Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến, có tiến trình diễn biến phức tạp và rất khó để chẩn đoán phân biệt với chứng lao phổi, viêm phổi hay hen suyễn. Trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời, nguy cơ người bệnh gặp phải biến chứng là rất cao. Để sớm phát hiện và xác định hướng chữa bệnh đúng đắn nhất, phòng khám Favina xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về viêm phế quản. 

Định nghĩa viêm phế quản

Viêm phế quản – tình trạng nhiễm trùng ở những vùng, tổ chức nằm xung quanh phế quản, bao gồm niêm mạc và tiểu phế quản. Tình trạng này diễn ra làm cho không khí ở trong phế quản khó lưu thông.

Bệnh viêm phế quản thực chất không phát triển nhanh và mạnh như các bệnh lý về đường hô hấp thông thường. Viêm đường phế quản thường phát triển theo các giai đoạn như sau:

  • Viêm  đường phế quản cấp: Với các triệu chứng bệnh kéo dài dưới 10 ngày, trong một số trường hợp lâu nhất lên đến vài tuần.
  • Viêm phế quản mạn tính: Bệnh có thể kéo dài lên đến vài tháng với khả năng tái phát nhiều lần, đôi khi kéo dài cả năm.

Một số dạng viêm đường phế quản phổ biến như:

  • Viêm phế quản co thắt: Khi viêm nhiễm, lớp niêm mạc ở phía trong phế quản bị sưng phồng và tiết dịch nhầy nhơn thông thường. Bệnh nhân khi bị viêm đường phế quản co thắt sẽ thấy ho có đờm, kèm theo đó là khó thở, đau tức ngực, sổ mũi hắt hơi, hơi thở yếu, thở rít,…
  • Viêm phế quản bội nhiễm: Khi người bệnh bị viêm phế quản nhưng mắc thêm chủng virus, vi khuẩn khác tấn công sẽ hình thành tình trạng bội nhiễm. Bệnh nhân có thể nhận biết thông qua những biểu hiện như sốt cao, cổ họng đau rát, thở khò khè, nghẹt mũi, hắt hơi, ho có kèm theo đờm xanh hoặc vàng, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon.
  • Viêm phế quản phổi: Những túi khí ở phổi bị đọng nhiều dịch mủ do vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến viêm nhiễm. Người bệnh sẽ bị sốt cao, có đờm đặc màu xanh hoặc vàng khi ho, lồng ngực bị co thắt, cơ thể tím tái, nôn mửa rất nguy hiểm.
  • Viêm phế quản dạng hen: Lớp niêm mạc phế quản bị thu hẹp bởi nguyên nhân phù nề và làm cho các cơ phế quản bị co thắt lại. Toàn bộ phần ống dẫn khí lúc này bị viêm nhiễm và làm cho bạn bị khó thở, thở khò khè, thở rít, co rút lồng ngực,… khá giống với triệu chứng của hen suyễn.

Đọc thêm khái niệm: Viêm Tiểu Phế Quản Bội Nhiễm: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm phế quản có cấp tính và mãn tính

Nguyên nhân viêm phế quản

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản gồm:

  • Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch không tốt như bệnh nhân đang có bệnh nền, trẻ em, phụ nữ mang thai, bị HIV, người già có nguy cơ bị bệnh cao.
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Tỷ lệ người bị bệnh cao hơn vào thời điểm mùa đông và mùa hè. Điều này cho thấy yếu tố thời tiết có thể tác động đến khả năng hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh trong môi trường.
  • Thói quen hút thuốc: Thuốc lá là yếu tố làm cho người bệnh dễ bị viêm đường phế quản bởi chất Nicotin trong thuốc làm niêm mạc đường phế quản bị viêm nhiễm.
  • Môi trường làm việc không đảm bảo: Với đặc thù nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất hay ô nhiễm cũng làm phế quản tiết nhiều dịch nhầy, khiến niêm mạc bị viêm nhiễm.

Hút thuốc lá dễ gây viêm phế quản

Có thể bạn quan tâm: Viêm Phế Quản Nên Uống Gì? 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất

Đối tượng mắc viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp rất dễ gặp, nhất là ở những người có sức đề kháng kém. Đặc biệt, người già, trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất hiện nay.

Bệnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém cùng đường hô hấp chưa hoàn thiện nên có nguy cơ bị mắc bệnh cao. Chỉ cần sau một đợt cảm cúm, cảm lạnh hay nhiễm siêu vi, tác nhân gây hại có thể xâm nhập vào đường thở và làm con nhiễm bệnh.

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Đối tượng bé từ 1 – 3 tuổi cũng là nhóm thường bị viêm phế quản bất kể thời điểm nào trong năm. Vào độ tuổi này, bệnh viêm phế quản rất nhanh sẽ biến chứng sang hen suyễn hay viêm phổi nếu cha mẹ không chú ý nhận biết và điều trị sớm.

Những biểu hiện của ho viêm phế quản giai đoạn này dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm hoặc bệnh viêm họng thông thường. Do đó, mẹ cần theo dõi kỹ những biểu hiện của con để phán đoán chính xác khả năng mắc các bệnh.

Xem thêm: Phân Biệt Hen Phế Quản Và Viêm Phế Quản Tránh Nhầm Lẫn

Viêm phế quản người lớn

Người cao tuổi có sức khỏe càng ngày càng suy giảm, do đó đây được xem là một trong số những đối tượng dễ mắc viêm phế quản hơn so với thông thường. Ngoài ra, những người hay hút thuốc lá, uống bia rượu, làm việc trong môi trường khói bụi ô nhiễm cũng tương tự.

Ở thời điểm đầu, người bệnh khó có thể nhận biết mình bị viêm phế quản bởi nhầm lẫn với bệnh lý viêm họng gây ho. Bởi vậy, hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi bệnh đã ở giai đoạn mãn tính, dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm phế quản

Khi bị viêm đường phế quản, người bệnh có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu bệnh như sau:

  • Sốt cao: Cơ thể bị viêm nhiễm, biểu hiện đầu tiên bạn có thể nhận biết đó là tình trạng tăng thân nhiệt. Đây là phản ứng phòng vệ của cơ thể nhằm tiêu diệt vi khuẩn, bạn có thể bị sốt cao khoảng vài ngày ở giai đoạn cấp tính.
  • Ho khan hoặc có đờm xanh vàng: Vùng cơ trơn phế quản bị co bóp liên tục và tiết nhiều dịch hơn thông thường. Do đó người bệnh thường thấy bị bị ho có kèm theo đờm và bị ho khan vào buổi đêm.
  • Khó thở, tức ngực: Người bệnh có thể thấy khó thở bởi phần ống dẫn phế quản bị phù nề và hẹp lại. Nếu bị viêm phế quản dạng hen, bệnh nhân còn bị thở khò khè, thở rít và lâu dần thành hen suyễn.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn: Sốt cao, ho nhiều kèm theo khó thở sẽ làm bệnh nhân cảm thấy khó ăn, mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho bệnh nhân bị bệnh lý này dễ bị sụt cân.

Bệnh nhân thường ho và tức ngực

Đọc thêm: Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị

Biến chứng viêm phế quản

Bệnh viêm đường phế quản tương đối nguy hiểm, dễ gây biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Một số biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe có thể kể đến như:

  • Viêm phổi: Vi khuẩn di chuyển nhanh từ ống phế quản vào phổi và gây ứ đọng dịch mủ trong túi khí, dẫn đến viêm phổi.
  • Hen phế quản: Không khí khó lưu thông trong phế quản lâu ngày làm cho người bệnh bị khó thở, lâu dần tạo nên những cơn hen suyễn.
  • Áp xe phổi: Phổi bị nhiễm khuẩn lâu ngày có thể gây ra tình trạng hoại tử rất nguy hiểm. Biến chứng này rất nguy hiểm, dễ dàng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Tràn dịch màng phổi: Những vết áp xe phổi khi bị áp lực và vỡ ra gây tràn mủ màng phổi, nguy cơ tử vong trong trường hợp này rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Ung thư phổi: Đây là biến chứng nặng nhất mà người bệnh có nguy cơ phải đối mặt. Hiện nay ung thư chỉ có thể áp dụng các biện pháp kéo dài sự sống mà không thể đặc trị hoàn toàn.

Đọc thêm thông tin: Viêm Phế Quản Mạn Tính Ở Người Già Và Cách Trị Hiệu Quả

Chẩn đoán viêm phế quản

Bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng người bệnh thường gặp phải, cộng với các yếu tố các như nghề nghiệp, thời tiết, tiền sử bệnh của gia đình để chẩn đoán.

Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể cho người bệnh làm thêm một số xét nghiệm để kiểm tra độ châm chích da bằng cách bôi một số chất lên da để xem cơ thể người bệnh phản ứng với từng chất như thế nào. Nếu người bệnh dị ứng với một số chất nào đó, da của người bệnh sẽ xuất hiện dị ứng với một vết đỏ có thể kèm sưng tấy.

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thụ chất phóng xạ (RAST) để phát hiện kháng thể IgE có thể được áp dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng. RAST giúp đo lượng kháng thể immunoglobulin E đối với các chất gây dị ứng cụ thể trong máu của người bệnh. 

Điều trị viêm phế quản

Hiện nay, sau khi đã chẩn đoán viêm phế quản, người bệnh có thể lựa chọn một trong số những phương pháp điều trị tại nhà, điều trị bằng Tây y hay Đông y để chữa viêm phế quản.

Tây y chữa viêm phế quản

Đối với bệnh lý viêm phế quản cấp tính kéo dài hay mạn tính, bạn hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp điều trị theo Tây y. Một số loại thuốc được các bác sĩ kê đơn trong tình huống này bao gồm:

  • Thuốc giảm ho: Mặc dùng chúng không thể giải quyết được tình trạng đờm ứ trong phổi nhưng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc có công dụng làm rộng đường phế quản, giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Đồng thời thuốc cũng giúp làm sạch chất nhầy ứ đọng trong đường thở.
  • Thuốc chống viêm nhóm non-steroid: Dùng trong các trường hợp triệu chứng viêm đường phế quản kéo dài dai dẳng, có nguy cơ làm tổn thương mô.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong tình huống viêm phế quản do nhiễm khuẩn. Thuốc có khả năng ngăn ngừa sự nhiễm trùng mức độ thứ cấp.
  • Liệu pháp oxy: Nếu người bệnh bị khó thở, liệu pháp này sẽ giúp oxy được đưa đến phổi một cách dễ dàng hơn.

Thuốc Tây kiểm soát viêm phế quản hiệu quả

Xem thêm: Viêm Phế Quản Bội Nhiễm Là Tình Trạng Gì? Cách Chữa Trị

Thuốc Đông y

Để trị viêm đường phế quản, Đông y vận dụng phép Ôn phế hóa đàm, thanh nhiệt, chỉ khái. Từ đó giúp tác động sâu vào căn nguyên bệnh, chữa bệnh từ gốc và nâng cao sức đề kháng song song. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đơn giản điều trị như:

  • Bài thuốc số 1: Dùng hạnh nhân, tô diệp, chỉ xác, trần bì, tiền hồ, cam thảo, cát cánh, bán hạ chế, phục linh, sinh khương sắc uống mỗi ngày 1 thang (dùng sau khi ăn vào buổi sáng và tối).
  • Bài thuốc số 2: Dùng liên kiều, cúc hoa, tang diệp, bạc hà, tiền hô, cam thảo, ngưu bàng tử, lô căn, hạnh nhân sắc cùng nước và uống mỗi ngày 2 lần để giảm bệnh.
  • Bài thuốc số 3: Dùng cam thảo, bạch thược, quế chi, ma hoàng, tế tân, can thương, ngũ vị tử, bán hạ chế sắc với nước trong ấm. Chia thuốc thành 2 phần dùng trong ngày vào bữa sáng và bữa tối.

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian chữa viêm phế quản đã có từ xa xưa, được nhiều người ứng dụng và chứng minh tính hiệu quả mà nó mang lại. Phương pháp này có ưu điểm về nguyên liệu sử dụng đơn giản, chi phí tiết kiệm và mức độ an toàn cao.

Vì thế mọi đối tượng đều có thể nghiên cứu và áp dụng các bài thuốc như sau:

  • Gừng tươi: Chuẩn bị 2 củ gừng cạo sạch vỏ, giã nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt. Cho thêm với 200ml mật ong rồi khuấy đều cùng với nước gừng, đun trên bếp nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sánh lại. Bảo quản gừng mật ong trong hũ thủy tinh, mỗi ngày bạn dùng 2 thìa nhỏ vào buổi sáng và tối.
  • Trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Bạn chỉ cần dùng lá trầu đem rửa sạch rồi giã nát, sau đó lọc lấy phần nước đem pha chung với mật ong. Hỗn hợp này dùng để uống luôn vào buổi sáng và tối sau khi ăn.
  • Lá diếp cá: Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá tươi xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã. Bạn thêm một chút mật ong vào đó rồi uống đều đặn mỗi ngày. Diếp cá lành tính, bởi vậy người bệnh hoàn toàn có thể duy trì uống lâu dài mà không cần lo lắng.

Những bài thuốc dân gian giúp giảm bớt phần nào các triệu chứng viêm phế quản gây ra, tuy nhiên chúng không cho tác dụng tốt khi bạn bị viêm nhiễm mức độ nặng. Khi bạn bị viêm phế quản mãn tính, hãy thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tiếp.

Gừng tươi giảm bệnh an toàn

Phòng tránh viêm phế quản

Để phòng tránh viêm phế quản, các bạn nên áp dụng cách sau:

  • Luôn chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Biện pháp này sẽ giúp bạn phòng tránh được việc nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm hay cảm lạnh.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định, hệ đề kháng được nâng cao. Ngoài ra cần hạn chế tối đa hoặc kiêng hoàn toàn những nhóm đồ ăn không tốt cho cơ thể.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất độc hại để giảm những tác nhân khiến phổi, đường hô hấp bị tổn hại.
  • Tránh xa thuốc lá hoặc hút thuốc bởi chúng là những nguyên nhân hàng đầu gây hại cho phổi, đường phế quản.
  • Bạn không nên dùng chung các loại đồ dùng cá nhân với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh nếu có.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng một cách tốt nhất. Phương pháp này không chỉ cho bạn một cơ thể dẻo dai mà còn giúp hệ hô hấp được hoạt động tốt, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường thở tốt.

Bệnh viêm phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy người bệnh hãy cố gắng điều trị kịp thời ngay khi bệnh được chẩn đoán. Sau quá trình chữa trị, nên chú ý đến việc chăm sóc cơ thể, các biện pháp phòng ngừa để bệnh không tái phát về sau.

Nên xem: Bệnh Viêm Phế Quản Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp