Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Cù Tuấn Anh | Chuyên Khoa: Khoa Tai Mũi Họng | Nơi công tác: Phòng khám Favina

Bệnh nhiệt miệng xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Tình trạng này có thể tự khỏi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe chung nhưng trong thời gian mắc bệnh, bạn sẽ gặp nhiều đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Đó là lý do mà rất nhiều người quan tâm đến cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng.

Định nghĩa nhiệt miệng

Nhiệt miệng tiếng Anh gọi là Canker sore (tạm dịch một loại đau do loét). Khi gặp tình trạng này, người bệnh luôn trong tình trạng đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện hoặc sử dụng thực phẩm nóng, khô cứng.

Nhiệt miệng đa số sẽ có màu trắng hoặc hình oval, thi thoảng cũng chuyển sang vàng. Tuy nhiên, viền ở xung quanh nốt nhiệt lại có màu đỏ, sưng và nổi cao hơn niêm mạc thông thường.

Hình ảnh nhiệt miệng
Hình ảnh nhiệt miệng

Tình trạng này sẽ khác so với lở miệng hay mụn nước vì không có tính lây lan mà chỉ ảnh hưởng đến 1 khu vực nhất định. Các vết nhiệt miệng ở mô đặc biệt như lưỡi sẽ làm quá trình ăn uống, giao tiếp, ngay cả nuốt nước bọt cũng cảm thấy mệt mỏi, đau nhức.

Nguyên nhân bệnh nhiệt miệng

Thực chất, nhiệt miệng là vết nông bị tổn thương phát triển trên niêm mạc miệng hoặc tại các nướu răng. Tình trạng này thường ít gây ra nguy hiểm nhưng vẫn sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiệt miệng xuất hiện. Những nguyên nhân khiến tình trạng này liên tục hình thành và gây đau nhức cho người bệnh là:

  • Suy giảm chức năng đào thải độc tố của gan khiến độc tố bị tích tụ. Từ đó, chúng tồn tại trong niêm mạc miệng, lưỡi ở thời gian dài và tạo thành các vết mọng nước, khi vỡ ra thì gây viêm loét.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu đã tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, cơ thể nhiễm khuẩn khiến cơ chế sinh học trong miệng mất cân bằng. Vi khuẩn xâm nhập làm đốt cháy niêm mạc miệng, lưỡi khiến chúng hình thành các vết loét.
  • Khi vùng miệng gặp phải một số bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm răng… cơ thể sinh ra cơ chế tự miễn, tự phản kháng nên xuất hiện các vết loét ở lưỡi.
  • Chế độ dinh dưỡng không thích hợp như ăn quá nhiều đồ cay nóng hoặc không cung cấp đầy đủ vitamin B9, B12, vitamin C và một số khoáng chất như sắt, kẽm…
  • Ở phụ nữ, nguyên nhân nhân có thể là do thay đổi nội tiết tố hoặc mất cân bằng hormone.
  • Do căng thẳng, mệt mỏi, áp lực từ công việc, cuộc sống làm suy giảm hệ miễn dịch và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Đối tượng mắc nhiệt miệng

Triệu chứng bệnh nhiệt miệng

Nếu nắm rõ các biểu hiện cụ thể của nhiệt miệng, bạn sẽ dễ dàng phân biệt tình trạng này với các bệnh lý khác, đơn cử là ung thư lưỡi, ung thư miệng.

Vậy khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng nào. Các biểu hiện rõ nét nhất của bệnh lý này là:

  • Lưỡi có cảm giác sưng nóng, xuất hiện các vết áp xe nông ở lưỡi, các góc miệng hay ở dưới môi.
  • Vết nhiệt miệng có hình oval nhỏ với đường viền đỏ xung quanh gây cảm giác đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi nói chuyện hoặc ăn uống.
  • Sau 1-2 tuần, vết loét bắt đầu chuyển sang màu trắng, đỡ đau hơn và dần khỏi hẳn.
  • Các chuyên gia cho biết, nhiệt miệng ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Nhưng nếu bạn hiểu rõ về tình trạng này và nắm được nguyên nhân, dấu hiệu mắc bệnh thì hoàn toàn có thể phân biệt được.
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ thấy vết loét nhỏ màu trắng hoặc hồng hình ovan
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ thấy vết loét nhỏ màu trắng hoặc hồng hình ovan

Lưu ý, nhiệt miệng xuất hiện theo mùa và sẽ tự khỏi sau một thời gian. Ngược lại, ung thư lưỡi lại gây ra vết loét lớn, gây ngứa, chảy máu lưỡi và không thể tự khỏi. Mặt khác, nguyên nhân gây ung thư lưỡi còn do người bệnh lạm dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, nhiễm virus hoặc là biến chứng của viêm cận răng.

Chẩn đoán bệnh nhiệt miệng

Có khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự như nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Việc xác định chính xác bệnh nhiệt miệng bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.

Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

Điều trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng không phải trường hợp nào cũng dễ dàng như vậy. Tuy nhiên, không ít người vẫn gặp phải trường hợp nặng khi các vết loét ở lưỡi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó việc tìm ra cách điều trị nhanh chóng để cải thiện vấn đề này là rất cần thiết.

Điều trị nhiệt miệng tại nhà

Biện pháp khắc phục tại nhà sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh tốc độ phục hồi để sớm loại bỏ cảm giác đau nhức khó chịu.

Chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng

Tác dụng: Với công thức đơn giản, nước súc miệng có thể giúp người bệnh giảm đau, loại bỏ vi khuẩn và rất an toàn khi sử dụng.

Thực hiện:

  • Pha 2 muỗng nước ép nha đam cùng một thìa cà phê baking soda với nửa cốc nước ấm.
  • Nhấp 1 ngụm nhỏ chỗ nước vừa pha rồi súc miệng trong 10s.
  • Lặp lại quá trình trên cho tới khi hết nước súc miệng.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần.
  • Lưu ý, bạn không nên nuốt chỗ nước này.

Áp dụng mật ong và nghệ

Tác dụng: Nếu mật ong có tính kháng khuẩn thì nghệ sẽ giúp làm lành vết thương nhanh chóng, đồng thời còn kích thích các mô phát triển.

Thực hiện:

  • Trộn hai nguyên liệu mật ong và bột nghệ theo tỉ lệ 1:2.
  • Khuấy đều hỗn hợp rồi chấm lên vùng bị loét, giữ nguyên trong 2-3 phút.
  • Bạn súc miệng lại với nước sạch để có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và không cho chúng xâm nhập vào bên trong.
  • Hằng ngày bạn nên thực hiện biện pháp khoảng 3 lần.
Dùng nghệ và mật ong để trị bệnh
Dùng nghệ và mật ong để trị bệnh

Sử dụng Deglycyrrhizinated

Tác dụng: Đây là một hoạt chất được chiết xuất từ rễ cam thảo và được nhận xét là rất tốt trong việc trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu, người bệnh sử dụng dung dịch 4 lần.ngày cùng nước ấm đều có thể đẩy lùi đau nhức.

Thực hiện:

  • Pha 1/2 thìa DGL với 1/4 cốc nước ấm.
  • Mỗi ngày bạn súc miệng 4 lần, thực hiện liên tục để nhanh chóng đẩy lùi các vết loét.
  • Muốn tăng hiệu quả của biện pháp, bạn có thể bổ sung thêm chiết xuất từ rễ cam thảo (điều chế dưới dạng viên nén nhai 2-3 lần/ngày).

Cách khắc phục tại nhà dẫu rằng an toàn, tiết kiệm nhưng khá tốn thời gian và cồng kềnh đối với người thiếu kiên nhẫn. Việc thường xuyên phải pha chế nhưng mãi không thấy kết quả sẽ khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy chán nản.

Chưa kể, chẳng phải đối tượng nào cũng phù hợp với biện pháp điều trị này. Có những trường hợp áp dụng mãi không khỏi, cách thực hiện sai cách khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bạn chỉ nên điều trị bằng phương pháp tại nhà trong khoảng 7 ngày đổ lại, quá thời gian này nhưng không khỏi thì nên đi gặp bác sĩ.

Phương pháp điều trị bằng Tây y

Đa số những người bị nhiệt miệng sẽ nhanh chóng tìm đến cách hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng là tây y. Lý do là vì phương pháp này có thể trị nhiệt miệng nhanh chóng và sớm kiểm soát được tình trạng đau, sưng hiệu quả.

Thông thường khi đến khám bệnh tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe một lượt để xác định nguyên nhân gây nhiệt. Sau thời gian thăm khám và nắm rõ tình hình, các chuyên gia sẽ kê những đơn thuốc sau:

  • Kháng sinh: Có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm tại vết loét. Một số cái tên phổ biến là cotrimoxazol, metronidazol, amoxicillin…
  • Thuốc giảm đau: Giúp làm giảm tình trạng đau nhức do nhiệt miệng gây ra khi ăn uống, được sử dụng rộng rãi nhất là Paracetamol.
  • Thuốc chống dị ứng: Thuốc này được sử dụng cho những trường hợp bị nhiệt miệng mà nguyên nhân gây ra là dị ứng.
  • Thuốc Corticosteroid: Đây là loại tân dược khá quen thuộc để giảm đau tức thời. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có thể mang tới nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc mỡ bôi: Công dụng chính là làm lành nhanh tổn thương tại vết loét, làm dịu niêm mạc. Những cái tên nổi bật gồm Benzocaine, hydrogen peroxide…

Đồng thời, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các loại vitamin bổ sung nhóm C, B, PP…

Ngoài biện pháp dân gian, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi
Ngoài biện pháp dân gian, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi

Ưu điểm của thuốc tây là tác dụng đến tức thời, không phải chờ đợi quá lâu và người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng ngược trở lại, tây y lại mang tới quá nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn sử dụng không cẩn thận, tân dược có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể và gây ra một số biến chứng xấu.

Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc thì bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn liều lượng phù hợp với cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp được khuyến khích áp dụng khi chỉ bị nhiệt miệng ở tình trạng nhẹ.

Chữa nhiệt miệng an toàn bằng Đông y

Vì sao rất nhiều người áp dụng phương pháp điều trị nhiệt miệng bằng Đông y? Lý do là vì tình trạng này được liệt vào chứng khẩu cam, do nhiệt độc xâm nhập và tích tụ, thấp nhiệt hỏa hư kết hợp âm hư mà hình thành.

Bệnh lý này thường có nguy cơ xuất hiện khi chính khí suy giảm và không chống chọi được tác nhân đến từ bên ngoài. Do đó, việc điều trị bằng Đông y với những dược liệu hoàn toàn đến từ tự nhiên sẽ giúp người bệnh vừa sớm cải thiện bệnh tình vừa có thể yên tâm về độ an toàn.

Khi trị nhiệt miệng, Đông y sẽ chia ra làm 2 nguyên nhân chính để phù hợp với từng phác đồ khác nhau. Bao gồm nhiệt miệng do thực hỏa và nhiệt miệng do hư hỏa.

Đông y cũng là một giải pháp an toàn cho bệnh nhân nhiệt miệng
Đông y cũng là một giải pháp an toàn cho bệnh nhân nhiệt miệng

Những bài thuốc hàng đầu được áp dụng để trị căn nguyên gây nhiệt miệng bằng Đông y là:

Bài thuốc trị chứng thực hỏa

Đặc điểm của chứng bệnh này là các vết loét sưng đỏ, đau rát, tập trung thành các nốt tại vùng niêm mạc trong khoang miệng. Cũng có đôi khi, mụn mọc ở lưỡi và hình thành các đám, nếu ở tình trạng nặng sẽ có cả mủ trắng.

Khi bị bệnh, bạn luôn gặp cảm giác đau nhói, nóng rát tại vết loét miệng. Tình trạng đau nhức sẽ tăng lên khi ăn thức ăn chua, mặn, cay. Bên cạnh đó, miệng cũng thường xuyên ở trong trạng thái khô, miệng có mùi hôi, nước tiểu cũng vàng hơn bình thường.

Do đó, muốn chữa căn nguyên gây bệnh, bạn cần áp dụng hướng dẫn sau:

  • Nguyên liệu gồm: Đinh hương (6g), tế tân (4g), cam thảo (4g).
  • Rửa sạch tất cả dược liệu rồi hãm với 50ml nước sôi, bạn chú ý nên đậy kín ấm để không làm bay hơi tinh dầu.
  • Bạn giữ nguyên trong 15-20 phút sau đó mở nắp, chờ đến khi thuốc nguội.
  • Mỗi ngày, bạn nên uống từng ngụm nhỏ, ngậm trong miệng 2-4 phút để thuốc thẩm thấu sâu và làm dịu cơn đau.

Bài thuốc trị chứng hư nhiệt

Khác với thực hỏa, chứng hư nhiệt xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có thể trạng gầy gò và miệng luôn trong trạng thái khô ráo. Các vết nhiệt miệng thường không sưng, đỏ quanh miệng vết thương, ít đi tiểu và nước tiểu có màu vàng.

Nhiệt miệng do hư nhiệt thường tái phát nhiều lần, có thể tự khỏi và xuất hiện đột ngột. Muốn chữa bệnh, bạn có thể điều trị theo hướng dẫn:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 4g các vị mạch môn, cam thảo, sa sâm, sinh địa, hoàng bá
  • Sắc các thảo dược với nước rồi đem chia và uống thành nhiều lần trong ngày.
  • Bạn áp dụng liên tục 5 – 10 thang rồi ngưng vài ngày, sau đó lại tiếp tục.

Cách điều trị bằng đông y sử dụng thảo dược tự nhiên nên sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn so với tây y. Thế nhưng, bạn cần phải kiên trì sử dụng và tuân thủ theo đúng liệu trình thì mới mong bệnh nhanh khỏi.

Pháp phòng bệnh nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, ngoài việc quan tâm đến biện pháp điều trị, bạn còn cần chú ý thêm cả chế độ dinh dưỡng.
Vì nếu xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, bạn sẽ có thêm một phương pháp giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý nhanh chóng.

Nhiệt miệng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống phù hợp luôn là mối quan tâm của những người bị nhiệt miệng. Trường hợp muốn rút ngăn thời gian điều trị và bệnh nhanh khỏi hơn, bạn nên bổ sung những món sau:

  • Rau xanh: Giúp làm mát và bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp rau với một số món ăn hàng ngày để đỡ bị nhàm chán.
  • Các loại đậu: Loại thực phẩm này chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cho cơ thể.
    Thêm nữa, YHCT cũng đánh giá, đậu đen và đậu xanh có tính mát nên thanh nhiệt giải độc khá hiệu quả.
  • Hoa quả tươi: Ngoài tác dụng làm giảm nhiệt miệng, trái cây còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng viêm loét.
  • Một số loại thịt: Thịt ngan, lợn, baba, vịt… có khả năng làm mát cho cơ thể và bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt vì có thể hình thành những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Các loại nước: Nước lọc, nước rau má, nước khế chua, nước cam vắt, nước trà đen đều có khả năng làm dịu cơn đau rát và cải thiện tình trạng viêm loét. Ngoài ra, mỗi loại nước còn có một công dụng có lợi cho sức khỏe, tùy theo dưỡng chất tồn tại bên trong.
Nước cam tốt cho bệnh nhân nhiệt miệng
Nước cam tốt cho bệnh nhân nhiệt miệng

Loét miệng không nên ăn gì?

Ngoài việc nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bạn cũng đừng quên lập danh sách những món không nên sử dụng. Đây là việc làm cần thiết để ngăn chặn tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng, khó chữa. Theo đó, khi bị nhiệt miệng, bạn nên tránh những thực phẩm sau:

  • Đồ cay nóng: Quan niệm dân gian cho rằng, nhiệt miệng hình thành từ sự nóng, nếu hạn chế các món ăn nóng, bệnh sẽ đỡ hơn phần nào. Vì vậy, bạn cần hạn chế đồ ăn chứa nhiều ớt, tỏi, gừng, hành tím khô, nước mắm hoặc thịt chó…
  • Thực phẩm dầu mỡ: Gà rán, chuối chiên, khoai chiên, đồ ăn nhiều chất béo… có thể phối hợp với nước miếng làm lớp niêm mạc bị tổn thương và hình thành vết loét ở thành miệng hoặc mặt lưỡi. Do đó, nếu bị viêm loét miệng, bạn tuyệt đối không sử dụng những món ăn này.
  • Thức uống có cồn: Đồ uống chứa cồn hoặc cafein như bia, rượu, cà phê… sẽ làm tình trạng viêm loét trở nên phức tạp. Lúc này, thời gian lành bệnh kéo dài, tình trạng nhiệt miệng còn trở nên nghiêm trọng hơn.

Muốn ngăn nhiệt miệng hình thành thì cách tốt nhất là bạn phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với yếu tố tác động xấu. Do đó, bạn cần chú ý đến những vấn đề chăm sóc sức khỏe sau để bảo vệ răng miệng:

  • Luôn nhớ nên bổ sung chất xơ, vitamin, sắt, kẽm để nâng cao sức khỏe và hạn chế thương tổn xuất hiện ở niêm mạc để nhanh làm lành vết loét.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng hoặc protein cần thiết cho cơ thể mỗi người.
  • Uống thật nhiều nước để có thể hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ở bên trong.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Ổn định tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá sức và tập luyện thể dục nâng cao sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không tùy tiện mua và sử dụng thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu dùng thuốc bừa bãi có thể sẽ làm vết loét khó khỏi hơn.
  • Người bệnh hãy nói không với các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa Sodium Lauryl Sulfate.

Bài viết trên đã chia sẻ các thông tin bổ ích về bệnh nhiệt miệng cũng như biện pháp điều trị chứng bệnh bằng cả Đông, tây y và mẹo dân gian. Vẫn biết đây không phải là bệnh lý phức tạp nhưng bạn cũng nên chữa trị sớm ngay khi có dấu hiệu đầu tiên để không gặp ảnh hưởng trong đời sống và công việc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.