Xoang là bộ phận có chức năng rất quan trọng trong cơ thể con người. Bởi vậy khi bị viêm xoang, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh bệnh này đều là những thông tin cần thiết mà bất cứ ai cũng cần nắm rõ để chủ động bảo vệ bản thân.

Định nghĩa viêm xoang

Bệnh viêm xoang tiếng anh được gọi là Sinusitis. Đây là tình trạng viêm, sưng ở niêm mạc xoang dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch mũi,…

Viêm xoang là bệnh lý về hô hấp thường gặp
Viêm xoang là bệnh lý về hô hấp thường gặp

Xoang là một một hệ thống hốc rỗng nằm trong khu vực xương sọ, bao quanh các bộ phận mắt, trán, mũi, răng hàm. Khi bộ phận này khỏe mạnh sẽ chứa đầy không khí, giúp cho việc hít thở trở nên dễ dàng và ổn định hơn, Tuy nhiên khi bị viêm, chức năng dẫn lưu dịch của xoang bị cản trở trở đáng kể, từ đó dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn dịch nhầy. Lúc này, vi sinh vật gây hại cũng phát triển mạnh tại xoang.

Dựa theo mức độ nghiêm trọng và thời gian xuất hiện thì bệnh viêm xoang được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính, cụ thể:

  • Viêm xoang cấp tính: Chỉ kéo dài tối đa khoảng 4 tuần, có triệu chứng nhẹ, tự biến mất mà không cần điều trị.
  • Viêm xoang mạn tính: Thường kéo dài trên 8 tuần, việc điều trị bệnh lúc này sẽ khó khăn, phức tạp.

Nếu căn cứ vào mặt cấu trúc thì viêm xoang còn được phân thành rất nhiều dạng khác, cụ thể là:

Để biết mình bị dạng viêm xoang nào, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Để biết mình bị dạng viêm xoang nào, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Chú ý: Để biết chính xác bản thân đang bị dạng bệnh nào, người bệnh cần phải tới bệnh viện để thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm khái niệm: Viêm Xoang Hàm: Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Nguyên nhân viêm xoang

Nguyên nhân khởi phát bệnh viêm xoang chính là nhiễm nấm, virus, vi khuẩn gây hại. Những tác nhân này khi xâm nhập và phát triển vào trong các xoang sẽ làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang. Bởi vậy mà chất nhầy bị ứ đọng, cản trở sự lưu thông không khí trong xoang.

Ngoài ra, cũng có một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xoang là:

  • Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng với thức ăn, hóa chất, phấn hoa, lông chó mèo, môi trường khói bụi hay thời tiết khô hanh… rất dễ bị viêm mũi xoang. Bởi việc dị ứng dễ khiến niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ thông xoang và gây nhiễm trùng xoang.
  • Sức đề kháng kém: Một người có sức đề kháng suy yếu sẽ không thể ngăn chặn tốt các tác nhân gây hại từ bên ngoài khi xâm nhập vào cơ thể, kể cả xoang.
  • Thói quen vệ sinh mũi kém: Mũi là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài, nhất là bụi bẩn. Bởi vậy, bộ phận này không được vệ sinh sạch sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển tại khu vực niêm mạc, làm tăng nguy cơ viêm xoang. Bên cạnh đó, việc không rửa tay, rửa mặt thường xuyên kèm với thói quen ngoáy mũi sẽ giúp vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
  • Chấn thương: Các hoạt động thể thao mạnh có thể khiến cơ thể bị chấn thương bất cứ lúc nào. Nếu bị tổn thương tại vùng mặt, xoang cũng có thể bị gãy dẫn đến tình trạng bít lỗ thông dịch nhầy xoang.
  • Thói quen bơi, lặn nhiều: Bơi, lặn cũng là yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh viêm xoang. Nguyên nhân là chất clo có trong hồ bơi có thể gây ra tác dụng phụ là làm sưng tấy khoang mũi, viêm nhiễm mô và cả xoang mũi.
Người bị dị ứng phấn hoa có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp
Người bị dị ứng phấn hoa có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm xoang, tuy nhiên trên thực tế cũng có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này, đó là:

  • Phụ nữ mang thai do có hệ miễn dịch suy yếu nên rất dễ bị vi khuẩn hoặc siêu vi tấn công gây bệnh tại xoang.
  • Người có dị tật ở mũi chẳng hạn như phì đại cuống mũi hay vẹo vách ngăn mũi.
  • Những đối tượng phải thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ.
  • Người có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm: Viêm Xoang Gây Đau Nhức Hốc Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đối tượng mắc viêm xoang

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc viêm xoang cao:

  • Trường hợp có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi, polyp mũi,...
  • Người có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan,...
  • Người có tiền sử mắc dị ứng
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai
  • Người có thói quen hút nhiều thuốc lá
  • Người bị hen suyễn
  • Người bị nhiễm trùng răng và nướu
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc các chất độc hại
  • Người có hệ miễn dịch yếu kém

Đọc thêm: Viêm Xoang Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị An Toàn

Triệu chứng viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh lý nhiễm trùng nên cũng có các dấu hiệu đau nhức, sốt, chảy dịch hay nghẹt mũi. Tuy nhiên, trong giai đoạn khởi phát, bệnh gần như chưa xuất hiện những triệu chứng này nên việc phát hiện rất khó khăn.

Những dấu hiệu viêm xoang đặc trưng vào giai đoạn nặng bao gồm:

  • Đau nhức: Vùng xoang bị viêm thường bị đau nhức ở một khung giờ nhất định. Tùy thuộc vào xoang bị viêm ở vùng nào thì cảm giác khó chịu sẽ xuất hiện ở vùng đó đầu tiên.
  • Chảy dịch mũi: Người có xoang bị viêm thường bị chảy dịch mũi hoặc họng tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm. Cụ thể, nếu bạn bị viêm xoang trước dịch nhầy sẽ chảy ra mũi trước, nếu bị viêm xoang sau thì dịch sẽ đi xuống họng. Do bị chảy dịch nên bạn cũng có hiện tượng khụt khịt, khó chịu ở cổ họng và muốn khạc nhổ liên tục. Tùy vào mức độ bệnh mà dịch chảy ra sẽ có màu trắng, đục, xanh, hay vàng nhạt và có mùi hôi cực kỳ khó chịu.
  • Nghẹt mũi: Nghẹt mũi là triệu chứng viêm xoang đặc trưng. Người bệnh có thể chỉ bị nghẹt 1 bên hoặc cả 2 bên kèm theo hiện tượng khó thở, mệt mỏi.
  • Điếc mũi: Khi xoang bị viêm nặng sẽ gây phù nề niêm mạch. Bởi vật lúc này người bệnh gần như không còn phân biệt được mùi hương do thần kinh khứu giác không còn nhạy cảm nữa.
Viêm xoang gây nghẹt mũi, nhức đầu
Viêm xoang gây nghẹt mũi, nhức đầu

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể có một số dấu hiệu ít gặp khác là:

  • Đau đầu.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Có cảm giáng chóng mặt, mất thăng bằng khi nghiêng người về phía trước.
  • Xung quanh vùng mắt bị đau theo từng cơn và theo nhịp mạch đập.
  • Đau nhức mũi mỗi lần hắt hơi mạnh.
  • Chán ăn, không thể tập trung.
  • Viêm thần kinh mắt dẫn tới hiện tượng mờ mắt.

Đọc thêm: Viêm Xoang Chảy Máu Mũi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Chẩn đoán viêm xoang

Thông thường, bác sĩ chỉ cần làm kiểm tra các triệu chứng lâm sàng kết hợp với việc hỏi thăm tình trạng sức khỏe là có thể đủ dữ liệu để chẩn đoán bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, để xác định mức độ bệnh và các biến chứng xảy ra, đôi khi người bệnh vẫn thực hiện thêm một số thủ thuật xét nghiệm như:

  • Nội soi mũi: Là phương pháp thăm khám có sử dụng ống soi phóng đại nhằm mục đích quan sát cấu trúc bên trong hốc mũi, cụ thể là vách ngăn, cuốn mũi, ngách mũi, các lỗ thông của xoang, cửa mũi sau và vòm họng. Thông qua việc nội xoang mũi, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của xoang.
  • Chụp CT xoang mũi: Là phương pháp sử dụng nhiều tia X để quét lên vùng đầu mặt của cơ thể người bệnh theo lát cắt ngang. Kỹ thuật này phối hợp với kỹ thuật xử lý bằng máy vi tính để tạo ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của hốc xoang mũi. Nhờ đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán gần như chính xác tình trạng bệnh.

Tham khảo thêm: Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Có Đắt Không? Nên Mổ Ở Đâu Tốt Nhất?

Hình ảnh nội soi mũi
Hình ảnh nội soi mũi

Điều trị viêm xoang

Người bệnh có thể tham khảo cách điều trị viêm xoang bằng mẹo dân gian, biện pháp Tây y hoặc Đông y.

Mẹo dân gian chữa viêm xoang tại nhà

Việc điều trị viêm xoang bằng mẹo dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, có tính kháng viêm, sát khuẩn mạnh như mật ong, tỏi, gừng, hành tây, muối ăn, lá trầu không. Đặc biệt, chúng đều an toàn, lành tính nên người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.

Dùng tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong đều có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn cực tốt. Bởi vậy khi kết hợp chúng lại với nhau, bạn sẽ có một bài thuốc dân gian điều trị bệnh hiệu nghiệm.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 củ tỏi, lột bỏ vỏ rồi giã nhuyễn.
  • Lấy nước cốt tỏi trộn cùng mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1.
  • Thoa đều hỗn hợp tỏi và mật ong vào niêm mạc mũi và để nguyên trong 1 tiếng sau đó rửa lại mũi bằng nước sạch. Thực hiện cách này 2 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả điều trị viêm xoang cực tốt.

Xem chi tiết: Tổng Hợp 8 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Tỏi Cực Hiệu Quả

Mẹo dân gian với gừng và hành

Ngoài tác dụng kháng viêm, chất cay có trong gừng và hành còn khả năng làm thông các dịch tiết viêm xoang. Bởi vậy việc sử dụng hai nguyên liệu này có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng nghẹt mũi do bệnh xoang gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ và 2 củ hành còn tươi.
  • Gừng cạo sạch vỏ đem đi rửa cùng hành.
  • Xay nhuyễn hành và gừng để lấy nước cốt rồi thoa lên mũi khoảng 30 phút, tiếp đó rửa lại mũi bằng dung dịch nước muối loãng. Áp dụng mẹo này ngày 2 lần và thực hiện liên tục 2 tuần để giảm triệu chứng viêm xoang.
Gừng và hành đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt
Gừng và hành đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt

Mẹo dân gian với lá trầu tươi

Chiết xuất từ lá trầu không tươi có tính kháng sinh mạnh, giúp ức chế và tiêu diệt trùng roi, song cầu khuẩn và nhiều vi khuẩn gây hại khác. Bởi vậy mà nguyên liệu này từ lâu đã được dân gian áp dụng để điều trị viêm xoang mũi, họng,…

Cách thực hiện:

  • Hái 1 nắm lá trầu không tươi rồi đem đi rửa nhiều lần với nước.
  • Vò nát lá trầu không rồi cho vào nồi nước đang đun sôi, tiếp tục đun lửa nhỏ thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Dùng nước lá trầu để xông mũi, thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần trong 10 phút để giảm triệu chứng viêm xoang. Người bệnh cần chú ý giữ khoảng cách với nồi nước xông để không bị bỏng hơi.

Chú ý:

  • Mẹo dân gian chỉ có tác dụng điều trị bệnh ở mức độ nhẹ, chưa gây ra biến chứng.
  • Hiệu quả điều trị bất cứ bệnh nào bằng mẹo dân gian cao hay thấp tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
  • Các nguyên liệu trong mẹo chữa viêm xoang tại nhà đều cần rửa thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.

Xem thêm: Mách Bạn 6 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Gừng Cực Hay Và Hiệu Quả

Tây y trị viêm xoang

Bên cạnh việc áp dụng mẹo dân gian chữa viêm xoang tại nhà, bạn cũng cần kết hợp thêm biện pháp Tây y để trị dứt điểm bệnh.

Điều trị bằng thuốc tân dược

Cách loại thuốc chữa viêm xoang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

  • Thuốc kháng sinh: Beta-lactam, Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2, Amoxicillin Macrolide, Cefdinir, Erythromycin… là những thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho người bị viêm xoang. Liều dùng thuốc kéo dài trung bình từ 7-14 ngày, tùy thuộc vào mức độ bệnh. Ngoài ra, thuốc kháng sinh dạng kháng histamin H1 cũng có thể được áp dụng cho trường hợp viêm xoang mũi dị ứng.
  • Thuốc chống sung huyết: Phù nề ở các hốc xoang, tắc nghẽn dịch mũi là tình trạng mà người bệnh viêm xoang phải đối mặt. Lúc này, việc sử dụng thuốc chống sung huyết là điều cần thiết để dịch nhầy dễ dàng đào thải, giảm tắc nghẽn mũi và làm thông mũi. Thành phần của nhóm thuốc này thường là Phenylephrine, Phenylpropanolamine, Ephedrine…
  • Thuốc xịt mũi corticoid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm phù nề, ngăn ngừa triệu chứng tiết dịch mũi. Tuy nhiên, chúng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
  • Thuốc giảm đau chống viêm: Phổ biến nhất là Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac… Tác dụng của chúng là hạ sốt, giảm đau nhức trong giai đoạn bệnh cấp tính.

Tham khảo thêm: TOP 15 Thuốc Trị Viêm Xoang Phát Huy Công Dụng Tốt Nhất

Người bệnh có thể dùng Paracetamol để giảm triệu chứng đau nhức xoang
Người bệnh có thể dùng Paracetamol để giảm triệu chứng đau nhức xoang

Phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật chữa viêm xoang sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả và các triệu chứng bệnh vẫn kéo dài dai dẳng.
  • Vùng mũi xoang có vấn đề bất thường, chẳng hạn như polyp mũi quá lớn hoặc lệch vách ngăn mũi,…
  • Bệnh đã gây ra biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như chèn vào dây thần kinh thị giác hay viêm ổ mắt.

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh mà phương pháp phẫu thuật xoang mũi có thể áp dụng là:

  • Chọc xoang hàm để hút dịch mủ.
  • Cắt bỏ polyp mũi.
  • Chỉnh hình vách ngăn xoang.
  • Nạo xoang.

Phòng tránh viêm xoang

Để bệnh viêm xoang khỏi nhanh chóng, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Vậy đang bị bệnh này nên ăn gì, kiêng gì?

Thực phẩn nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu kẽm: Nghêu, sò, trứng, ngũ cốc, hạt bí,..
  • Thực phẩm giàu thành phần omega 3: Dầu cá và các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá nục…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Cam, bưởi, chanh, chuối, táo tàu, kiwi, rau xanh…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Đu đủ, khoai lang, bí ngô…

Thực phẩm cần kiêng:

  • Sữa cùng toàn bộ chế phẩm từ sữa.
  • Nhóm thực phẩm dễ dàng gây dị ứng: Tôm, cua, đậu nành, đậu phộng,…
  • Đồ ăn có đặc tính cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Đồ quá lạnh.
  • Mọi thực phẩm có chứa chất kích thích.
  • Đồ ăn chế biến sẵn.
  • Đường.

Đọc thêm: Viêm Xoang Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Điều Trị Bệnh Nhanh Khỏi?

Người bệnh không nên ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản
Người bệnh không nên ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, hải sản

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả bệnh viêm xoang, bạn cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:

  • Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để tránh xa tác nhân khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá và vi khuẩn gây bệnh.
  • Luôn luôn đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc lúc phải làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh, môi trường nhiều bụi bặm, ô nhiễm.
  • Không nằm điều hòa quá lâu để tránh hiện tượng khô, ngứa mũi.
  • Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng mũi, cổ khi trời lạnh, mưa, nhất là những người hay phải thức khuya, dậy sớm.
  • Không làm việc quá sức và kiểm soát tót căng thẳng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và chống chọi lại với tác nhân gây bệnh.

Như vậy có thể thấy, viêm xoang là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống. Khi có bất cứ dấu hiệu nào khiến bạn nghi ngờ mắc bệnh này thì hãy tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Nước đá mang đến cảm giác mát lạnh cho cổ họng nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên người bị viêm xoang uống nước đá được không, nên uống những gì? Bài viết dưới...

Xem chi tiết

Viêm xoang xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Vậy bệnh viêm xoang có lây không? Lây qua đường nào? Dưới đây là thông tin...

Xem chi tiết

Viêm xoang có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những người bị viêm xoang. Bệnh lý này xảy ra khi một hoặc nhiều xoang bị viêm...

Xem chi tiết

Viêm xoang là bệnh thường gặp, xảy ra khi niêm mạc xoang bị sưng viêm gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức mũi, chảy dịch mũi, đau đầu... Bị viêm xoang có phải...

Xem chi tiết

Viêm xoang sàng sau có mổ được không là thắc mắc chung của người bệnh. Phương pháp này phù hợp với những người không đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn, có biến chứng...

Xem chi tiết

Bị viêm xoang có nên nằm điều hòa, máy lạnh không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây là thiết bị làm mát không thể thiếu với những quốc gia có...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp