Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở đối tượng nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt vợ chồng mà còn có thể gây ra biến chứng vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Định nghĩa viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là thuật ngữ y học dùng để chỉ trạng thái sưng, viêm, lở loét ở cổ tử cung do các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cổ tử cung bị viêm được chia làm hai loại là cấp tính và mãn tính tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bệnh khi tái phát nhiều lần hoặc không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành bệnh mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm cổ tử cung là tình trạng xảy ra viêm nhiễm lở loét ở bộ phận này
Viêm cổ tử cung là tình trạng xảy ra viêm nhiễm lở loét ở bộ phận này

Nguyên nhân viêm cổ tử cung

Nguyên nhân tử cung xảy ra tình trạng viêm nhiễm chính là các tác nhân gây hại như:

  • Ký sinh trùng như: Neisseria gonorrhoeae (gây bệnh lậu), chlamydia hoặc trùng roi.
  • Virus: Gồm Virus herpes simplex hoặc virus HPV gây bệnh mụn rộp sinh dục.
  • Vi khuẩn: Gồm staphylococcus và streptococcus.

Ngoài ra, nguyên nhân viêm cổ tử cung có trường hợp còn do tác động của các ngoại vật như vòng tránh thai, tampon hoặc là màng chắn tránh thai.

Đọc thêm khái niệm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Khuẩn staphylococcus có thể gây ra viêm nhiễm
Khuẩn staphylococcus có thể gây ra viêm nhiễm

Đối tượng viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Bệnh thường xảy ra ở:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
  • Những người uống thuốc tránh thai kéo dài hay phụ nữ mang thai.
  • Quan hệ tình dục sớm.
  • Những người có hành vi tình dục nguy cơ cao như quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, quan hệ tình dục với nhiều người hoặc quan hệ với người mắc các bệnh về đường tình dục,...
  • Có tiền sử nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.

Triệu chứng viêm cổ tử cung

Các dấu hiệu bệnh thường thấy ở các giai đoạn nặng hơn là:

  • Dịch âm đạo bất thường: Âm đạo tiết nhiều khí hư, có màu vàng, xanh, chứa nhiều dịch nhầy, kèm theo mủ và có mùi hôi.
  • Đau ở vùng bụng dưới: Tùy theo mức độ bệnh mà cơn đau vùng bụng dưới có thể âm ỉ, nhức nhối, đau quặn hoặc dữ dội. Khi quan hệ tình dục, cảm giác khó chịu này sẽ càng tăng lên.
  • Âm đạo xuất huyết bất thường: Triệu chứng này thường xuất hiện khi chị em vận động mạnh hoặc sinh hoạt tình dục thô bạo.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Phụ nữ bị xuất hiện tình trạng viêm tại cổ tử cung thường có chu kỳ kinh nguyệt thất thường trong nhiều tháng liên tiếp. Thời gian diễn ra một chu kỳ hành kinh thường dài hơn đồng thời máu kinh có sự biến đổi về màu sắc, thậm chí xảy ra hiện tượng rong kinh.

Khái niệm: Viêm âm đạo là gì? Các dấu hiệu tổng quan thường gặp

Bệnh nhân thường đau bụng dưới
Bệnh nhân thường đau bụng dưới

Biến chứng viêm cổ tử cung

Ngoài gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tình cảm vợ chồng, bệnh này khi chuyển biến nặng còn gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Vô sinh, hiếm muộn: Khi mắc bệnh, dịch âm đạo sẽ tiết nhiều hơn. Chất nhầy này khi gia tăng quá mức sẽ trở thành chướng ngại vật cản trở tinh trùng gặp trứng. Cổ tử cung khi bị viêm nhiễm còn khiến độ PH âm đạo bị thay đổi, lúc này tinh trùng sẽ khó sống sót để gặp trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
  • Ung thư cổ tử cung: Viêm cổ tử cung nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ tiến triển thành bệnh mãn tính. Việc bệnh tái phát nhiều lần chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây ung thư.
  • Các bệnh phụ khoa khác: Cổ tử cung khi bị viêm có thể khiến nấm, vi khuẩn xâm nhập ngược dòng lên các bộ phận bên trên và gây ra chàng loạt các bệnh phụ khoa khác. Trong đó phổ biến nhất là viêm vùng chậu, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung,… Bên cạnh tình trạng này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và làm tắc vòi trứng, viêm tiểu khung,…

Nên đọc: Bệnh viêm phần phụ là gì? Các biến chứng và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Chẩn đoán viêm cổ tử cung

Để chẩn đoán tình tình trạng viêm nhiễm tại vị trí cổ tử cung bác sĩ sẽ thực hiện đồng thời hai phương pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua việc khám vùng chậu, quan sát khí hư bằng mắt thường.
  • Xét nghiệm: Bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ còn thực hiện thêm xét nghiệm Pap (dịch tiết âm đạo) để tìm ra các tế bào lạ, cấy dịch âm đạo nhằm phát hiện vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh. Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm máu cũng cần được áp dụng để xác định tình trạng viêm nhiễm.

Tham khảo ngay: Viêm cổ tử cung là gì? Các thông tin cần biết

Điều trị viêm cổ tử cung

Tùy vào mức độ bệnh mà bạn có thể tham khảo cách chữa  bằng mẹo dân gian, thuốc Đông y hoặc biện pháp Tây y.

Mẹo dân gian

Trầu không, lá chè xanh và rau diếp cá là 3 nguyên liệu thường được dân gian áp dụng để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Bởi chúng đều là những nguyên liệu an toàn, lành tính, không chỉ giúp kháng viêm, diệt khuẩn mà còn giúp vùng niêm mạc bị tổn thương nhanh lành hơn.

Trầu không:

  • Dùng một nắm lá trầu tươi rửa thật sạch rồi ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
  • Giã nhuyễn lá trầu cùng nửa thìa cà phê muối biển rồi hòa thêm 200ml nước ấm.
  • Sử dụng nước cốt lá trầu không để rửa vùng kín 1 lần/ngày, nhất là sau khi quan hệ.

Lá chè xanh:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh rồi vò nát.
  • Cho lá chè vào nồi và đun sôi cùng 1,5 lít nước.
  • Sử dụng nước lá chè nóng để xông vùng kín trong thời gian từ 15 – 20 phút mỗi ngày 1 lần. Khi nước đã nguội thì chị em nên tận dụng lại để rửa lại vùng kín.

Rau diếp cá:

  • Chuẩn bị 20g lá rau diếp cá, 10g quả bồ kết và 1 củ tỏi ta.
  • Cho 3 nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi kỹ cùng 5 bát nước.
  • Sử dụng nước diếp cá, bồ kết và tỏi để xông khá vùng kín 1 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày để điều trị triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa.
  • Sau khi nước đã nguội thì chị em hãy tận dụng để rửa sạch vùng kín, chú ý không cọ xát mạnh hoặc thụt rửa quá sâu vào âm đạo.

Lá chè xanh được dùng để vệ sinh vùng kín
Lá chè xanh được dùng để vệ sinh vùng kín

Thuốc Đông y

Khác với mẹo dân gian, các bài thuốc Đông y chữa viêm cổ tử cung thường sử dụng thêm nhiều dược liệu để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Bài thuốc từ Đương quy:

  • Chuẩn bị 20g đương quy, 10g phèn chua, lá đào tươi và trinh nữ hoàng cung mỗi loại 30g.
  • Rửa sạch các dược liệu trên rồi đun sôi cùng lượng nước vừa đủ, chờ cho nguội bớt rồi sử dụng để vệ sinh bên ngoài vùng kín.

Bài thuốc từ trinh nữ hoàng cung:

  • Chuẩn bị 20g trinh nữ hoàng cung, 12g xa tiền tử, 6g hoa đinh hương.
  • Các nguyên liệu thuốc trên sắc cùng 200ml nước cho tới khi thuốc cạn còn ⅔ thì tắt bếp (chú ý mở nhỏ lửa khi nước đã sôi).
  • Thuốc đã sắc chia thành 3 phần bằng nhau và sử dụng trong ngày để điều trị tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung.

Bài thuốc Phụ khang tán:

  • Thuốc uống: Giúp kháng viêm, kháng khuẩn và phòng ngừa bệnh phụ khoa với các dược liệu như: Đương quy, ích mẫu, trinh nữ hoàng cung, kim ngân hoa,…
  • Thuốc dạng ngâm rửa: Giúp cân bằng độ pH cho âm đạo, diệt khuẩn, nấm và giảm phù nề, chống viêm nhiễm cùng các dược liệu như: Thược tương, bạch chỉ, đan sâm, xuyên khung, khổ sâm.

Bài thuốc phụ khoa Đỗ Minh:

  • Thuốc viên đặt giúp loại bỏ khí hư, tế bào chết trong tử cung với dược liệu như: Khổ sâm, đinh hương,…
  • Thuốc uống giúp phòng ngừa viêm nhiễm và bồi bổ các tạng phủ với thành phần là: Trinh nữ hoàng cung, linh chi,…
  • Thuốc xịt giúp khử mùi hôi, cân bằng pH của vùng kín, chống khô rát với dược liệu là cam thảo, đương quy, đại hoàng.
  • Thuốc rửa gồm lô hội, hoa hồng, dầu dừa,…. giúp se khít vùng kín, làm mềm vùng kín, dưỡng da, khử mùi,….

Tây y chữa viêm cổ tử cung

Tây y có rất nhiều cách chữa viêm cổ tử cung khác nhau, tùy vào mức độ bệnh.

Sử dụng thuốc

Tùy vào tác nhân gây viêm cổ tử cung mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

  • Trường hợp bệnh khởi phát do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nhằm điều trị.
  • Trường hợp bệnh khởi phả do virus, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh chống virus.

Chú ý: Để chữa dứt điểm các bệnh lý dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại cổ tử cung, chồng hoặc bạn tình của bạn cũng cần được xét nghiệm và điều trị cho họ có triệu chứng lâm sàng hay không.

Tùy từng mức độ bệnh sẽ có loại thuốc khác nhau
Tùy từng mức độ bệnh sẽ có loại thuốc khác nhau

Phẫu thuật lạnh: Khi bệnh diễn biến dai dẳng, bác sĩ thường sử dụng phương pháp phẫu thuật lạnh để điều trị. Đây là kỹ thuật sử dụng nhiệt độ cực lạnh để làm phá hủy các tế bào viêm. Dụng cụ được dùng là một que tỏa lạnh có chứa nitơ lỏng. Phẫu thuật lạnh hoàn toàn không gây đau nhưng bệnh nhân gặp phải tình trạng chuột rút, chảy máu, thậm chí là để lại sẹo.

Đốt điện: Là phương pháp đốt cháy các tế bào bị viêm nhiễm ngay từ bên trong cổ tử cung. Với kỹ thuật đốt điện, bác sĩ tiêm thuốc gây tê tại chỗ cho người bệnh sau đó sử dụng các thiết bị chuyên dụng để giữ âm đạo ở trạng thái mở. Tiếp đó là đưa tăm bông vào để vệ sinh sạch sẽ cổ tử cung và dùng que tỏa nhiệt để phá hủy mô bệnh.

Liệu pháp Laser: Là phương pháp sử dụng tia laser cường độ cao để đốt cháy hoàn toàn các mô bất thường.

Danh sách: Các loại thuốc trị viêm cổ tử cung hiệu quả, được nhiều người sử dụng

Phòng tránh viêm cổ tử cung

Để hỗ trợ việc điều trị cũng như giúp kiểm soát tốt các triệu chứng viêm nhiễm cổ tử cung, người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.

Thực phẩm nên ăn:

  • Cá giàu omega 3: Gồm cá cơm, cá chép, cá basa, cá mòi, cá hồi, …Nhóm thực phẩm giàu omega 3 này sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các thuốc chống viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Sữa ít béo: Giúp cung cấp canxi, kẽm, vitamin D,…phục hồi tổn thương do viêm nhiễm tại vùng kín.
  • Tỏi: Giúp kháng viêm, diệt nấm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Dầu oliu: Giúp giảm đau, tái tạo mô đồng thời chữa lành vết thương tại niêm mạc âm đạo.
  • Sữa chua: Là thực phẩm cung cấp nhiều khuẩn có lợi, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
  • Trái cây, rau củ: Các vitamin và chất chống oxy hóa có trong nhóm thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và điều viêm nhiễm phụ khoa.

Thực phẩm cần kiêng:

  • Đồ ăn cay, nóng: Mọi đồ ăn có tính nóng đều có thể gây kích ứng vùng kín và cả cổ tử cung, nhất là khi bộ phận này đang bị viêm nhiễm nặng, làm cho các tổn thương lâu lành hơn.
  • Đường và đồ ngọt: Đồ ngọt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, khiến bệnh viêm nhiễm cổ tử cung lâu khỏi hơn.
  • Thực phẩm muối chua: Nhóm thực phẩm này khiến nồng độ pH ở tử cung chị phụ nữ bị mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, bệnh viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài dai dẳng.
  • Chất kích thích: Các chất kích thích gồm rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas,..thường khiến máu và oxy không lưu thông thuận lợi xuống vùng kín, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Bên cạnh đó chị em cũng cần chú ý tới một số điều sau đây:

  • Giữ vùng kín và cả cơ thể luôn trong trạng thái sạch sẽ. Tuy nhiên không được thụt rửa âm đạo hoặc dùng xà phòng có tính tẩy mạnh để rửa bộ phận này.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để giảm thiểu tối đa nguy cơ các bệnh lây truyền qua con đường tình dục.
  • Tránh quan hệ mạnh và quan hệ trong ngày hành kinh.
  • Hạn chế mặc quần bó sát hay làm từ chất liệu khó thấm hút mồ hôi, nhất là đồ lót.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi chị em thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào tại vùng kín.
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, vận động thể dục thể thao để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Viêm cổ tử cung là bệnh lý thường gặp và hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị dứt điểm một cách dễ dàng. Quan trọng nhất là chị em cần cần thăm khám phụ định kỳ, vệ sinh vùng kín đúng cách đồng thời đến bệnh viện kiểm tra ngay khi vùng kín có dấu hiệu viêm nhiễm.

Xem thêm: Người bị viêm cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì? Tổng hợp thực phẩm nên có trong bữa ăn

Dịch vụ & Giải pháp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.