Nám da tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại làm làn da trở nên kém sắc hơn. Hiện nay, phụ nữ rất quan tâm tới nhan sắc, do vậy đây luôn là vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, để có thể điều trị khỏi hoàn toàn, bạn đọc nên theo dõi những thông tin kiến thức sau đây.

Định nghĩa nám da

Nám da là tình trạng xuất hiện những vết màu nâu hoặc xám nâu ở trên da, đặc biệt hình thành nám ở mặt. Ngoài ra, nám cũng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác trên cơ thể khi liên tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nám chủ yếu xuất hiện ở nữ giới từ 20 đến 25 tuổi, đặc biệt người đang có thai hoặc vừa sinh xong. Hiện nay, nám có thể chia theo 3 loại gồm:

  • Nám đốm: Hay còn gọi là nám chân đinh, nám chân sâu. Các vết nám phát triển ăn sâu vào tầng hạ bì, tuy kích thước chỉ nhỏ như đầu đinh nhưng lại mất rất nhiều thời gian loại bỏ. Vị trí thường gặp nhất là ở cằm, má và trán, có màu đen hoặc nâu nhạt, nâu đậm tùy từng người.
  • Nám nông: Còn được biết tới là nám mảng thường phát triển từ tầng biểu bì. Việc điều trị nám da nông sẽ dễ hơn rất nhiều so với nám đốm, chúng thường hình thành ở bên gò má với màu nâu đậm hoặc nhạt.
  • Nám hỗn hợp: Những người có cả nám mảng và nám đốm được gọi là nám hỗn hợp. Quá trình điều trị theo đó sẽ tốn nhiều công sức và thời gian hơn để có thể triệt để chấm dứt.

Nám da là tình trạng da xuất hiện các đốm sậm màu
Nám da là tình trạng da xuất hiện các đốm sậm màu

Nguyên nhân nám da

Nám da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, muốn điều trị hiệu quả cần phải xác định chính xác. Theo đó, những yếu tố làm nám hình thành phải kể tới gồm:

Tuyến giáp xảy ra các bất thường

Nám da có thể hình thành do tuyến giáp xảy ra các vấn đề bất ổn, cụ thể là cường giáp. Khi này, ACTH và MSH là hormone sẽ gây ra các kích thích tới thụ thể melanocortin và dẫn tới hắc sắc tố phát triển mạnh mẽ.

Nội tiết tố mất cân bằng gây nám da

Đây là vấn đề đa số người bị nám da gặp phải. Nội tiết tố các ảnh hưởng lớn tới việc sản sinh hắc sắc tố, đặc biệt nữ giới tiền mãn kinh, mãn kinh, đang mang thai sẽ có nguy cơ bị nám cao hơn nhiều.

  • Trong giai đoạn mang thai, Progesterone và Estrogen sẽ tăng mạnh, kéo theo quá trình melanin sản sinh nhanh chóng và tạo ra các vết nám.
  • Cũng có trường hợp sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều làm rối loạn nội tiết tố.
  • Với các trường hợp nữ giới tới tuổi mãn kinh muốn dùng cách bổ sung estrogen thông qua các loại thuốc hormone cũng sẽ gây kích thích hắc sắc tố khá mạnh.

Nữ giới rối loạn nội tiết sẽ rất dễ bị nám
Nữ giới rối loạn nội tiết sẽ rất dễ bị nám

Di truyền

Nám da hoàn toàn có nguy cơ di truyền từ mẹ sang con, đặc biệt phụ nữ có da màu dễ bị nám hơn những người nước da trắng. Theo đó, nám da có thể xuất hiện ngay từ khi bạn chỉ mới bước sang tuổi 20.

Da tiếp xúc với nắng

Nắng là nguyên nhân gây nám da rất phổ biến, với cơ chế tác động vào da bằng cách tạo ra quá trình peroxy hóa lipid ở các màng tế bào và dẫn tới việc gia tăng melanin. Do đó, không khó hiểu khi những người thường xuyên làm việc dưới nắng thường dễ bị nám hơn, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h sáng đến 16h chiều.

Các nguyên nhân khác

Nám da còn có thể hình thành bởi các nguyên nhân thường gặp khác như sau:

  • Nguồn ánh sáng xanh ở các thiết bị điện tử như máy tính, ipad, điện thoại, tivi,...
  • Lạm dụng các loại mỹ phẩm, dùng phải hàng giả, hàng nhái.
  • Tẩy da chết quá nhiều lần hàng tuần làm da mỏng và yếu, mất đi hàng rào bảo vệ và dễ dàng bị tia UV tấn công.
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần, chống co giật, retinoids, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid.

Đối tượng bị nám da

Thực tế, nam giới ít bị nám da hơn nữ giới, điều này liên quan tới vấn đề nội tiết tố Progesterone và Estrogen ở nữ giới cao hơn phái mạnh. Hơn nữa, nữ giới còn có các thời kỳ mất cân bằng nội tiết như giai đoạn có thai, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh,..

Bên cạnh đó, các đối tượng như: Người làm việc với máy tính liên tục hàng ngày, người lao động dưới nắng gắt hay các trường hợp lạm dụng thuốc trị bệnh, thuốc tránh thai đều thuộc nhóm đối tượng dễ bị nám da.

Triệu chứng nám da

Nám da có các biểu hiện rất dễ nhận biết, theo đó, các triệu chứng thường gặp nhất của tình trạng này là:

  • Làn da xuất hiện các mảng, các đốm nám có màu nâu nhạt, nâu đậm, hơi xanh, đỏ hoặc vàng, nhìn khá tương đồng với tàn nhang.
  • Nám da thường xuất hiện tập trung ở hai bên má, ngoài ra các khu vực như mũi, trán hay môi trên cũng có thể bị.
  • Cũng có nhiều trường hợp xuất hiện đốm nám tại tay, cổ hoặc lưng và gặp khá nhiều ở người ngoài tuổi 50.

Các vết nám có màu đậm nhạt khác nhau và có thể tập trung thành cụm
Các vết nám có màu đậm nhạt khác nhau và có thể tập trung thành cụm

Biến chứng nám da

Nám da có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Mặc dù nám không có ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ, tác động trực tiếp tới ngoại hình. Làn da sẽ càng ngày xuất hiện càng nhiều khuyết điểm, các vết nám phát triển mạnh và lan ra những vùng da lớn. Với những ai làm việc phải xuất hiện trước ống kính, gặp mặt khách nhiều sẽ dễ bị tâm lý mặc cảm, tự ti.

Tuy nhiên, nám da có thể điều trị dứt điểm khi chúng ta áp dụng đúng những phương thuốc, kỹ thuật trị liệu do bác sĩ hướng dẫn. Ngoài ra, cũng cần chú ý kết hợp cả những biện pháp chăm sóc, bảo vệ da hàng ngày cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.

Việc lạm dụng các loại kem, sản phẩm trị nám da trôi nổi ngoài thị trường, hàng kém chất lượng có thể khiến da tổn thương nặng hơn. Da yếu đi, bị bào mòn, lộ mao mạch, luôn ngứa ngáy khó chịu.

Chẩn đoán nám da

Nám da thực tế rất dễ dàng nhận biết với mắt thường. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác mức độ của nám, đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với thực tế làn da, việc chẩn đoán không thể thiếu.

Ở mỗi người sẽ có mức độ nám khác nhau về kích cỡ màu sắc đậm nhạt và thậm chí khá dễ gây nhầm lẫn với tàn nhang. Để đánh giá chi tiết nhất, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quan trước thông qua kỹ thuật soi da.

Sau đó, một số kỹ thuật sinh thiết da sẽ được thực hiện và đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng với những tiêu chí sau:

  • Hắc sắc tố melanin trong hạ bì, tế bào sừng trên và tế bào sừng nền.
  • Melanin trong tham điểm đánh giá nám aMASI.
  • Tế bào hắc sắc tố phân nhánh.

Điều trị nám da

Nám da điều trị được bằng nhiều phương pháp khác nhau, người bị có thể tùy theo tình trạng nám thực tế của bản thân để lựa chọn các cách sau:

Thuốc Tây y trị nám da

Tây y có khá nhiều loại thuốc cho hiệu quả tốt đối với tình trạng nám da. Trong đó, những thuốc dùng phổ biến nhất gồm có:

  • Corticosteroid, tretinoin: Được bào chế với dạng gel hoặc kem bôi ngoài da. Thuốc cho công dụng làm mờ các vết nám, tái tạo vùng da đều màu hơn, tuy nhiên nếu lạm dụng có thể làm da bị mỏng yếu đi.
  • Hydroquinone: Thuốc Hydroquinone rất dễ bắt gặp trong các đơn thuốc trị nám da. Thuốc có 2 dạng là kem dưỡng hoặc gel, vừa loại bỏ nám, vừa cải thiện các vùng da không đều màu. Da sáng khỏe và có sự săn chắc hơn.
  • Axit bôi ngoài da: Có một số loại axit có thể dùng để cải thiện tình trạng nám da như Azelaic, Kojic. Các axit sẽ tác động nhanh chóng vào tầng da, làm mờ các hắc sắc tố, dưỡng da đều màu nhanh chóng. Nếu dùng những axit này, đơn thuốc sẽ lược bỏ bớt một số loại kem bôi khác.
  • Kem bôi hỗn hợp: Một số loại kem bôi sẽ có các thành phần Hydroquinone, Tretinoin và Corticosteroid. Tuy nhiên, chỉ sử dụng những loại kem này khi bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý kết hợp dùng tại nhà.

Các loại thuốc bôi nám da được sử dụng phổ biến
Các loại thuốc bôi nám da được sử dụng phổ biến

Kỹ thuật công nghệ cao

Các kỹ thuật công nghệ cao ngày càng được ứng dụng nhiều vào điều trị nám da, tàn nhang. Trong thời gian gần đây, những phương pháp sử dụng phổ biến nhất gồm:

  • Picosecond PS2014: Đây là công nghệ trị nám với xung cực ngắn để phá hủy nhanh chóng các hắc sắc tố melanin và đẩy ra khỏi da rất an toàn. Bước sóng được sử dụng là 1064nm, 532nm và 585nm, 650nm nhằm đánh bay cả những vết xăm màu đỏ, vết bớt, xăm xanh dương và xăm lục. Đồng thời các collagen được kích thích sản sinh tốt hơn, giảm tối đa các rủi ro và dùng được cho mọi loại da.
  • Q-Switched ND YAG - Triple Pulse: Thuộc một trong các kỹ thuật bắn laser rất thông minh khi dùng xung đôi với 2 bước sóng 1064nm và 532nm. Các hắc sắc tố ở tầng thượng bì và hạ bì đều được loại bỏ hoàn toàn, da phục hồi về trạng thái khỏe mạnh như ban đầu và không xảy ra các tổn thương cho da. Hiệu quả thu được có thể nhận biết rõ ràng sau mỗi lần điều trị, da cũng cải thiện sáng hồng và giảm nếp nhăn.
  • Q-Switched Pastelle: Ứng dụng theo cơ chế tạo ra các chùm tia laser rắn tác động lên da theo các chế độ xung liên tục và ổn định. Bước sóng sử dụng trong Q-Switched Pastelle là 1064nm và 532nm. Không chỉ trị nám da, kỹ thuật này còn làm mờ tàn nhang, xóa xăm và bớt.
  • Q-Switched Nd-Yag Lucid PTP: Với bước sóng 532nm và 1064nm, công nghệ mang tới cơ chế hoạt động xung âm kép, vừa trị nám, vừa tái tạo làn da khỏe khoắn, săn chắc và sáng hồng đều màu hơn. Làn da cũng hồi phục nhanh chóng, không xảy ra các tổn thương nặng nề.
  • Helios: Công nghệ Helios sử dụng ống kính vi điểm để đưa nguồn xung từ tia laser tập trung hiệu quả nhất vào các gốc nám, phá hủy hắc sắc tố một cách tối đa. Các gốc nám ăn sâu vào tầng hạ bì cũng được loại bỏ hoàn toàn, da phục hồi sớm.

Có thể tham khảo phương pháp dùng laser
Có thể tham khảo phương pháp dùng laser

Mẹo dân gian

Mẹo dân gian sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên để tác động tới các vết nám, làm mờ đốm sậm màu, cản trở hoạt động của hắc sắc tố melanin. Hiện nay, những công thức được ưa chuộng sử dụng nhất gồm có:

  • Mật ong và trứng gà: Trộn 1 lòng trắng trứng gà với 1 thìa mật ong. Khuấy hỗn hợp cho thật đều rồi thoa lên da. Để mặt nạ mật ong trứng gà trong 20 phút và dùng nước ấm rửa lại. Nên dùng mặt nạ mỗi tuần 3 lần cho tới khi nám đã mờ hẳn.
  • Lá trầu không: Chọn khoảng 10 lá trầu không bánh tẻ, đem rửa sạch rồi nấu với nước trong 25 phút. Phần nước lá trầu thu được sẽ đem chấm lên các vùng da đang có nám. Qua 10 phút rửa lại bằng nước mát và cần duy trì 2 lần trong 2 tuần đầu, từ tuần tiếp theo sử dụng 1 lần/tuần.
  • Giấm táo: Pha 1 thìa giấm táo với 3 thìa nước lọc, vệ sinh da rồi dùng bông tẩy trang chấm hỗn hợp thoa lên da nhẹ nhàng. Đợi 15 phút sau, rửa mặt một lần nữa bằng nước sạch và dùng tối đa 3 lần mỗi tuần.

Lá trầu giảm nám và dưỡng da khỏe hơn
Lá trầu giảm nám và dưỡng da khỏe hơn

Phòng tránh nám da

Nám da có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên các bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa với các biện pháp chăm sóc làn da như sau:

  • Hạn chế ra ngoài trời nắng từ sau 9h đến 16h, nếu bắt buộc làm việc dưới trời nắng, nên thoa kem chống nắng đầy đủ với SPF thích hợp. Cần thoa kem trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút, đối với những ai liên tục tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cần bổ sung lại kem sau mỗi 2 - 3 giờ.
  • Ngoài ra, cần che chắn cẩn thận cho da bằng mũ, nón, ô, khẩu trang,... Nếu sau khi ở nắng vào, làn da có dấu hiệu ửng đỏ, bạn nên vệ sinh da với nước mát và thoa lên một lớp gel lô hội sẽ giúp dịu da nhanh chóng.
  • Các loại mỹ phẩm khi sử dụng cần chú ý tìm hiểu kỹ thành phần, nguồn gốc xuất xứ. Đảm bảo sản phẩm không chứa yếu tố gây hại, không có các dị nguyên làm kích ứng da.
  • Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp da khỏe mạnh, gia tăng củng cố hàng rào bảo vệ trước tác nhân gây hại trong môi trường.
  • Uống nhiều nước lọc sẽ giúp da có độ ẩm tốt, mềm mại, căng mịn, hạn chế sự phát triển của các hắc sắc tố.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều chất bảo quản, các nước uống có ga, nước ngọt, bia, rượu,...

Nám da là một trong những vấn đề gây tác động tiêu cực tới tình thẩm mỹ, làm người bị mất tự tin về ngoại hình. Để có thể hồi phục da hiệu quả, nên sớm tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo liệu trình hướng dẫn từ các bác sĩ.

Dịch vụ & Giải pháp