Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở nhiều người. Hầu hết trong số chúng ta đều đã gặp phải vấn đề này ít nhất một lần trong đời. Bệnh được chia thành 2 loại đó là mất ngủ cấp tính và mãn tính. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của bạn thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng rối loạn giấc ngủ.

Định nghĩa mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, dễ tỉnh giấc và không ngủ lại được. Những người mắc chứng bệnh này thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi, uể oải vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc, đồng thời tác động xấu đến sức khỏe nói chung.

Chứng mất ngủ chia thành 2 loại là mất ngủ cấp tính và mãn tính. Trong đó:

  • Mất ngủ cấp tính: Còn được gọi là chứng khó ngủ tạm thời, người bệnh sẽ cảm thấy khó đi vào giấc ngủ trong vài đêm hoặc vài tuần.
  • Mất ngủ mãn tính: Tình trạng khó ngủ, ngủ không đủ giấc kéo dài liên tục trong hơn một tháng. Mỗi ngày người bệnh chỉ ngủ được chừng một lúc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và khó nối giấc trở lại.

Mất ngủ khiến người bệnh trằn trọc cả đêm khó vào giấc
Mất ngủ khiến người bệnh trằn trọc cả đêm khó vào giấc

Nguyên nhân mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể là do yếu tố chủ quan hoặc khách quan gây nên. Dưới đây là những yếu tố thường gặp nhất:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác đã cao, thời gian ngủ cũng sẽ ít hơn khiến người bệnh dễ bị đánh thức bởi những tiếng ồn bên ngoài. Dẫn đến hiện tượng mất ngủ ở người lớn tuổi rất phổ biến. Rất nhiều người già thường dễ bị khó ngủ và luôn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
  • Ảnh hưởng của các loại thuốc Tây: Việc sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Một số loại thuốc như: Thuốc giảm cân, thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa hen suyễn, thuốc huyết áp,…
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng, lo âu, stress cũng là nguyên nhân khiến cho não bộ của bạn luôn phải hoạt động và dẫn đến tình trạng mất ngủ. 
  • Ăn quá no vào buổi tối: Nếu bạn ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ gây khó chịu khi nằm xuống và không thể đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó việc ăn khuya còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các bệnh như đau dạ dày, béo phì, máu nhiễm mỡ,…
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều hoặc tối cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất ngủ vào ban đêm. Các loại đồ uống chứa gây mất ngủ phổ biến là cà phê, trà, rượu bia, đồ uống chứa caffein,…
  • Rối loạn giờ thức và ngủ: Mất ngủ có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ của mỗi người như thời gian đi ngủ không cố định, ngủ trưa quá nhiều, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ,…
  • Ít hoạt động thể chất: Thói quen lười vận động sẽ khiến cơ thể của bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi và có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày, điều này đã vô tình gây cản trở việc đi ngủ vào buổi tối.
  • Do bệnh lý: Mất ngủ có thể xảy ra ở những người bị mắc các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, hen suyễn, trào ngược dạ dày, viêm xoang, Parkinson, Alzheimer, đau nhức xương khớp, sỏi thận, các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp,…
  • Nguyên nhân khác: Mất ngủ cũng có thể do tính chất công việc làm theo ca, thức khuya làm việc, ảnh hưởng của môi trường ngủ, rối loạn nội tiết tố, áp lực từ công việc, lệch múi giờ hoặc do ngủ cạnh người hay ngủ ngáy.

Mất ngủ có thể xảy ra do lạm dụng cà phê
Mất ngủ có thể xảy ra do lạm dụng cà phê

Xem thêm: Hiện Tượng Mất Ngủ Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục Và Lời Khuyên Hữu Ích Từ Chuyên Gia 

Đối tượng mất ngủ

Một số đối tượng có nguy cơ bị mất ngủ nhiều hơn những người bình thường bao gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Người đang mắc phải các bệnh lý như: Tiểu đường, viêm khớp, đau dạ dày, parkinson, đau cơ xơ hóa,…
  • Phụ nữ trong thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, tiền mãn kinh,….
  • Người bị căng thẳng, áp lực trong học tập, công việc và cuộc sống.
  • Người làm ca đêm, thức khuya làm việc.
  • Những người thức khuya để chơi game, lướt mạng xã hội, hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động, ăn uống thiếu dinh dưỡng.

Triệu chứng mất ngủ

Người bị mất ngủ cấp tính hoặc mãn tính đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể, các dấu hiệu thường gặp phải kể đến như:

Có thể bạn quan tâm: Tác Hại Của Việc Mất Ngủ Kinh Niên? Cách Điều Trị Dứt Điểm Tận Gốc

  • Trằn trọc, dù hai mắt đã mỏi nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo.
  • Dễ thức dậy vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm.
  • Ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc nếu nghe thấy có tiếng động.
  • Thường xuyên mất ngủ về đêm.
  • Mệt mỏi, đau đầu, uể oải vào ngày hôm sau.
  • Mất tập trung và dễ bị quên.
  • Nhức đầu, căng thẳng, người không có sức.
  • Đau bụng, khó chịu ở dạ dày và gan thận.
  • Tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, bực bội, lo âu, trầm cảm.

Những dấu hiệu này có thể không xảy ra đồng loạt. Tuy nhiên nếu bạn có một trong số các triệu chứng trên thì nên tìm cách khắc phục tình trạng này. 

Khó đi vào giấc ngủ dù rất mỏi mắt
Khó đi vào giấc ngủ dù rất mỏi mắt

Biến chứng mất ngủ

Mất ngủ kéo dài sẽ kéo theo nhiều vấn đề, tác hại với sức khỏe. Cụ thể là:

  • Người bị mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo, làm giảm năng suất lao động và khả năng học tập.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm, vết thương khó lành và dễ mắc phải các bệnh thông thường.
  • Làm tăng nguy cơ bị rối loạn cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, teo não, đột quỵ,…
  • Dễ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư máu, ung thư vú,…
  • Người bị mất ngủ thường bị khô da, dễ lão hóa, nổi mụn, tóc bạc sớm,…
  • Tâm trạng thay đổi, dễ khiến người bệnh khó chịu, dễ cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc, dễ mắc bệnh trầm cảm.
  • Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, dễ bị sụt cân hoặc tăng cân, béo phì.
  • Việc ngủ không đủ giấc dễ bị ảo giác, chóng mặt, thiếu máu, dễ bị ngất xỉu hoặc gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
  • Gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý, làm suy giảm nồng độ testosterone ở nam giới khiến nam giới dễ mắc phải các bệnh như xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương…

Chẩn đóa mất ngủ

Để có liệu trình điều trị phù hợp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành chẩn đoán với phương pháp sau:

  • Thăm hỏi về các thói quen ngủ của người bệnh, giờ giấc đi ngủ, thời gian của mỗi giấc ngủ.
  • Thăm khám sức khỏe tổng thể để nhận biết các vấn đề bệnh nhân đang mắc phải.
  • Đo đa ký giấc ngủ, tiến hành kiểm tra nhịp tim, nhịp thở, sóng não, chuyển động cơ thể, chuyển động mắt trong quá trình bệnh nhân được yêu cầu ngủ lại ở cơ sở y tế 1 đêm nhằm có đánh giá chính xác nhất.

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng trằn trọc, khó ngủ như dùng thuốc Tây y, Đông y, áp dụng mẹo dân gian, thậm chí là các liệu pháp tâm lý. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng nhóm đối tượng riêng.

Mẹo dân gian

Bạn có thể cải thiện tình trạng mất ngủ của mình bằng một số loại thực phẩm ăn hàng ngày như:

  • Mật ong: Một lý trà mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Hàm lượng vitamin và tryptophan có trong mật ong có tác dụng giúp cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả. 
  • Gừng: Gừng là nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình. Ngoài việc sử dụng một ly trà gừng vào buổi tối trước khi ngủ, bạn cũng có thể áp dụng cách ngâm chân vào nước gừng ấm để giúp thư giãn kinh mạch, giúp nhanh đi vào giấc ngủ.
  • Hạt sen: Trong thành phần của hạt sen có chứa chất kiềm và glucose, có tác dụng an thần, kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin để người bệnh có thể dễ ngủ hơn. Một số món ăn từ hạt sen bạn có thể sử dụng như cháo hạt sen, chè hạt sen, canh hạt sen,… 
  • Cây lạc tiên: Lạc tiên là một vị thuốc dân gian có chứa một số hoạt chất có tác dụng an thần nhẹ bao gồm: Sulphate ester, passiflorin, cyanohydrin glycoside,… Bạn có thể thu hái loại cây này, phơi khô rồi dùng để hãm trà để uống.

Uống mật ong sẽ giúp dễ ngủ hơn
Uống mật ong sẽ giúp dễ ngủ hơn

Thuốc Tây y

Bên cạnh bài thuốc dân gian, có nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây. Tùy theo mức độ bị mất ngủ của bạn mà các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc bình thần: Bao gồm các loại Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,… có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngay lập tức. Tuy nhiên những thuốc này chỉ áp dụng cho người bị mất ngủ ngắn hạn, bệnh chưa nghiêm trọng và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc ngủ: Bao gồm các loại Phenobarbital, Zolpidem,… thuốc có tác dụng cực mạnh. Một số tác dụng phụ kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa.
  • Thuốc kháng histamin: Bao gồm các thuốc Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… có tác dụng chống dị ứng và gây buồn ngủ cực mạnh. Thuốc được chỉ định dùng cho những người bị mất ngủ do các bệnh da liễu như mề đay, hắc lào, tổ đỉa, chàm eczema,… Một số tác dụng phụ có thể gặp phải đó là khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng hệ thần kinh,…
  • Thuốc an thần: Bao gồm các thuốc Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Đây là những loại thuốc có tác dụng gây buồn ngủ rất mạnh, giúp người bệnh ăn ngon ngủ tốt. Tuy nhiên thuốc dễ gây tăng cân, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khó kiểm soát được cân nặng của mình.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Bao gồm các thuốc Clomipramine, Mirtazapine,… Những loại thuốc này thường có hiệu quả tốt, được chỉ định cho người bị trầm cảm, lo âu, căng thẳng, stress. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải đó là khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu.

Sử dụng thuốc Tây cần đảm bảo đúng liều lượng
Sử dụng thuốc Tây cần đảm bảo đúng liều lượng

Cần chú ý sử dụng những loại thuốc trên theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị mất ngủ

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng trằn trọc, khó ngủ như dùng thuốc Tây y, Đông y, áp dụng mẹo dân gian, thậm chí là các liệu pháp tâm lý. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng nhóm đối tượng riêng.

Mẹo dân gian

Bạn có thể cải thiện tình trạng mất ngủ của mình bằng một số loại thực phẩm ăn hàng ngày như:

  • Mật ong: Một lý trà mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Hàm lượng vitamin và tryptophan có trong mật ong có tác dụng giúp cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả. 
  • Gừng: Gừng là nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình. Ngoài việc sử dụng một ly trà gừng vào buổi tối trước khi ngủ, bạn cũng có thể áp dụng cách ngâm chân vào nước gừng ấm để giúp thư giãn kinh mạch, giúp nhanh đi vào giấc ngủ.
  • Hạt sen: Trong thành phần của hạt sen có chứa chất kiềm và glucose, có tác dụng an thần, kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin để người bệnh có thể dễ ngủ hơn. Một số món ăn từ hạt sen bạn có thể sử dụng như cháo hạt sen, chè hạt sen, canh hạt sen,… 
  • Cây lạc tiên: Lạc tiên là một vị thuốc dân gian có chứa một số hoạt chất có tác dụng an thần nhẹ bao gồm: Sulphate ester, passiflorin, cyanohydrin glycoside,… Bạn có thể thu hái loại cây này, phơi khô rồi dùng để hãm trà để uống.

Uống mật ong sẽ giúp dễ ngủ hơn
Uống mật ong sẽ giúp dễ ngủ hơn

Thuốc Tây y

Tùy theo mức độ bị mất ngủ của bạn mà các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

Bài đọc thêm: Chứng Mất Ngủ Người Lớn Tuổi Và Cách Xử Lý An Toàn Từ Gốc

  • Thuốc bình thần: Bao gồm các loại Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,… có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngay lập tức. Tuy nhiên những thuốc này chỉ áp dụng cho người bị mất ngủ ngắn hạn, bệnh chưa nghiêm trọng và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc ngủ: Bao gồm các loại Phenobarbital, Zolpidem,… thuốc có tác dụng cực mạnh. Một số tác dụng phụ kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa.
  • Thuốc kháng histamin: Bao gồm các thuốc Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… có tác dụng chống dị ứng và gây buồn ngủ cực mạnh. Thuốc được chỉ định dùng cho những người bị mất ngủ do các bệnh da liễu như mề đay, hắc lào, tổ đỉa, chàm eczema,… Một số tác dụng phụ có thể gặp phải đó là khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng hệ thần kinh,…
  • Thuốc an thần: Bao gồm các thuốc Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Đây là những loại thuốc có tác dụng gây buồn ngủ rất mạnh, giúp người bệnh ăn ngon ngủ tốt. Tuy nhiên thuốc dễ gây tăng cân, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khó kiểm soát được cân nặng của mình.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Bao gồm các thuốc Clomipramine, Mirtazapine,… Những loại thuốc này thường có hiệu quả tốt, được chỉ định cho người bị trầm cảm, lo âu, căng thẳng, stress. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải đó là khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu.

Sử dụng thuốc Tây cần đảm bảo đúng liều lượng
Sử dụng thuốc Tây cần đảm bảo đúng liều lượng

Cần chú ý sử dụng những loại thuốc trên theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phòng tránh mất ngủ

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ hiệu quả,  dưới đây là những lưu ý bạn cần quan tâm:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh: Ánh sáng xanh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, gây loạn mắt, mỏi mắt, rối loạn giấc ngủ. Vì thế trước khi đi ngủ bạn không nên sử dụng bất cứ thiết bị điện tử nào để giúp ngủ ngon và sâu hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn luôn khỏe mạnh mà còn là cách giúp chữa mất ngủ hiệu quả. Bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… tuy nhiên bạn nên hạn chế các bài tập vận động mạnh như chạy, tập aerobic, tập gym…
  • Không sử dụng chất kích thích: Một số chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…. có thể làm hưng phấn hệ thần kinh, khiến bạn luôn tỉnh táo. Nếu sử dụng các chất này vào buổi chiều tối sẽ khiến bạn có một đêm trằn trọc, khó ngủ. 
  • Không nên ngủ trưa quá lâu: Ngủ trưa giúp bạn có một buổi chiều khỏe mạnh, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên thời gian ngủ trưa chỉ nên tối đa 30 phút. Nếu ngủ trưa quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. 
  • Không ăn quá no trước khi ngủ: Ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa mà các bộ phận khác như gan, thận, tim cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng mất ngủ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các vấn đề về giấc ngủ của mình, đồng thời chú ý luôn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện bệnh lý tốt nhất.

Dịch vụ & Giải pháp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.