Hắc lào ở mặt là một biến thể của hắc lào, gây tổn thương da và để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Bệnh gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, có thể tái phát nhiều lần. Nếu không điều trị kịp thời, các vết tổn thương sẽ nhanh chóng lây lan ra vùng da khác, khiến việc trị bệnh khó khăn hơn.

Định nghĩa hắc lào ở mặt

Hắc lào ở mặt (lác đồng tiền) là một dạng bệnh nấm da, xảy ra khi có sự xâm nhập và phát triển của vi nấm. Vùng mặt là vị trí dễ phát bệnh, dễ nhận biết và chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Ban đầu, hắc lào sẽ xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ tròn như đồng tiền. Các đốm lác đồng tiền có kích thước đa dạng, có viền ngoài ngăn cách với vùng da lành. Da tại vị trí tổn thương thường khô, đóng vảy, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Các vùng da mặt dễ bị bệnh nhất là trán, mũi, má, quanh mắt và cằm. Đối với nam giới, hắc lào ở mặt thường tập trung ở cổ và vùng râu mọc, vì vậy còn được gọi là hắc lào ở râu. Đây không phải một loại bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe tinh thần. Các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với chàm, hồng ban, và các bệnh lý da liễu khác. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Bởi vậy, cần điều trị hắc lào ở mặt càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu định nghĩa: Bệnh Chàm (Eczema) Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

hac lao o mat
Hắc lào ở mặt là tình trạng nấm da xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Nguyên nhân hắc lào ở mặt

Tác nhân gây ra bệnh hắc lào là nấm Trichophyton amidan, Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum.  Đặc biệt, bệnh hắc lào có thể được gây ra do các tác nhân lây từ động vật sang người. Đó là T mentagrophytes ở các loài gặm nhấm, thỏ, chó và ngựa. Trichophyton verrucosum ở các loại gia súc và Microsporum canis ở chó và mèo. Chúng thường phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu ấm, độ ẩm cao.

Điều kiện thuận lợi cho các loại vi nấm trên xâm nhập và gây bệnh hắc lào là:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ thống miễn dịch bị ức chế như bệnh nhân bạch cầu, tiểu đường, HIV/AIDS,... có khả năng mắc bệnh hắc lào thể nặng hơn. Bên cạnh đó, trẻ em có nguy cơ mắc hắc lào cao hơn người lớn, do sức đề kháng của trẻ thấp, hệ miễn dịch yếu hơn.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Các thực phẩm nhiều tinh bột, đường, chất béo bão hòa có khả năng gây viêm da.
  • Tiếp xúc với các tế bào nấm gây bệnh khi da bị trầy xước, ẩm ướt.
  • Bị lây nhiễm từ người mắc bệnh hắc lào: Dùng chung vật dùng cá nhân, tiếp xúc vùng da, quan hệ tình dục với người bệnh,...
  • Người thường đi chân trần có thể bị nhiễm mầm bệnh nấm sinh trưởng trong đất.
  • Mặc quần áo ẩm ướt, chật, bó sát, không thấm hút mồ hôi.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Ít rửa mặt, da mặt thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bề mặt chứa nấm,...
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: Rửa mặt, rửa tay chân, bơi trong nước bẩn,...

Đọc thêm: Bị Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? Ảnh Hưởng Của Bệnh Như Thế Nào?

hac lao o mat
Bệnh xảy ra bởi các loại nấm khuẩn tấn công

Đối tượng bị hắc lào ở mặt

Hắc lào là bệnh lý da liễu không phân biệt đối tượng già hay trẻ, nam hay nữ. Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh. Đặc biệt những người thuộc trường hợp sau đây sẽ rất dễ mắc hắc lào:

  • Những người sống ở khu vực ẩm ướt, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều loại nước thải có hại.
  • Người thường tiếp xúc với động vật, đặc biệt vật nuôi đang bị bệnh da liễu.
  • Các trường hợp thường dùng chung phòng thay đồ hoặc tấm ở các nhà tắm công cộng.
  • Người bị đổ mồ hôi nhiều, mắc bệnh thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường.
  • Tiếp xúc hoặc sống chung, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh nhân hắc lào.
  • Khả năng miễn dịch kém, thường xuyên bị ốm đau và đang phải dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Xem thêm: Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị

Triệu chứng hắc lào ở mặt

Các đốm đỏ hình bầu dục xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa ngáy, một số trường hợp còn có mụn nước li ti. Ở các giai đoạn khác nhau, bệnh hắc lào ở mặt sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

  • Các đốm hoặc mảng da bị phát ban có màu từ hồng đến đỏ, kích thưởng khoảng từ 1 - 5cm.
  • Vết ban có thể sưng lên, chứa mụn nước hoặc vảy cứng.
  • Phía ngoài vết ban nổi lên các đường viền khô, ngăn cách vết hắc lào với vùng da bình thường.
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là bỏng rát khi ra nắng.
  • Da bị suy yếu, dễ khô nứt, bong tróc và đóng vảy. Các mụn hắc lào rất dễ vỡ, khiến nấm lan rộng, gây bội nhiễm, để lại sẹo vĩnh viễn trên da.
  • Các triệu chứng trên cũng xuất hiện ở trẻ em nhưng mức độ nặng hơn, lây lan nhanh hơn. Ngoài ra, trẻ thường quấy khóc, hay đưa tay lên gãi mặt, biếng ăn, bỏ ăn, khó chịu, khó ngủ,...

Cũng giống như hắc lào ở nhiều vị trí khác, hắc lào ở mặt không thể tự khỏi. Nếu không được chữa trị đúng cách, các triệu chứng trên sẽ ngày càng nặng thêm. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Hắc Lào Có Chữa Khỏi Hoàn Toàn Được Không? GIẢI ĐÁP

hac lao o mat
Da nổi các vòng tròn đỏ ngứa rát

Biến chứng hắc lào ở mặt

Bệnh lý hắc lào ở mặt hoàn toàn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hại cho người bệnh. Cụ thể các ảnh hưởng gồm có:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Bệnh hắc lào có các triệu chứng rất rõ rệt trên da, đặc biệt là hắc lào ở mặt. Khi này, bệnh nhân thấy mệt mỏi khó chịu, đặc biệt mức độ càng tăng hơn khi thời tiết chuyển sang giai đoạn nóng ẩm, da bị đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác tự ti, mặc cảm trước đám đông.
  • Mất tính thẩm mỹ trên da: Làn da mặt khi bị hắc lào luôn trong trạng thái ửng đỏ, các vòng tròn phát triển rộng và tróc nhiều vảy. Điều này khiến gương mặt kém sắc hơn, đặc biệt nguy cơ để lại các vết sẹo trên mặt khá cao. Bệnh nhân sẽ cần nhiều thời gian để có thể hồi phục hoàn toàn.
  • Nhiễm trùng nặng: Hắc lào ở mặt có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng khi hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm mạnh. Đặc biệt với những ai đang mắc bệnh HIV/AIDS hoặc trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng.
  • Bội nhiễm: Những người không điều trị hắc lào ở mặt đúng cách, tùy ý sử dụng nhiều loại thuốc hoặc không có biện pháp vệ sinh phù hợp sẽ rất dễ bị bội nhiễm. Lúc này, các tổn thương sẽ lan rộng sang những vùng da khỏe mạnh khác, thậm chí lan ra khắp cơ thể cũng như truyền nhiễm cho những người xung quanh.
  • Nấm tổ ong da đầu: Hắc lào ở mặt có khả năng gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới da đầu. Bệnh nhân bị kerion - nấm tổ ong với các vết loét nghiêm trọng, da tróc vảy nhiều, tóc rụng liên tục và có nhiều mảng sẹo lớn trên da đầu.

BẠN CÓ BIẾT: Bị Hắc Lào Tái Phát Do Đâu? Làm Sao Để Phòng Ngừa Hiệu Quả

Chẩn đoán hắc lào ở mặt

Hắc lào ở mặt cần phải được chẩn đoán kịp thời để có những biện pháp chữa trị phù hợp. Cụ thể cách biện pháp thăm khám áp dụng cho bệnh nhân gồm:

Thăm khám lâm sàng:

Các bác sĩ trước tiên sẽ quan sát tình trạng tổn thương trên da, kết hợp các câu hỏi liên quan tới thời điểm khởi phát bệnh, những triệu chứng mắc phải. Những thông tin về môi trường sống và sinh hoạt cũng cần được cung cấp đầy đủ.

Sinh thiết mẫu da:

Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu da ở vùng bị hắc lào để đem đi sinh thiết. Thông qua các thiết bị kiểm tra, mẫu tế bào được nhỏ vào một số chất để soi dưới kính hiển vi và làm xét nghiệm kiểm tra chi tiết. Từ đây sẽ phát hiện được chủng nấm gây bệnh.

Điều trị hắc lào ở mặt

Thông thường tổn thương do hắc lào khá lành tính, có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Tùy vào nhu cầu của bản thân, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y hoặc Đông y, kết hợp thêm một số mẹo dân gian thực hiện tại nhà. Chi tiết như sau:

Dùng thuốc Tây y

Để điều trị hắc lào, các bác sĩ da liễu thường chỉ định thuốc kháng nấm và một số loại thuốc hỗ trợ. Cụ thể:

  • Thuốc ức chế nấm: Thường là Terbinafine và Clotrimazole,... Chúng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh hắc lào. Có công dụng ức chế hoạt động của vi nấm, từ đó ngăn bệnh tiến triển và trị bệnh tận gốc. Bên cạnh hiệu quả trị hắc lào, các loại thuốc ức chế nấm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy khi sử dụng thuốc cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kem chống nấm: Được điều chế dưới dạng kem bôi trực tiếp, có công dụng giảm ngứa, giảm đỏ, diệt nấm và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
  • Kem Steroid: Được xem xét sử dụng khi việc điều trị bằng kem bôi chống nấm không hiệu quả. Loại thuốc này có công dụng điều trị mạnh hơn nhưng mang lại nhiều tác dụng phụ hơn. Vì vậy người bệnh không được dùng Steroid liều cao, và không dùng quá 10 ngày liên tục.
  • Thuốc chống nấm dạng uống: Là thuốc kê đơn, có công dụng diệt nấm, khắc phục triệu chứng và các tổn thương gây ra bởi bệnh hắc lào. Vì được nạp trực tiếp vào cơ thể nên viên uống chống nấm thường mang lại nhiều tác dụng phụ. Trong thời gian sử dụng thuốc bạn cần theo dõi cơ thể, nếu thấy triệu chứng bất thường thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
  • Thuốc an thần: Đây là loại thuốc hỗ trợ, thường được kê đơn khi triệu chứng ngứa ngáy khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, thuốc an thân cũng được kê đơn khi người bệnh có dấu hiệu lo lắng, thấp thỏm gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Vì mọi loại thuốc Tây y đều có thể mang lại tác dụng phụ nên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tất cả thuốc dùng trong điều trị hắc lào ở mặt đều phải có chỉ định, đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, không tự thêm bớt liều lượng sử dụng,... để tránh gây nguy hiểm.
  • Không lạm dụng các loại thuốc trị hắc lào vì có thể gây mòn da, teo da, lão hóa da. Mặt khác, có thể khiến nấm nhờn thuốc, kháng thuốc, tăng nguy cơ bội nhiễm.

hac lao o mat
Thuốc Tây là giải pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Mẹo dân gian

Đối với hắc lào ở mặt mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị triệu chứng tại nhà bằng một số mẹo dân gian sau:

Trà thảo dược:

  • Cho nguyên liệu trà vào đun với nước sạch, lọc lấy phần nước và bỏ bã.
  • Để trà nguội và uống khi còn âm ấm, có thể dùng trà để thoa lên vùng da bị hắc lào để tăng hiệu quả chữa bệnh.
  • Uống trà thảo dược từ 1 – 2 lần/ ngày trong 10 ngày sẽ thấy triệu chứng hắc lào ở mặt thuyên giảm.

Tinh dầu tràm trà:

  • Rửa sạch vùng da bị hắc lào, thấm khô rồi nhẹ nhàng thoa tinh dầu tràm trà lên.
  • Thoa tinh dầu lên da 3 lần/ ngày, kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng ngứa đỏ thuyên giảm.
  • Nếu tinh dầu tràm trà gây kích ứng da, trong quá trình sử dụng bạn có thể pha với một ít dầu dừa.

Dùng dầu dừa:

  • Rửa sạch vùng da bị hắc lào, thấm khô rồi nhẹ nhàng thoa dầu dừa lên.
  • Để trên da 30 phút rồi rửa sạch lớp dầu dừa trên mặt bằng nước ấm
  • Thoa dầu dừa đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, thực hiện thường xuyên có thể khiến da bớt ngứa ngáy, khó chịu.

Tham khảo thêm: XEM NGAY TOP 9+ Cách Trị Hắc Lào Tại Nhà Cực Hay Và Hiệu Quả

Phòng tránh hắc lào ở mặt

Bệnh hắc lào ở mặt có thể tái phát ngay cả khi đã được điều trị tận gốc. Chính vì vậy, bạn cần nâng cao sức khỏe, chủ động phòng tránh bệnh tái phát. Nên chú ý:

  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, thay mới đồ dùng cá nhân sau một khoảng thời gian nhất định.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, chứa thành phần thảo dược từ thiên nhiên phù hợp, hạn chế các loại hóa chất có thể gây tổn thương vùng da bệnh.
  • Tuyệt đối không trang điểm trong thời gian bị hắc lào ở mặt.
  • Bảo vệ da mặt kỹ càng, đặc biệt là khi ra ngoài nắng.
  • Giữ da mặt luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.
  • Bổ sung các loại rau củ, thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin nhóm B.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập khoa học, điều độ để làm giảm mệt mỏi, stress, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.

Bài viết xem thêm

Câu hỏi liên quan

Bệnh hắc lào có nguy hiểm không? Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng....

Xem chi tiết

Bệnh hắc lào có chữa khỏi hoàn toàn được không? Rất nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh do nấm gây ra nên việc điều trị...

Xem chi tiết

Đa số các bệnh viêm da thường khiến cho nhiều người quan ngoại trước nguy cơ lây nhiễm. Liệu bệnh hắc lào có lây không? Có di truyền không? Các thắc mắc thường gặp này...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp