Viêm họng là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ gặp nhất. Bệnh gây ra tình trạng đau rát ở cổ họng, có thể kèm ho kham cũng một số triệu chứng khác. Người bệnh nên sớm nhận biết những dấu hiệu của bệnh và cách chữa trị tránh gặp phải những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Định nghĩa viêm họng

Bệnh viêm họng (tên tiếng Anh: Sore throat) là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp khiến lớp niêm mạc ở hầu họng bị sưng tấy và gây đau nhức. Khi bị viêm họng người bệnh sẽ thấy đau rát cũng như nóng đỏ ở vùng cổ. Cơn đau xảy ra nhiều khi bạn nuốt thức ăn, nước bọt hoặc nói chuyện quá lớn tiếng.

Khi bị viêm họng người bệnh sẽ thấy đau rát cũng như nóng đỏ ở vùng cổ
Khi bị viêm họng người bệnh sẽ thấy đau rát cũng như nóng đỏ ở vùng cổ

Bệnh viêm họng được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo nguyên nhân cũng như tình trạng của cổ họng. Cụ thể:

Viêm họng cấp tính

Tình trạng này khá nhẹ và có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất là vào mùa đông khi trời trở lại và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Viêm họng cấp sẽ có thể đi kèm cùng một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp như cúm, sốt, viêm xoang, sởi,…

Viêm họng cấp tính còn được chia thành hai loại là viêm họng đỏ và viêm họng trắng.

  • Viêm họng đỏ: Bệnh do vi khuẩn hoặc liên cầu tan huyết nhóm A, G, C, B, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis,…gây ra. Chúng đi vào vòm họng và phá hủy cấu trúc của niêm mạc ở thành họng.
  • Viêm họng trắng: Bệnh gây ra những đốm trắng ở niêm mạc họng và có thể gây chảy máu niêm mạc nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm họng mãn tính

Đây là giai đoạn phát triển của viêm họng cấp nếu bệnh không được điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần. Viêm họng mãn tính có những dạng nhỏ gồm:

  • Viêm họng xuất tiết: Đây là tình trạng niêm mạc nóng đỏ lên, có những hạt nổi ở sau thành họng. Người bệnh cũng có thể bị hắt hơi, sổ mũi do dịch nhầy tiết ra nhiều. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, bất ngờ.
  • Viêm họng quá phát: Vùng niêm mạc ở họng sẽ đỏ và dày lên, vùng tổ chức bạch huyết gồ và xơ hóa, tập trung thành một dải ở phía sau.
  • Viêm họng đặc hiệu: Gồm viêm họng liên cầu, viêm họng do bạch hầu và viêm họng vincent. Những tình trạng này đều rất nguy hiểm và cần được can thiệp bằng y khoa để xử lý dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến họng.

Đọc thêm: Viêm Họng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mãn tính sẽ khó chữa và gây nhiều nguy hiểm
Viêm họng mãn tính sẽ khó chữa và gây nhiều nguy hiểm

Nguyên nhân viêm họng

Virus, vi khuẩn gây bệnh

Theo nhiều nghiên cứu, có đến 80 bệnh nhân bị viêm họng do virus, vi khuẩn tấn công vào họng và phá hủy kết cấu, hình thành nên những vùng niêm mạc bị sưng, viêm nhiễm kéo dài.

Các virus gây bệnh có thể kể đến như: Virus cúm A, Coronavirus, virus cúm B, Parainfluenza virus, các vi khuẩn như: Tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn,…

Những vi khuẩn, virus này khiến những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém không phản ứng được khi bị tấn công và nhanh chóng mắc bệnh. Ngoài ra, khi trời trở lạnh, thời tiết thay đổi cũng tạo điều kiện thuận lợi để những vi khuẩn này phát triển và gây bệnh.

Do dị ứng

Khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông động vật hoặc các yếu tố khác, nó sẽ tiết ra các chất gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, kích ứng họng. Chất nhầy dư thừa trong mũi có thể chảy xuống phía sau cổ họng và gây kích ứng ở niêm mạc họng.

Người bị dị ứng theo mù sẽ có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng đau họng kéo dài vào mùa nóng ẩm, đặc biệt là khi lượng phấn hoa tăng cao. Tình trạng dị ứng còn gây chảy dịch mũi sau hay còn gọi là tình trạng đờm chảy ngược xuống cổ họng và gây đau họng trong thời gian dài.

Xem chi tiết: Dị Ứng Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Ô nhiễm không khí, hít phải khói thuốc

Sương mù hay ô nhiễm không khí khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở Hà Nội, Hồ Chí Minh. Hệ quả của việc hít phải khói bụi hay không khí bị ô nhiễm là họng bị tổn thương. Tình trạng này sẽ tăng cao khi trời khô nóng hơn cũng như thời tiết khắc nghiệt hơn. Không khí khô sẽ hút hơi ẩm từ miệng hoặc cổ họng, từ đó bạn thấy khô và ngứa họng dữ dội.

Khói thuốc lá là một trong những yếu tố gây bệnh hàng đầu
Khói thuốc lá là một trong những yếu tố gây bệnh hàng đầu

Ngoài ra hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh. Khi hút thuốc, khói thuốc sẽ theo đường thở đi đến cổ họng và hỗn hợp hóa chất độc hại ở dạng khí cùng nhiệt độ cao gây kích thích các mô nhạy cảm ở lớp niêm mạc. Vậy nên người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ bị đau họng mãn tính kéo dài.

Một số nguyên nhân khác

Tình trạng đau họng còn do một số nguyên nhân sau đây:

  • Chấn thương ở cổ: Cổ bị đánh, trầy xước sẽ gây đau, thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng cũng có thể kích khu vực này bị kích ứng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày: Khi cơn trào ngược xuất hiện, vi khuẩn từ dạ dày có điều kiện trào ngược lên thành họng và gây viêm nhiễm tại khu vực này.
  • Người bị viêm amidan: Viêm amidan có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức họng.
  • Khối u ở họng: Nếu có khối u ở họng, dây thanh quản hay lưỡi thì bạn cũng có nguy cơ cao bị đau họng và cần điều trị ngay.

Xem thêm khái niệm: Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đối tượng dễ mắc viêm họng

Viêm họng là tình trạng bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc một lần trong đời. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó, trẻ nhỏ và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng kém.

Đọc thêm: Bà Bầu Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Viêm họng
Đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc viêm họng

Triệu chứng viêm họng

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Họng đau rát, có thể sưng, việc ăn uống, nói chuyện trở nên khó khăn hơn, nuốt nước bọt cũng gây đau.
  • Cảm thấy ngứa ngáy, khàn giọng, ở cổ có đờm và cảm thấy gai ở cổ.
  • Vùng họng bị sưng, xung huyết, xuất hiện những mụn nhỏ, chất nhầy bao phủ lên bề mặt của niêm mạc.
  • Họng tiết nhiều dịch khiến người bệnh mất tiếng, khó nói chuyện.
  • Vi khuẩn tấn công vào họng có thể gây buồn nôn cho người bệnh.
  • Một số trường hợp sẽ bị sốt, đau đầu, khó thở, mệt mỏi kéo dài.
  • Có thể gây ù tai, sốt kéo dài khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh khác.
Khó chịu, đau nhức
Viêm họng gây khó chịu, đau nhức ở cổ họng

Các triệu chứng sau một thời gian sẽ hết nếu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đúng cách. Nhưng tốt hơn hết bạn nên khi khám để được tư vấn điều trị và dùng thuốc phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Đau Họng Đau Đầu Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Biến chứng viêm họng

Với những bệnh nhân viêm họng cấp độ nhẹ, bệnh do biến chứng của ốm, sốt, cảm mạo thì cơ thể sẽ tự khỏe sau một thời gian và bệnh không gây ra quá nhiều nguy hiểm. Nhưng nếu như bệnh tái phát quá nhiều lần thì bạn cần lưu ý vì lúc này bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

  • Biến chứng ở họng: Gây áp xe quanh họng, viêm quanh amidan, áp xe thành họng,…
  • Tại những cơ quan xung quanh: Người bệnh bị viêm mũi, viêm xoang, trẻ nhỏ có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản,… 
  • Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là biến chứng điển hình nếu bệnh viêm họng không được xử lý dứt điểm. Vi khuẩn ở thành họng sẽ lan truyền đến vòi nhĩ và tai giữa rồi gây bệnh. Trẻ em là đối tượng bị nhất vì sức đề kháng yếu và sụn vòi nhĩ mềm, khiến vi khuẩn dễ tấn công.
  • Biến chứng ở tim, thận: Biến chứng xảy ra ở những người bị viêm họng do liên cầu khuẩn xâm nhập vào thành họng và gây tổn thương van tim, viêm cầu thận hay thấp khớp.

Đọc thêm: Viêm Họng Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị

Chẩn đoán viêm họng

Để được điều trị đúng cách và chính xác, điều quan trọng nhất là chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh. Khi đến những cơ sở y tế, người bệnh sẽ được chẩn đoán như sau:

Chẩn đoán qua dấu hiệu bệnh

Biểu hiện rõ nhất là tình trạng sốt 38 – 39 độ, người ớn lạnh, cổ họng đau rát và phần hạch góc hàm nổi lên. Những dấu hiệu này chỉ khẳng định được 1 phần bệnh viêm họng, cần làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá được kết quả chính xác.

Chẩn đoán qua quan sát vòm họng

Bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc họng của người bệnh bằng những dụng cụ y khoa để khẳng định chính xác tình trạng bệnh.

Bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc họng của người bệnh bằng những dụng cụ y khoa để khẳng định chính xác tình trạng bệnh.
Bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc họng của người bệnh bằng những dụng cụ y khoa để khẳng định chính xác tình trạng bệnh.

Xét nghiệm

Một số trường hợp sẽ được chỉ định các xét nghiệm để đưa ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

  • Xét nghiệm máu: Nếu ở thể nhẹ lượng bạch cầu sẽ không tăng, nhưng nếu bệnh nặng thì thì khối lượng bạch cầu cũng sẽ tăng cao.
  • Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn: Người bệnh được lấy dịch ở họng để đưa đi xét nghiệm xem có virus hay vi khuẩn ở bên trong hay không.

Đọc thêm: Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Có Thực Sự Hiệu Quả? Giải Đáp

Điều trị viêm họng

Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các biện pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay là dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc dùng mẹo tại nhà.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có lưu truyền nhiều mẹo giúp trị viêm họng an toàn và hiệu quả. Những mẹo này khá đơn giản và tiết kiệm chi phí, phù hợp với những ai bị viêm họng thể nhẹ.

Dùng gừng tươi

Gừng là một gia vị quen thuộc với người dân Việt. Trong gừng có chứa hợp chất gingerol giúp chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Dùng gừng có thể giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh ở hầu họng và giảm sưng, giảm viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Thái gừng thành lát mỏng.
  • Ngậm 2 – 3 lát cùng muối cho đến khi không còn vị cay thì bỏ đi.
  • Mỗi ngày thực hiện 3 – 5 lần để thấy được hiệu quả.

Dùng cây cam thảo chữa viêm họng

Cam thảo có tính mát, vị ngọt và giàu hoạt chất axit glycyrrhizic giúp ức chế virus, vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, phế quản và giúp tiêu đờm. Không chỉ giúp điều trị viêm họng, cam thảo cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Cho cam thảo khô vào nước sôi.
  • Hãm trà trong 10 phút để vị thuốc tiết hết dịch và hòa cùng nước.
  • Uống trà khi còn ấm mỗi ngày 2 – 3 lần.

Dùng mật ong

Mật ong giúp cải thiện cơn ho, đau họng rất hiệu quả. Trong mật ong có chứa đường glucose sau khi chuyển hóa thành hydrogen peroxide sẽ giúp phá hủy thành tế bào vi khuẩn gây hại.

Mật ong giúp cải thiện cơn ho, đau họng rất hiệu quả
Mật ong giúp cải thiện cơn ho, đau họng rất hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Cho mật ong vào nước ấm và khuấy tan mật ong.
  • Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và khuấy cùng mật ong.
  • Uống từ từ mỗi ngày khi vào buổi sáng và buổi tối.

Tham khảo thêm: TOP 5 Cách Chữa Viêm Họng Bằng Tỏi Hiệu Quả Bạn Nên Thử

Dùng thuốc Tây y đẩy lùi viêm họng

Thuốc Tây y cho thấy hiệu quả khá nhanh và dễ sử dụng, không tốn thời gian đun sắc. Tuy nhiên nếu dùng nhiều có thể gây dị ứng và một số tác dụng phụ.

Bạn có thể tham khảo một số thuốc dùng trong điều trị viêm họng như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được dùng để trị viêm họng ở người lớn, đặc biệt là những người bị viêm họng mãn tính, bệnh trở nặng. Thuốc kháng sinh giúp giảm đau, giảm sưng viêm và giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn. Các thuốc kháng sinh được dùng gồm: Nhóm Macrolid, nhóm Cephalosporin,…
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Gồm Aspirin, Ibuprofen, Diclophenac,… giúp ức chế tổng hợp Prostaglandin, ngăn ngừa những tín hiệu đau từ họng đến thần kinh. 
  • Thuốc Corticosteroid: Gồm  Prednisolon, Dexamethason, Methylprednisolon, Betamethason,… Những loại này giúp nhanh chóng giảm đau, giảm sưng ở họng và cải thiện những triệu chứng bệnh viêm họng cho người bệnh. Thuốc chỉ dùng cho những người bị viêm họng nặng và có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc chống viêm nhóm Enzyme: Các thuốc sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh và giảm phù nề, tiêu đờm khá hiệu quả. Thuốc có dạng đường uống hoặc tiêm, ngậm nên khá tiện dụng.
  • Thuốc trị ho: Gồm thuốc Dextromethorphan, Pholcodin, Codein,… là những thuốc phổ biến và khá an toàn, dễ dùng, ít xảy ra tác dụng phụ.
Thuốc Tây y cho thấy hiệu quả khá nhanh và dễ sử dụng, không tốn thời gian đun sắc
Thuốc Tây y cho thấy hiệu quả khá nhanh và dễ sử dụng, không tốn thời gian đun sắc

Khi dùng thuốc bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống thuốc cũng như những lưu ý liên quan để đạt được hiệu quả tối đa.

Đọc thêm: Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Hiệu Quả? GIẢI ĐÁP

Phòng tránh viêm họng

Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, người bệnh nên chủ động phòng tránh bệnh bằng những cách sau đây:

  • Mặc đủ ấm, bảo vệ cổ họng vào mùa lạnh, đặc biệt là những người thể trạng yếu.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, không khí bị ô nhiễm và đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, không để qua đêm vì sẽ không tốt cho cổ họng.
  • Hạn chế ra ngoài trời nóng đột ngột khi đang ở trong môi trường có điều hòa vì có thể gây sốc nhiệt và tạo điều kiện gây bệnh.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh vì không tốt cho cổ họng.
  • Luyện tập thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa yếu tố dị nguyên nhân gây bệnh.
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh để tăng cường sức khỏe và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để sớm phát hiện những dấu hiệu của bệnh để được điều trị sớm. Trong quá trình điều trị bạn cũng nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo bệnh nhanh chóng được xử lý.

Bệnh viêm họng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, bạn nên sớm nhận biết bệnh và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần có lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa cũng như đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Viêm họng là một trong những căn bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp trên rất phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác,...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Đang bị bệnh viêm họng có tiêm vacxin được không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta đã biết một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật...

Xem chi tiết

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp