đau bụng dữ dội

Nên xem: Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không?

Biến chứng xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm do một số bệnh lý liên quan đến dạ dày gây nên. Trong giai đoạn đầu, tình trạng bệnh không gây tổn thương hoặc tổn thương rất ít nên khó xác định tình trạng bệnh chính xác.

Thông thường thời gian ủ bệnh có thể vài năm, khi người bệnh phát hiện tình trạng xuất huyết thì biểu hiện xuất huyết dạ dày đã ở giai đoạn nặng rất khó điều trị. Do đó xuất huyết dạ dày rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

Mức độ nguy hiểm của triệu chứng xuất huyết bao tử được chia làm hai cấp:

  • Xuất huyết nhẹ: Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng và không có biểu hiện suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
  • Xuất huyết nặng: Đây là giai đoạn bệnh xuất hiện thường xuyên, người bệnh bị mất tỉnh táo, có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng, suy tim, mạch nhỏ, mạch đập không ổn định, cử động khó khăn hoặc tức ngực khó thở.

Chẩn đoán xuất huyết dạ dày

Để chẩn đoán chính xác tình trạng xuất huyết và đưa ra phương án điều trị chính xác nhất. Sau đây là một số phương pháp thường được bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện trong quá trình thăm khám:

  • Khám lâm sàng.
  • Khám nội soi tiêu hóa.
  • Chụp X-Quang Baryt.
  • Xét nghiệm máu.
  • Mổ bụng khám trực tiếp.

Nên xem: Đau dạ dày nôn ra máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Điều trị xuất huyết dạ dày

Thông thường, tình trạng xuất huyết được điều trị bằng Tây y, Đông y hoặc bằng các biện pháp tại nhà. Sau đây là một số cách điều trị hiệu quả nhất:

Áp dụng các biện pháp Tây y

Cách chữa xuất huyết dạ dày bằng Tây y thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Các loại thuốc thường được sử dụng để ngăn chặn và điều trị xuất huyết dạ dày cấp tính là:

  • Thuốc trung hòa acid và kháng tiết acid.
  • Thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton.
  • Thuốc co mạch.
  • Thuốc kéo dài thời gian đông máu.

Thuốc Tây y được đánh giá là loại thuốc có tác dụng cầm máu nhanh, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến tình trạng xuất huyết trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Tây giúp cầm máu khá nhanh
Thuốc Tây giúp cầm máu khá nhanh

Phẫu thuật

Nếu người bệnh có dấu hiệu xuất huyết nặng, các bác sĩ thực hiện ngay các biện pháp phẫu thuật để tránh tình trạng bệnh nhân mất máu quá nhiều. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ tiến hành các biện pháp phẫu thuật như:

  • Phương pháp nội soi dạ dày: Các bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ y khoa (đầu điện, chất cầm máu xịt, kẹp cầm máu, tia laser) để thực hiện ngăn chặn việc chảy máu ra ngoài mạch.
  • Phương pháp phẫu thuật mổ hở: Mổ hở được chỉ định với những bệnh nhân xuất huyết nặng và chảy máu ồ ạt. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị và máy móc y khoa để tiến hành mổ trực tiếp để kiểm tra và tiến hành các biện pháp ngăn chảy máu.

Đọc ngay: Top 7 thuốc xuất huyết dạ dày cho kết quả tốt nhất hiện nay

Mẹo dân gian

Trong trường hợp bệnh xuất huyết dạ dày ở giai đoạn đầu, nhẹ và chưa có những biểu hiện nghiêm trọng, người bệnh có thể dùng các mẹo dân gian tại nhà. 

Một số mẹo được áp dụng gồm:

Củ gừng:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng sau đó cạo sạch vỏ và rửa cùng nước.
  • Thái lát hoặc băm nhuyễn rồi đun cùng nước cho sôi 5 phút.
  • Lọc bỏ phần bã, hòa một chút mật ong cùng nước gừng để dễ uống hơn.
  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Nghệ:

  • Nghệ thái lát mỏng và cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ mật ong nguyên chất vào bình cho đến khi ngập hết nghệ.
  • Đậy kín nắp trong vòng 30 ngày sau đó mỗi ngày dùng 3 – 4 muỗng mật ong cùng nghệ tươi.
  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần để giảm đau dạ dày.

Nha đam:

  • Nha đam tươi gọt vỏ và ngâm cùng nước muối và lấy phần gel trong suốt.
  • Xay nhuyễn nha đam và lọc lấy nước cốt và tinh chất.
  • Nấu sôi tinh chất nha đam và cho đường phèn vào đun cùng để uống mỗi ngày, giúp giảm chảy máu dạ dày.

Đọc ngay: 6 Biến Chứng Của Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Nên Chú Ý

Phòng tránh xuất huyết dạ dày

Tình trạng xuất huyết dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn có lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

  • Hạn chế sử dụng đồ cay nóng, đồ uống gây kích thích dạ dày. Bên cạnh đó bạn cũng không nên ăn thức ăn chua, đồ có cồn, nước có gas hoặc cà phê, rượu bia,…
  • Những thức ăn quá cứng hoặc quá dai nên nấu kỹ, chín nhừ để không làm tăng áp lực lên dạ dày.
  • Nên ăn nhiều món luộc, hấp, xay nhuyễn để giảm tiết dịch vị gây tổn thương vùng niêm mạc dạ dày.
  • Một số thức ăn có thể giúp trung hòa acid dịch vụ như như: Sữa, trứng, chế phẩm từ sữa sẽ tốt cho bạn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung gạo nếp, bột mì, khoai, rau củ non, hoa quả,… mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để giảm tình trạng tổn thương dạ dày, xuất huyết dạ dày.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa, không để mệt mỏi, stress kéo dài và tập thể dục thể thao mỗi ngày để phòng ngừa.

Bệnh xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, ngay khi nhận thấy những bất thường, bạn cần đi khám ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có lối sống lành mạnh, khoa học để ngăn bệnh tiến triển nặng cũng như ngăn bệnh tái phát.

Xem  thêm: Bệnh Xuất Huyết Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Nhất?

Câu hỏi liên quan

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Chữa được không? là thắc mắc thường gặp. Được biết, đây là tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa có thể gây ra nhiều vấn đề...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có đau bụng không? Có sốt không? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải nhận biết...

Xem chi tiết

Bị xuất huyết dạ dày có phải truyền máu không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thực tế, truyền máu chỉ được xem xét trong trường hợp mất máu có mức...

Xem chi tiết

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, đa phần trường hợp chảy máu dạ dày đều có đáp ứng tốt với các thủ...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp