Bệnh loãng xương có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, không chỉ người cao tuổi mà những người trẻ cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này để có hướng điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Định nghĩa loãng xương

Loãng xương tiếng Anh là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương và làm giảm sức mạnh của xương. Từ đó xảy ra nguy cơ gãy xương cao. Sức mạnh của xương được đo bằng hai yếu tố chính là chất lượng xương và khối lượng của xương. Đo mật độ xương sẽ giúp ta biết được lượng chất khoáng trong một đơn vị diện tích/thể tích xương. Trong khi đó chất lượng xương sẽ được đánh giá qua cấu trúc xương, tốc độ chuyển hóa của xương, mức độ tổn thương tích lũy, độ khoáng hóa,...

Loãng xương là bệnh lý rối loạn chuyển hóa của xương
Loãng xương là bệnh lý rối loạn chuyển hóa của xương

Nguyên nhân loãng xương

Loãng xương được chia thành hai loại gồm: Loãng xương nguyên phát và thứ phát. Mỗi loại sẽ do những nguyên nhân khác nhau gây ra.

Loãng xương nguyên phát

Đây là tình trạng không tìm được nguyên nhân gây bệnh nào khác ngoài tuổi tác và tình trạng mãn tính ở phụ nữ. Loãng xương nguyên phát có hai loại gồm:

  • Loãng xương độ 1 (Loãng xương sau mãn kinh): Bệnh do giảm nội tiết tố oestrogen, giảm tiết hormon tuyến cận giáp, tăng thải calci niệu. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi 50 - 55 đã mãn kinh. Người bệnh sẽ gặp những tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng ở xương xốp và các đốt sống bị lún hoặc xương bị gãy.
  • Loãng xương độ 2 (Loãng xương tuổi già): Loại này xuất hiện ở cả nam và nữ, do tuổi tác và tình trạng mất cân bằng tạo xương. Đặc điểm của loãng xương độ 2 là mất chất khoáng toàn thể ở xương bó và xương vỏ, xuất hiện nhiều ở bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi.

Bệnh có thể xuất hiện bởi vấn đề tuổi tác
Bệnh có thể xuất hiện bởi vấn đề tuổi tác

Loãng xương thứ phát

Bệnh chủ yếu do những bệnh lý mãn tính hoặc dùng các loại thuốc Tây gây nên. Cụ thể như sau:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị loãng xương, xương yếu hoặc gặp các vấn đề về xương thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
  • Bị bệnh mãn tính: Nếu bạn bị một một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, thoái hóa cột sống,... thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về xương.
  • Bị bệnh nội tiết: Người bị tiểu đường, cường giáp, bệnh to đầu chi,.... sẽ gây tổn hại đến xương và giảm hoạt động của xương khớp.
  • Ảnh hưởng bệnh tiêu hóa: Người bị bệnh tại gan, thận, dạ dày,... sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và gây ra những bệnh lý về xương khớp.
  • Dùng thuốc: Lạm dụng thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc corticoid, heparin trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu chất, không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ không giúp xương khớp chống chọi lại với những tác nhân xấu gây bệnh từ bên ngoài.

Xem thêm khái niệm: Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp là gì? Các cách chữa bệnh hiệu quả 

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những yếu tố gây bệnh kể trên, bệnh loãng xương còn do những yếu tố sau gây ra.

  • Do thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ mang thai, cho con bú, mãn kinh,... sẽ khiến nội tiết tố thay đổi và gây loãng xương sớm. Phụ nữ càng sinh con nhiều thì lượng canxi mất đi trong xương càng nhiều và nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao.
  • Người ít vận động: Người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ sẽ khiến xương yếu hơn và dễ bị loãng xương.
  • Uống cafe, rượu bia, hút thuốc: Những chất kích thích này sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể. Đặc biệt hút thuốc khiến các mô xương mới khó hình thành, khiến chất lượng xương kém đi và gây bệnh.
  • Giảm cân không đúng cách: Khi giảm cân quá nhanh sẽ khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để cung cấp cho xương khiến mật độ xương giảm, gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi, thậm chí người trẻ tuổi.

Loãng xương còn xảy ra khi ngồi làm việc liên tục một chỗ
Loãng xương còn xảy ra khi ngồi làm việc liên tục một chỗ

Đối tượng loãng xương

Những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương cao nhất phải kể tới gồm:

  • Phụ nữ sau sinh, mang thai, đang cho con bú hoặc mãn kinh.
  • Người làm việc văn phòng ít vận động.
  • Người lạm dụng các chất kích thích.
  • Trường hợp giảm cân quá nhanh chóng, đột ngột.
  • Người mắc bệnh xương khớp mãn tính hoặc di truyền.

Đọc thêm: Danh Sách 15 Sữa Loãng Xương Cho Người Lớn Tuổi Tốt Nhất Hiện Nay 2024

Triệu chứng loãng xương

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh loãng xương:

  • Người đau nhức, đặc biệt là vùng lưng. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn, phải khom lưng.
  • Việc cầm nắm trở nên khó khăn hơn và thường làm rơi đồ đạc.
  • Người bệnh bị chuột rút vào ban đêm khi ngủ.
  • Vì xương yếu nên móng tay của người bệnh cũng sẽ dễ gãy hơn bình thường.
  • Người bệnh sẽ thấy phần nướu bị thu hẹp.
  • Dễ bị gãy xương khi gặp những tác động lực cơ học từ bên ngoài.
  • Luôn mệt mỏi và chán nản, thể lực giảm, làm gì cũng khó khăn, khả năng giữ cân bằng của cơ thể cũng yếu hơn.

Đọc ngay: Gai cột sống là bệnh gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nhân đau nhức và giảm khả năng vận động
Bệnh nhân đau nhức và giảm khả năng vận động

Biến chứng loãng xương

Bệnh loãng xương tiến triển chậm, ở giai đoạn đầu chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều người còn chủ quan. Nếu phát hiện và điều trị sớm, đúng cách thì bệnh có thể được cải thiện, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu chủ quan và không xử lý sớm, bệnh có thể khiến người bệnh bị rạn xương, nứt xương, thậm chí là gãy xương. Bên cạnh đó, những xương cột sống, xương đùi, xương cẳng chân, cánh tay cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều do phải chịu áp lực lớn từ cơ thể. Ở người cao tuổi bị loãng xương, tình trạng gãy cổ tay, gãy xương thường khá dễ gặp.

Gãy xương sẽ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và gây ra nhiều biến chứng như: Viêm phổi, tắc mạch chi, thậm chí là tàn phế vĩnh viễn. Nhiều người bị biến dạng cột sống cũng sẽ gây ra những khó khăn trong việc hít thở.

Tham khảo thêm: Đau dây thần kinh liên sườn là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Chẩn đoán loãng xương

Để chẩn đoán chính xác bệnh loãng xương, bác sĩ phải căn cứ vào yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng

Một số biểu hiện rõ nhất chỉ xuất hiện khi đã xảy ra các biến chứng, bao gồm:

  • Đau đầu xương, đau lưng cấp tính cũng như mãn tính.
  • Người bệnh bị gù, vẹo cột sống, chiều cao bị giảm.
  • Gãy xương, gãy các đốt sống, gãy xương đùi.
  • Đau tức ngực, khó thở do bệnh gây ảnh hưởng đến lồng ngực.

Triệu chứng cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật cận lâm sàng như sau:

  • X quang quy ước: Hình ảnh xương dài thường bị giảm độ dày vỏ xương khiến ống tủy rộng ra. Đốt sống cũng bị tăng thấu quang và có biến dạng ở thân đốt sống.
  • Đo khối lượng xương: Thường sẽ dùng kỹ thuật đo hấp thụ tia X năng lượng kép ở đốt sống lưng, khớp háng để đánh giá mức độ bệnh và nguy cơ loãng xương,...
  • Đo khối lượng xương ở ngoại vi: Dùng siêu âm, phương pháp DXA,... để đo khối lượng xương, giúp tầm soát bệnh loãng xương.
  • Một số kỹ thuật khác: Như chụp cộng hưởng từ, CT scan,... giúp đánh giá mật độ xương, đặc biệt là ở vùng đùi và cổ xương đùi.

Có thể dùng các biện pháp chiếu chụp
Có thể dùng các biện pháp chiếu chụp

Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng được bác sĩ lấy làm căn cứ xác định bệnh:

  • Các yếu tố tiên lượng: Giới tính, tuổi, chiều cao, tiền sử bệnh, khối lượng xương, hút thuốc hay không,...
  • Các mô hình tiên lượng dự báo nguy cơ loãng xương: FRAX và NGUYEN.
  • Chẩn đoán phân biệt: Thường là bệnh ác tính của cơ quan tạo máu, xương thủy tinh hoặc ung thư di căn xương,...

Xem thêm: Đo Loãng Xương: Tại Sao Lại Cần Thiết Và Đo Ở Đâu Uy Tín?

Điều trị loãng xương

Với những bệnh lý về xương khớp, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh được đẩy lùi nhanh chóng.

Thuốc Tây y trị loãng xương

Một số thuốc được kê đơn dùng cho bệnh nhân loãng xương cụ thể như sau:

  • Thuốc ngăn ngừa hủy xương: Thuốc được dùng với mục đích là ngăn ngừa sự bào mòn cũng như tiêu hủy xương khớp. Qua đó cải thiện tình trạng giòn xương, ngăn ngừa gãy xương cũng như xốp xương. Một số thuốc được sử dụng bao gồm: Strontium ranelate, Calcitonin; Alendronate,...
  • Thuốc điều hòa hormone: Thuốc được chỉ định với bệnh nhân là nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng Raloxifene liều 60mg/ngày. Liều lượng thuốc dùng có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Vitamin và thuốc bổ: Các thực phẩm chức năng, các loại vitamin cũng giúp xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương.
  • Các thuốc khác: Một số nhóm thuốc khác được chỉ định trong chữa bệnh như thuốc Deca-Durabolin, thuốc bổ sung sắt,...

Đọc ngay: Tổng Hợp Các Loại Thuốc Chống Loãng Xương Của Mỹ Tốt Nhất (Cập Nhật 2024)

Thuốc Tây giúp giảm đau và cải thiện sức mạnh xương
Thuốc Tây giúp giảm đau và cải thiện sức mạnh xương

Mẹo dân gian

Người bệnh có thể áp dụng những mẹo đơn giản như sau:

  • Canh xương bò: Chuẩn bị xương sống bò và thục địa, đẳng sâm, thỏ ty tử. Cho tất cả vào nồi và hầm từ 2 - 3 tiếng, nêm gia vị vừa ăn. Dùng món ăn mỗi tuần 2 lần mỗi tuần sẽ tốt cho xương.
  • Cháo đường phèn: Chuẩn bị gạo tẻ, đường phèn, kỷ tử, tang thầm. Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, hầm cho nhừ và thêm đường phèn cuối cùng. Ăn cháo khi còn nóng để đạt được hiệu quả.
  • Món ăn từ chim sẻ: Chuẩn bị chim sẻ, gạo tẻ, đại táo và kỷ tử. Thêm tất cả nguyên liệu vào nồi hầm cho chín nhừ rồi thêm gia vị vừa ăn. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Canh xương bò rất tốt cho người bị loãng xương
Canh xương bò rất tốt cho người bị loãng xương

Bài tập hỗ trợ điều trị loãng xương

Người bị loãng xương có thể tham khảo một số bài tập sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh:

  • Bài tập “Chào mặt trời”: Người bệnh quỳ 1 chân, chân còn lại vuông góc với sàn, hai tay ngang vai trước mặt. Hạ chân quỳ ra phía sau và vươn tay lên cao, người ngửa ra sau.
  • Bài tập “tư thế nửa vầng trăng”: Đứng thẳng trên sàn, cúi người cho đến khi một tay chạm sàn, tay còn lại giơ cao. Một chân song song với mặt sàn và tựa lòng bàn chân vào sàn để làm điểm tựa, giữ 30 giây rồi đổi chân.
  • Bài tập “tư thế cái cây”: Đứng trên sàn co một chân lên và áp lòng bàn chân vào đùi trong của chân còn lại. Hai tay chắp lại trước ngực và giữ nguyên 30 giây. Thực hiện mỗi bên 5 - 6 lần.

Phòng tránh loãng xương

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương bằng cách tuân thủ theo những hướng dẫn sau đây:

  • Tập thể thao mỗi ngày, tăng cường vận động. Lựa chọn bộ môn vừa sức cũng như phù hợp với sở thích để không bị nhàm chán.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
  • Tránh mang vác đồ quá nặng, tránh đứng lên ngồi xuống quá đột ngột.
  • Có thể tắm nắng từ 7 - 9 giờ sáng để tăng hấp thu canxi, kích thích sản sinh cũng như nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Nên ngủ sớm, ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức cũng như căng thẳng, stress dài ngày.
  • Có thể bổ sung các viên uống vitamin, thực phẩm bổ sung để nâng cao sức khỏe xương khớp, ngừa loãng xương.
  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, giảm viêm kéo dài khi chưa có chỉ định từ chuyên gia, bác sĩ.
  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm để phát hiện sớm những bệnh về xương khớp và có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Loãng xương là bệnh lý tuổi già, tuy nhiên có thể phòng ngừa, giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe, cuộc sống. Trường hợp bị bệnh hãy thăm khám, bổ sung thêm thực phẩm và hướng điều trị từ bác sĩ kịp thời

Xem thêm: Bật Mí 14 Thuốc Chữa Thoái Hóa Khớp Của Nhật Tốt Nhất

Câu hỏi liên quan

Đo loãng xương là một trong những từ khóa được tìm kiếm khá nhiều hiện nay do thói quen ăn uống thiếu chất, tuổi tác khiến xương bị yếu đi. Vậy đo loãng xương là...

Xem chi tiết

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp