Viêm phần phụ là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ và có thể gây ra tình trạng vô sinh, mang thai ngoài tử cung,… Chị em cần nắm rõ thông tin về các nguyên nhân, triệu chứng bệnh để sớm có hướng điều trị cũng như có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, an toàn.

Định nghĩa viêm phần phụ

Phần phụ ở phụ nữ gồm các bộ phận: Vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng rộng. Vậy viêm phần phụ là gì? Trong tiếng Anh, viêm phần phụ là Appendicitis. Đây là bệnh phụ khoa mà các bộ phận của phần phụ đều bị viêm nhiễm. Bệnh thường khởi phát ở vòi trứng và lan đến những bộ phận khác có liên quan.

Viêm phần phụ được chia thành 2 cấp đó là bệnh cấp tính và mãn tính. Viêm phần phụ cấp tính thường là giai đoạn đầu của bệnh và có thể chữa trị nếu chị em tuân thủ theo đúng hướng dẫn và có lối sống lành mạnh. Trong đó viêm phần phụ mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em bị vô sinh, hiếm muộn.

Bác Sĩ Phụ Khoa Giải Đáp: Bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Viêm phần phụ là bệnh lý nữ giới rất dễ mắc phải
Viêm phần phụ là bệnh lý nữ giới rất dễ mắc phải

Nguyên nhân viêm phần phụ

Viêm phần phụ bệnh học do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

  • Viêm ngược dòng từ bộ phận khác

Với chị em đang trong độ tuổi có quan hệ tình dục, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung là những bệnh phụ khoa thường gặp. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng và lây lan đến ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Vậy nên ngay khi nhận thấy những viêm nhiễm phụ khoa chị em nên đi khám sớm để tránh lây lan sang những bộ phận khác.

  • Nhiễm trùng hậu sản

Sau khi sinh con, hệ thống miễn dịch của người mẹ thường bị suy giảm và các nguồn bệnh sẽ dễ lây lan đến ống trứng, buồng trứng,… gây viêm phần phụ. Ngoài ra, trong quá trình sinh con, chị em sẽ bị tổn thương ở tử cung do bong nhau thai, những tổn thương này có thể kéo dài cả tháng. Điều này cùng với việc hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm sẽ khiến phần phụ dễ bị nhiễm trùng và tổn thương.

HƯỚNG DẪN: Cách lăn cầu gai đôi chữa tắc vòi trứng hiệu quả tại nhà

Vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng hậu sản
Vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng hậu sản

  • Nạo hút thai, dùng dụng cụ tránh thai không an toàn

Khi thực hiện phá thai bằng các phương pháp nguy hiểm, thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo hoặc chăm sóc cơ thể không tốt sau khi phá thai sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập hoặc vi khuẩn tự sinh sôi trong quá trình nạo hút thai.

Nhiều chị em dùng vòng tránh thai bên trong tử cung mà không biết rằng đây là nguyên nhân gây viêm phần phụ phổ biến. Khi đặt vòng, vi khuẩn có thể xâm nhập nếu chị em không chú ý vệ sinh sạch sẽ.

  • Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ khi vừa hết kinh, quan hệ quá sớm, quá mạnh bạo, quan hệ trong ngày đèn đỏ,… đều có thể gây bệnh viêm phần phụ ở chị em.

Quan hệ tình dục không an toàn sẽ lây bệnh từ bạn tình hoặc quan hệ quá thô bạo sẽ gây ra những tổn thương bên trong âm đạo và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Lúc này bệnh viêm nhiễm tử cung sẽ xuất hiện và lan đến những cơ quan khác. Ngoài ra, quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ cũng khiến nhiều chị em mắc bệnh. Nguyên nhân là do những ngày này cổ tử cung mở rộng hơn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

  • Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài

Những bộ phận trong cơ quan sinh sản của phụ nữ đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy nên nếu một cơ quan bị viêm nhiễm và không được xử lý dứt điểm thì sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác, trong đó có phần phụ.

Đừng Bỏ Lỡ: Nguyên nhân viêm vùng chậu và cách phòng tránh.

Đối tượng mắc viêm phần phụ

Viêm phần phụ có thể xảy ra ở những đối tượng sau đây:

  • Người quan hệ tình dục không an toàn, không giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Những người nạo phá thai không an toàn, nạo sót rau, bóc rau sau đẻ,...
  • Xảy ra thứ phát sau các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, tử cung, âm hộ, cổ tử cung, niêm mạc tử cung,...

 

Triệu chứng viêm phần phụ

Những triệu chứng viêm phần phụ thường dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Dưới đây là một số dấu hiệu chị em không nên chủ quan.

  • Đau bụng dưới: Viêm phần phụ gây ra những cơn đau bụng âm ỉ nhưng vẫn trong khả năng chịu đựng của chị em. Chính vì vậy người bệnh thường không chú ý và bỏ qua. Cơn đau ở bụng dưới sẽ khiến bệnh nặng hơn, đặc biệt khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục. Ngoài ra chị em cũng có thể bị đau khi đang trong ngày hành kinh.
  • Bị sốt: Bệnh nặng có thể khiến chị em mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm và bị sốt cao. Trong cơn sốt, chị em thấy rùng mình, ớn lạnh, nhiệt độ cơ thể tăng giảm bất thường. Bên cạnh đó người bệnh có thể bị buồn nôn, chóng mặt.
  • Dịch âm đạo bất thường: Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tiết ra khí hư có mùi hôi tanh, khó chịu, màu sắc khác thường, có thể khí hư hơi ngả vàng không mùi đặc hoặc lỏng, đôi khi kèm theo mủ.
  • Tiểu buốt: Viêm phần phụ kéo dài có thể ảnh hưởng đến bàng quang, niệu quản. Hai cơ quan này bị chèn ép và gây hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt hoặc ứ nước ở thận.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt ra quá nhiều, đến quá sớm, bị đau bụng và những hành kinh dài hơn bình thường cũng là triệu chứng của bệnh.
  • Triệu chứng khác: Một số chị em có thể bị đau rát vùng kín, đau khi quan hệ, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng máu,…

Những triệu chứng bệnh khá giống với những bệnh phụ khoa khác nên chị em nếu thấy những triệu chứng trên thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh.

MÁCH BẠN: Cách chữa khí hư tại nhà bằng những phương pháp đơn giản mà hiệu quả bất ngờ.

Bệnh nhân thường bị các cơn đau bụng dưới dữ dội
Bệnh nhân thường bị các cơn đau bụng dưới dữ dội

Biến chứng viêm phần phụ

Viêm phần phụ giai đoạn mãn tính có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Cụ thể:

  • Mang thai ngoài tử cung: Viêm phần phụ khiến vòi trứng cũng có nguy cơ bị viêm. Vòi trứng bị viêm gây tắc vòi trứng và hẹp khiến trứng không thể đi sâu vào bên trong để làm tổ. Điều này khiến trứng làm tổ bên ngoài và gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung.
  • Vô sinh: Viêm phần phụ cũng khiến chất lượng trứng suy giảm, thậm chí gây tắc vòi trứng. Điều này khiến trứng không thể gặp tinh trùng, giảm khả năng thụ thai. Nếu có thai được thì sự phát triển sau này của thai nhi cũng không vữa mạnh do chất lượng trứng không tốt.
  • Ảnh hưởng đến cơ quan khác: Các cơ quan sinh dục sẽ bị ảnh hưởng do vi khuẩn từ phần phụ lây lan. Phụ nữ có thể bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm phúc mạc,…
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm: Viêm phần phụ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ốm vặt thường xuyên và khiến công việc, cuộc sống bị ảnh hưởng.

THAM KHẢO: 7 Loại thuốc đặt âm đao trị nấm candida hiệu quả nhất thị trường.

Chẩn đoán viêm phần phụ

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như đời sống chăn gối vợ chồng. Sau đó sẽ tiến hành khám phụ khoa để kiểm tra cơ quan sinh sản cũng như xem xét có bị nhiễm lậu hay chlamydia hay không. Khi khám, bác sĩ có thể phát hiện dịch âm đạo bất thường, đau cổ tử cung, ống dẫn trứng đồng thời kiểm tra cổ tử cung. Dịch âm đạo sẽ được lấy làm xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc cấy để chẩn đoán bệnh.

Bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu, siêu âm. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một vài xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Bác sĩ sẽ làm thủ thuật lấy mẫu mô nhỏ trong tử cung để phân tích.
  • Soi ổ bụng: Đưa một ống soi qua vết mổ nhỏ ở bụng dưới để khảo sát các cơ quan sinh sản bên trong. 

Điều trị viêm phần phụ

Sau khi chẩn đoán, có kết quả bệnh tình, các bác sĩ phụ khoa nắm được tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Một số phương pháp có thể áp dụng đó là:

Tây y chữa viêm phần phụ

Hiện nay, tại các địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để chữa bệnh.

Dùng thuốc Tây y

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các loại thuốc được chỉ định sẽ không giống nhau.

  • Ofloxacin 400mg: Dùng đường uống trong 14 ngày.
  • Levofloxacin 500mg: Dùng uống khoảng 2 tuần.
  • Cephalosporin III 2g: Dùng truyền tĩnh mạch khi điều trị nội trú.
  • Doxycycline 100mg: Dùng tiêm mỗi ngày 2 lần/

Bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh theo đường uống như Ceftriazone, Aminozide và Metroni-dazone. Sau khi dùng thuốc được 1 thời gian, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi để tháo mũ, chọc dò mủ, rửa ổ áp xe,… nếu cần thiết.

Can thiệp ngoại khoa

Nếu sau khi siêu âm thấy viêm phần phụ lớn hơn 8cm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân can thiệp ngoại khoa để tránh làm khối mủ bị vỡ, chảy dịch vào bên trong ổ bụng.

Bệnh nhân sẽ được thực hiện các kỹ thuật như đốt, dùng sóng cao tần can thiệp vào khu vực bị viêm. Các biện pháp này đều không gây đau đớn và có thể mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ để lại sẹo và chi phí thực hiện cũng tương đối cao nên người bệnh cần tham khảo kỹ trước khi thực hiện.

XEM NGAY: Viêm âm đạo ra máu đen có nguy hiểm không?

Tùy tình trạng bệnh sẽ có loại thuốc chữa khác nhau
Tùy tình trạng bệnh sẽ có loại thuốc chữa khác nhau

Mẹo dân gian

Với những trường hợp viêm phần phụ cấp tính, bệnh ở thể nhẹ, các mẹo dân gian tại nhà được nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau vì mang đến hiệu quả khá tốt. Một số bài thuốc tại nhà được chị em áp dụng gồm:

  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không được nhiều chị em áp dụng vì trong lá trầu không có nhiều hoạt chất chống viêm nhiễm khá tốt. Chị em có thể lấy lá trầu không rửa sạch, vò nát lấy nước cốt, sau đó pha với nước ấm để vệ sinh vùng kín (nên dùng khăn sạch lau lại).
  • Dùng tỏi: Tỏi giúp thanh lọc máu và sát khuẩn cực mạnh. Vậy nên từ xưa dân gian đã tận dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm phần phụ. Bạn có thể dùng tỏi ép lấy nước uống hàng ngày hoặc thêm tỏi vào các bữa ăn để giảm viêm nhiễm, triệu chứng bệnh.
  • Lá chè xanh: Lá chè xanh là thảo dược có nhiều tác dụng trong việc sát khuẩn và làm sạch âm đạo. Bạn có thể dùng lá trà xanh đun lấy nước để vệ sinh vùng kín. Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần trong 2 -3 tuần để thấy được hiệu quả trong chữa bệnh.

BẠN ĐÃ Biết: Cách chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không hiệu quả ngay tại vườn nhà?

Lá trà xanh làm sạch âm đạo hiệu quả
Lá trà xanh làm sạch âm đạo hiệu quả

Phòng tránh viêm phần phụ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh có thể áp dụng gồm:

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước sạch, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, trong giai đoạn hành kinh.
  • Không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo khi không có chỉ định.
  • Dùng quần lót rộng và có sức thấm hút tốt.
  • Quan hệ tình dục an toàn và lưu ý không quan hệ vào ngày “đèn đỏ”.
  • Khám sức khỏe định kỳ 2 năm 1 lần để sớm phát hiện các bệnh phụ khoa nguy hiểm (nếu có).

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phần phụ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên chị em cần sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Ngoài ra, người bệnh cũng nên có lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để phòng ngừa cũng như nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

DÀNH CHO CHỊ EM:

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp