Viêm tắc vòi trứng là một trong số những bệnh lý nguy hiểm, đứng đầu về nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Bài viết dưới đây, bệnh viện Favina xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh lý này!

Định nghĩa viêm tắc vòi trứng

Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng (vòi tử cung), đây là một bộ phận cố định trong cấu tại cơ quan sinh dục của nữ giới. Ống dẫn trứng bao gồm 2 ống nhỏ, chúng nối giữ buồng trứng và buồng tử cung. Vòi trứng có nhiệm vụ kết nối để trứng dễ dàng di chuyển từ buồng trứng đến tử cung, giúp trứng có cơ hội gặp tinh trùng, thụ tinh và hình thành phôi thai.

Viêm tắc vòi trứng là gì? Đây là tình trạng vòi trứng có hiện tượng bị teo hẹp, đinh tắc và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển của trứng về đến tử cung. Tình trạng này nếu để kéo dài không được điều trị sẽ gây vô sinh hiếm muộn cao.

Có 2 trường hợp tắc ống dẫn trứng xảy ra:

  • Tắc vòi trứng 1 bên.
  • Tắc vòi trứng 2 bên.

Vòi trứng thông thường có chiều dài khoảng 12cm và hình ống trụ tròn. Tuy nhiên trong trường hợp bị tắc, chúng có hình dạng mỏng và ngắn chỉ như một sợi dây cước. Trứng đã thụ tinh không thể di chuyển qua đây để làm tổ trong tử cung, chúng sẽ làm tổ ở bên ngoài và gây ra bệnh lý chửa ngoài dạ con.

Bị tắc vòi trứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm cũng như chữa trị kịp thời. Bởi vậy việc kiểm tra phụ khoa định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng mà chị em phụ nữ cần chú ý.

Xem thêm khái niệm: Dấu hiệu viêm cổ tử cung, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

viêm tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên

Nguyên nhân tắc vòi trứng

Nguyên nhân gây tắc vòi trứng thường gặp nhất là do:

  • Thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh: Không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ, thô bạo trong quá trình ân ái có thể làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào trong âm đạo, tấn công trực tiếp và gây ra tình trạng tắc vòi dẫn trứng. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau có thể khiến chị em dễ bị lây các bệnh đường tình dục (lậu, giang mai, HIV,…). Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chị em bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
  • Vệ sinh vùng kín sai cách: Vệ sinh âm đạo không đúng cách, dùng sai sản phẩm vệ sinh hay thụt rửa âm đạo khiến cho vùng “tư mật” này bị tổn thương và mất cân bằng pH. Đây là điều kiện khiến vi khuẩn phát triển, gây hàng loại bệnh lý phụ khoa trong đó có tắc vòi trứng.
  • Nạo phá thai thường xuyên: Nạo thai hoặc bị sảy thai nhiều lần cũng làm cho cổ tử cung bị tổn thương, thành tử cung mỏng đi, dễ bị bệnh và làm vòi trứng viêm nhiễm.
  • Mắc bệnh phụ khoa: Chị em gặp phải các vấn đề về phụ khoa ví dụ như viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm lộ tuyến,… cũng làm vi khuẩn phát triển. Nếu không được kiểm soát tốt, chúng sẽ lây lan sang vòi trứng và gây viêm nhiễm.
  • Làm các thủ thuật với vùng kín: Những tác động đến âm đạo như đặt vòng tránh thai, phẫu thuật, vá màng trinh, thẩm mỹ vùng kín, mổ ruột thừa nếu không đảm bảo an toàn có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Yếu tố bẩm sinh: Ở một số chị em phụ nữ bị tắc vòi trứng không đến từ nguyên nhân bệnh lý mà do bị chít hẹp bẩm sinh. Nguyên nhân tắc vòi trứng này có thể xảy ra nhưng thường hiếm gặp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản tự nhiên do thiếu một phần hay toàn bộ vòi trứng.

Khái niệm bệnh học: Buồng trứng đa nang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp phòng bệnh

tắc vòi trứng
Bệnh phụ khoa sẽ gây viêm tắc vòi trứng

Đối tượng mắc viêm tắc vòi trứng

Những đối tượng dễ mắc tắc vòi trứng đó là:

  • Người quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người. Điều này dẫn tới dễ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục, gây ra viêm nhiễm tiểu khung trong đó có tắc vòi trứng.
  • Can thiệp thủ thuật vùng tiểu khung: nạo phá thai không an toàn, ở cơ sở không đảm bảo về chất lượng.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục kém.
  • Tiền sử phẫu thuật ổ bụng.

Triệu chứng viêm tắc vòi trứng

Chị em có thể nhận biết các dấu hiệu viêm tắc vòi trứng thông qua những biểu hiện dưới đây:

  • Đau tức vùng bụng dưới, đau nhức bên cạnh sườn là những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Chị em dễ thấy bản thân bị đau nhức lưng, đau bụng, tức vùng chậu và có thể thấy sưng trướng bất thường ở bụng dưới.
  • Chị em có hiện tượng bị tiểu đêm, tiểu rắt và tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Bị rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt bởi vòi trứng bị tắc làm cho trứng rụng không đúng thời gian, chu kỳ bị loạn, có hiện tượng rong kinh hay chậm kinh.
  • Khí hư trắng đục có xu hướng ra nhiều, màu sắc bất thường và bốc mùi hôi khó chịu.
  • Chị em khi bị tắc vòi trứng có thể thấy đau rát hoặc chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục.
  • Ống dẫn trứng bị tắc khiến cho trứng khó thụ tinh và đậu thai, nên nếu chị em để thả nhưng vẫn không thấy mang thai có thể nghĩ đến trường hợp này.
  • Cơ thể bị mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,…

Đọc thêm thông tin: Khí Hư Ra Nhiều Phải Làm Sao Để Điều Trị Dứt Điểm Và An Toàn Nhất

tắc vòi trứng
Các cơn đau bụng diễn ra thường xuyên

Biến chứng viêm tắc vòi trứng

Khi nữ giới bị tắc vòi trứng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều cho cơ thể nếu không được chữa trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm của tắc ống dẫn trứng có thể kể đến đó là:

  • Chửa ngoài dạ con: Ống dẫn trứng bị tắc khiến cho trứng sau khi thụ thai thành công không thể về tử cung làm tổ được. Khi đó trứng sẽ có xu hướng làm tổ tại chỗ ngay ở ống dẫn trứng, đây được gọi là trường hợp mang thai ngoài tử cung. Nếu không được phát hiện sớm, khi thai lớn dần sẽ chèn ép lên các vùng khác lân cận, gây đau đớn và thậm chí là vỡ ống dẫn trứng.
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Đây là hậu quả nguy hiểm nhất nếu để viêm tắc vòi trứng kéo dài nghiêm trọng. Lúc này ống dẫn trứng bị tắc hoàn toàn, trứng không thể gặp tinh trùng và không xảy ra quá trình thụ thai.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Tắc vòi trứng làm cho hiện tượng trứng di chuyển vào buồng tử cung gặp khó khăn. Chị em có thể quan sát thấy máu kinh có hiện tượng ra ít, kinh nguyệt không đều, bị đau bụng kinh dữ dội. Trong trường hợp nặng hơn, chị em bị tắc cả 2 vòi trứng làm cho trứng không thể di chuyển đến tử cung, hiện tượng mất kinh sẽ xảy ra.

Nên xem: Rong kinh tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Chẩn đoán viêm tắc vòi trứng

Để chắc chắn rằng bạn có đang bị tắc vòi trứng hay không, trước hết bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi với bạn về các biểu hiện lâm sàng cùng như tiền sử bệnh lý, các thủ thuật phụ khoa đã thực hiện.

Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định thực hiện các thăm khám chuyên sâu nếu có nghi ngờ bệnh như sau:

  • Kiểm tra tổng quát: Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng mỏ vịt để khám vùng âm đạo, cổ tử cung để xem xét các dấu hiệu của bệnh lý.
  • Xét nghiệm dịch: Dịch âm đạo cũng là một căn cứ để đánh giá tình trạng bệnh. Bác sĩ sử dụng tăm bông hoặc bàn chải chuyên dụng để lấy dịch âm đạo mang đi xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp cản quang: Một phương pháp phát hiện viêm tắc ống dẫn trứng nhanh đó là thông qua chụp HSG. Tiến hành tiêm một lượng chất cản quang vào trong tử cung, ống dẫn trứng để dễ dàng hiển thị trên phim chụp X – quang. Nếu nhận thấy chất này không thể chảy được vào vòi trứng, bạn đã bị mắc bệnh.
  • Bơm nước vào tử cung: Thực hiện bơm dung dịch nước muối sinh lý vào bên trong buồng tử cung, vòi trứng và dùng sóng âm để đánh giá được toàn bộ hình ảnh ống dẫn trứng. Nhờ đó bác sĩ có thể biết được vòi trứng của chị em có đang bị tắc hay không.
  • Nội soi:  Dùng ống soi có gắn camera nhỏ ở đầu nhằm xác định tình trạng trực tiếp của ống dẫn trứng từ bên trong. Biện pháp này có thể mang đến độ chính xác rất cao, tuy nhiên bác sĩ thường hạn chế áp dụng bởi chúng có tính xâm lấn.

Đọc thêm thông tin: Cách Trị Viêm Âm Đạo Phổ Biến Được Nhiều Chị Em Tin Dùng

Điều trị viêm tắc vòi trứng

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như điều kiện cá nhân, chị em có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp để mang đến hiệu quả chữa tốt nhất. Hiện nay các giải pháp phổ biến được chị em quan tâm đó là chữa trị bằng Tây y, Đông y hoặc áp dụng mẹo chữa tại nhà.

Tây y chữa tắc vòi trứng

Với phương pháp điều trị theo Tây y, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc uống hoặc phẫu thuật nếu bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị nội khoa này áp dụng trong trường hợp bệnh lý tắc ống dẫn trứng đang ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chủ yếu là thuốc kháng sinh để điều trị. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời chống nấm để thông ống dẫn trứng đang bị tắc nghẽn.

  • Ưu điểm: Thời gian chữa trị ngắn, không can thiệp sâu nên rất an toàn. Ngoài ra thuốc điều trị viêm tắc vòi trứng có khả năng bồi bổ cơ thể, ít đau đớn và không gây rủi ro đối với sức khỏe. Chị em chỉ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ thu được kết quả chữa bệnh tốt.
  • Nhược điểm: Phương pháp điều trị bảo tồn chỉ phù hợp với chị em bị bệnh nhẹ hoặc phần ống tắc không quá nguy hiểm. Thông thường bệnh khó được phát hiện ở giai đoạn đầu, vì thế trường hợp có thể chữa trị bằng thuốc không phổ biến. Ngoài ra việc dùng thuốc uống cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần theo dõi sát những thay đổi trong sức khỏe, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị.

tắc vòi trứng
Thuốc Tây y trị bệnh rất nhanh

Điều trị ngoại khoa

Hầu hết chị em bị tắc vòi trứng đều khó điều trị nội khoa mà cần can thiệp bằng phẫu thuật. Phương pháp này sẽ giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng tắc nghẽn vòi trứng, khôi phục chức năng của buồng trứng – tử cung một cách nhanh nhất.

Biện pháp này áp dụng khi bệnh tắc ống dẫn trứng ở mức độ nặng. Một số giải pháp được bác sĩ khuyên nên thực hiện bởi độ an toàn và hiệu quả mà nó mang lại như: Bơm hơi, nội soi phẫu thuật, cắt nối ống dẫn trứng hay thậm chí là cắt bỏ hoàn toàn.

  • Thông ống dẫn trứng: Bác sĩ chuyên khoa sử dụng các thiết bị để loại bỏ vật cản trong phần ống dẫn trứng, có thể là dịch ứ hoặc tế bào chết. Phương pháp này thường được áp dụng nhiều trong tình huống chị em bị bệnh do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
  • Cắt bỏ một phần: Vòi trứng bị tắc nằm ở xa cổ tử cung và khó can thiệp bằng việc thông, bác sĩ có thể cần phải mổ để cắt đi một phần của ống bị hẹp. Sau đó nối lại những phần bình thường của ống với nhau để vòi trứng hoạt động trở lại bình thường.
  • Cắt bỏ toàn bộ ống dẫn: Nếu ống dẫn trứng bị tắc thành nhiều đoạn phức tạp và không thể thông tắc bình thường, chị em bị tắc 1 bên vòi trứng thì bác sĩ có thể chỉ định cắt toàn bộ phần đó. Đôi khi, việc cắt cả 2 bên cũng xảy ra nếu không muốn lây nhiễm sang cơ quan khác.

Sau khi phẫu thuật ổn định, chị em cần nghỉ ngơi lấy lại sức và có thể mang thai bình thường sau đó. Ở người bệnh bị cắt bỏ 2 bên vòi trứng nếu muốn mang thai cần thụ tinh nhân tạo để cấy vào tử cung.

Việc điều trị ngoại khoa để chữa tắc vòi trứng tuy mang lại kết quả nhanh chóng nhưng sẽ xuất hiện một số rủi ro nhất định. Nếu bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật, chị em cần lựa chọn những địa chỉ điều trị uy tín và an toàn.

Tham khảo: Danh Sách Thuốc Chữa Viêm Lộ Tuyến Được Đánh Giá Cao Nhất

Mẹo dân gian

Biện pháp này cũng được rất nhiều chị em tin tưởng lựa chọn khi điều trị tắc ống dẫn trứng ở giai đoạn khởi phát hoặc dùng để chữa trị kết hợp cùng các phương án khác. Mẹo dân gian dễ thực hiện, an toàn với sức khỏe bởi không gây tác dụng phụ lớn đối với cơ thể.

Tinh chất cây thầu dầu:

Người bệnh có thể dùng vài giọt chiết từ thầu dầu để bôi lên vùng bụng và massage nhẹ nhàng hàng ngày. Kiên trì khoảng từ 1 – 2 tháng chị em sẽ thấy sức khỏe được cải thiện đáng kể, các triệu chứng bớt dần.

Thử các tư thế yoga:

  • Tư thế cây cầu: Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, chân chống vuông góc với sàn. Sau đó bạn từ từ nâng phần khung chậu lên cao hết cỡ, hít sâu khi lên cao và thở đều khi hạ người xuống.
  • Tư thế gác chân: Chị em nằm thẳng và phần hông tiếp xúc với tường đứng. Dần dần đưa 2 chân lên tường để tạo thành 1 góc vuông. Giữ nguyên tư thế trong vài giây và nghỉ, thực hiện liên tục khoảng 10 – 15 lần.

Massage vùng bụng:

  • Nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn và kê cao gối ở lưng dưới.
  • Thư giãn và tiến hành massage nhẹ nhàng với dầu ô liu ở vùng bụng.
  • Khi massage có thể kéo thành bụng khu vực dưới vùng chậu về giữa rốn.
  • Thực hiện 20 lần mỗi ngày và không dùng cho người đang mang bầu.

tắc vòi trứng
Tinh dầu thầu dầu được dùng phổ biến hiện nay

Nên xem: [Khám Phá] TOP 4 Thuốc Điều Chữa Viêm Vùng Chậu An Toàn, Mang Lại Hiệu Quả

Phòng tránh viêm tắc vòi trứng

Cách phòng ngừa tắc vòi trứng như sau:

  • Luôn vệ sinh vùng kín, âm đạo sạch sẽ và thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Đặc biệt là trong khoảng thời gian kinh nguyệt, sau khi phá thai hay sẩy thai.
  • Duy trì quan hệ tình dục một cách lành mạnh theo nguyên tắc 1 vợ 1 chồng, đồng thời sử dụng biện pháp bảo hộ để đảm bảo an toàn.
  • Chị em có thể dùng thêm những loại lá từ tự nhiên như ngải cứu, trầu không, tỏi,… để điều chế thành những bài thuốc chữa viêm nhiễm, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và tấn công.
  • Tránh để bản thân bị stress hay căng thẳng bởi chúng là thủ phạm gây mất cân bằng hormone của nữ giới.
  • Hãy chú ý kiểm tra sức khỏe tổng quát và đặc biệt là khám phụ khoa ít nhất 2 lần trong năm.

Trên đây là những thông tin dành cho bạn đọc về bệnh lý viêm tắc vòi trứng ở phụ nữ gây nguy cơ vô sinh lớn. Do đó, để ngăn ngừa bệnh xảy ra chị em hãy luôn quan tâm, chăm sóc bản thân thật tốt và thăm khám, điều trị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh sản.

Xem thêm: Trị Chữa Viêm Âm Đạo Phổ Biến Được Nhiều Chị Em Tin Dùng

Câu hỏi liên quan

Lương y Nguyễn Hữu Toàn chữa tắc vòi trứng dành được rất nhiều sự ca ngợi của người dùng. Bài thuốc Đông y chữa các bệnh phụ khoa đã giúp cho danh tiếng của ông...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dịch vụ & Giải pháp