Chàm khô là một trong những bệnh da liễu thường gặp, thường xảy ra vào mùa lạnh, khi thời tiết hanh khô. Đặc trưng với các triệu chứng như da thô ráp, dày sừng, bong tróc, nứt nẻ, có thể kèm tứa máu gây ngứa rát khó chịu. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh dễ tự ti, mặc cảm. 

Định nghĩa bệnh chàm khô

Chàm eczema là bệnh da liễu mãn tính thường gặp, chiếm đến 20% tổng số các ca bệnh da liễu tại Việt Nam. Dựa vào đặc tính hình thái của bệnh trên bề mặt da, chàm được chia làm 2 dạng là chàm khô và chàm ướt. Trong đó, chàm khô thật ra là một dạng chàm tiếp xúc đã chuyển biến thành mãn tính gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Chàm khô là bệnh da liễu thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, khô, ngứa khó chịu
Chàm khô là bệnh da liễu thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, khô, ngứa khó chịu

Chàm khô là hiện tượng sừng hóa khiến da thô ráp, cứng lại và mất đi độ đàn hồi vốn có, trong quá trình hoạt động, da bị cọ xát khiến lớp sừng dễ nứt ra và chảy máu. Đây là một dạng viêm da tổn thương trên bề mặt da, có liên quan đến phản ứng nội sinh của hệ miễn dịch và phản ứng ngoại sinh, ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường. Có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn, thường gặp ở đầu ngón tay, chân, mặt, da đầu.

Chàm khô thường phát triển theo 3 giai đoạn là cấp, bán cấp và giai đoạn khô da. Ở giai đoạn cấp, da xuất hiện các hồng ban, phù nề, đóng vảy và tiết dịch nhiều. Ở giai đoạn bán cấp, vị trí vùng da tổn thương trở nên rất khô và nứt nẻ. Sau đó, da trở nên dày sừng, gây ngứa ngáy nhiều, thậm chí có thể gây chảy máu tại vùng da bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm khô vẫn chưa thể xác định. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhận thấy, bệnh có liên quan mật thiết với các yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: Ở bệnh chàm nói chung và chàm khô nói riêng, bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có cha hoặc mẹ mắc bệnh chàm thì tỷ lệ con sinh ra cũng mắc bệnh là rất cao. Tỷ lệ này sẽ cao hơn khi cả cha và mẹ đều mắc phải căn bệnh này.
  • Rối loạn chuyển hóa: Bệnh chàm khô có thể liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể. Làm cản trở quá trình trao đổi chất, khiến tế bào sừng tăng sinh, dẫn đến da khô, bong tróc nhiều hơn. Một số rối loạn thường gặp là rối loạn chức năng tiêu hóa và bài tiết, rối loạn thần kinh...
  • Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên: Việc thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, hóa mỹ phẩm có tính axit hoặc độ kiềm cao như xà phòng, hóa chất tẩy rửa, dung môi công nghiệp... khiến lớp sừng trên da tổn thương, gây ra tình trạng da khô, nứt nẻ mãn tính.
  • Yếu tố khác: Chàm khô cũng có thể xuất hiện khi da bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, nhất là thời điểm chuyển mùa, thời tiết lạnh, khô. Hoặc do môi trường sống ô nhiễm, do suy nhược cơ thể, căng thẳng thường xuyên hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã...

Ngoài ra, chàm khô là bệnh thường xuất hiện ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, bệnh bùng phát khi người bệnh tiếp xúc với một dị nguyên, chất dị ứng nào đó. Bệnh cũng có thể liên quan đến sự suy giảm hoặc hoạt động bất thường của hàng rào miễn dịch; do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, thường sử dụng chất kích thích, ăn uống kém hợp lý, không đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.

[Giải đáp chi tiết]:  Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không? Chuyên Gia Phân Tích

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm khô

Chàm khô là bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh có thể gặp ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trong đó thường gặp nhất là ở tay, chân và mặt. Vùng da bệnh thường trải qua 4 giai đoạn cơ bản là: Nổi sẩn ngứa, mọc mụn nước, lên da non và tạo mảng dày sừng sần sùi trên da (còn gọi là lichen hóa).

Chàm khô ở đầu ngón tay khiến ngón tay đỏ, bong tróc
Chàm khô ở đầu ngón tay khiến ngón tay đỏ, bong tróc

Các triệu chứng của bệnh rất đặc trưng, có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Da sưng, tấy đỏ, phù nề, ngứa nhiều: Trên da xuất hiện các mảng màu hồng, hơi sưng nhẹ, kèm theo khô ngứa khiến người bệnh có xu hướng cào, gãi.
  • Nổi mụn nước trên da: Trên nền da đỏ xuất hiện các nốt mụn trắng li ti, theo thời gian, chúng lớn dần, dễ vỡ, tạo thành các mảng chàm lớn.
  • Da khô, bong tróc, nứt nẻ: Da khô, mất nước nghiêm trọng, các mụn nước vỡ ra, chảy hết dịch bên trong gây ra tình trạng bong tróc, căng da, dễ nứt nẻ, chảy máu khi làm việc.
  • Bội nhiễm trên da: Da bị viêm nghiêm trọng, không thể hồi phục nhanh, nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách, có thể gặp phải nguy cơ bội nhiễm, khó điều trị.

Thực tế, các triệu chứng trên là những triệu chứng đặc trưng ở bệnh chàm. Tuy nhiên, ở chàm khô, tình trạng da khô, ngứa, khó chịu nghiêm trọng hơn rất nhiều. Khi bệnh tiến triển nặng, da thường có xu hướng bong tróc, nứt nẻ thành từng mảng trên nền da đỏ.

Biến chứng của bệnh chàm khô

Chàm khô không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng các triệu chứng bệnh lại khiến da khô, bong tróc, ngứa ngáy, rỉ dịch, rướm máu trên da. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến vùng da bệnh trở nên sần sùi, thô ráp. Các dạng bệnh chàm thường khó điều trị, kéo dài dai dẳng, có thể tái phát bất cứ lúc nào, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chàm khô sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể chuyển biến xấu, gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân nếu không điều trị, thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc hay cào gãi, gây vết thương hở trên da, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập.

Một số biến chứng có thể xuất hiện ở bệnh chàm khô thường là:

  • Chàm bội nhiễm: Khi vùng da tổn thương không được chăm sóc đúng cách, người bệnh thường xuyên cào gãi trên vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập, gây bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm đặc trưng bởi các dấu hiệu như sưng viêm, đỏ rát nghiêm trọng, có tụ mủ trên da, sưng hạch bạch huyết. Đôi khi gây ra sốt, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Bội nhiễm rất nghiêm trọng, có thể tạo thành sẹo, gây viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết...
  • Gây biến dạng móng: Chàm khô thường xảy ra ở những vị trí thường hoạt động, tiếp xúc như ngón tay, ngón chân. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh thường có xu hướng kéo dài, lan rộng, khiến móng vàng giòn, dễ gãy, dị dạng móng...
  • Ảnh hưởng tâm lý: Bệnh thường gặp ở những vùng da thường hoạt động, tiếp xúc khiến chúng trở nên thô ráp, sần sùi, mất thẩm mỹ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh, nhất là đối với chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, chàm khô còn khiến da khô căng, thô ráp, khó chịu, gây ngứa ngáy thường xuyên, khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ, gặp nhiều hạn chế trong công việc và cuộc sống. Do đó, khi bị chàm, người bệnh nên sớm thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu để được can thiệp và điều trị đúng cách.

Xem ngay: Các Loại Thuốc Trị Chàm Tốt Được Chuyên Gia Da Liễu Khuyên Dùng

Điều trị bệnh chàm khô

Chàm khô không phải là bệnh lây nhiễm, bệnh xuất phát từ yếu tố cơ địa và di truyền, liên quan đến phản ứng nội sinh của cơ thể nên hoàn toàn không lây từ người sang người thông qua giao tiếp, tiếp xúc thông thường. Bệnh chàm khô có thể được điều trị bằng cách:

Thăm khám và điều trị là điều cần thiết khi bị chàm khô
Thăm khám và điều trị là điều cần thiết khi bị chàm khô

1. Điều trị bằng Tây Y

Sử dụng các loại thuốc Tây Y trị chàm khô là phương pháp được nhiều người lựa chọn do tác dụng tốt, hiệu quả nhanh, có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra. Các thuốc Tây Y điều trị chàm khô có thể kể đến như:

  • Thuốc bôi có chứa Corticoid: Có tác dụng làm giảm triệu chứng nhanh, thường được dùng cho các đợt chàm cấp tính. Tuy nhiên, Corticoid có thể gây mòn da, mỏng da, teo da, suy tuyến thượng thận... cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc kháng histamine H1: Có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nhóm thuốc này có tác dụng tốt với người bị chàm khô do phản ứng dị ứng quá mức.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định với trường hợp chàm khô bội nhiễm. Thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Dung dịch sát trùng: Có tác dụng làm sạch da, ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị chàm khô, thường dùng là milian 1%, eosine 2%...

Ngoài ra, trong điều trị chàm khô, việc dưỡng ẩm, tăng cường hàng rào bảo vệ da đóng vai trò vô cùng cần thiết. Người bị chàm khô nên thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm cho da, có thể dùng 3 - 4 lần/ngày, sau khi tắm hoặc khi có dấu hiệu khô da.

Thuốc trị bệnh chàm khô mặc dù có hiệu quả nhanh nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Chưa có thuốc đặc trị chàm khô, bệnh rất khó điều trị, thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận. Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Trị chàm khô bằng mẹo dân gian

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh, thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da. Một số mẹo dân gian trị chàm khô tại nhà được nhiều người biết đến có thể kể đến như:

  • Trị chàm khô bằng dầu dừa: Vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh, thấm khô với khăn sạch. Lấy một lượng dầu dừa vừa phải, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bệnh, sau 15 - 20 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. Kiên trì áp dụng 2 - 3 lần/ngày để thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
  • Trị chàm khô bằng trà xanh: Lấy 1 nắm lá trà xanh, ngâm rửa nhiều lần, cho vào nồi đun với 200ml nước, sau khi sôi 5 phút thì tắt bếp. Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm trong 10 phút. Sau đó, dùng kem dưỡng ẩm dành riêng cho da chàm khô thoa đều lên vùng da bệnh.

Dầu dừa có thể hỗ trợ điều trị chàm khô mức độ nhẹ
Dầu dừa có thể hỗ trợ điều trị chàm khô mức độ nhẹ

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm khô

Chàm khô là bệnh khó điều trị, thường kéo dài dai dẳng, hay tái phát, vì vậy, việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát là hết sức cần thiết. Người bệnh có thể phòng ngừa chàm khô tái phát bằng cách:

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm có nhiệt độ phù hợp, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, làm da khô, dễ mất nước, ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp, nên dùng sữa tắm, kem dưỡng ẩm dành riêng cho da chàm khô. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm an toàn, lành tính, được các bác sĩ, chuyên gia da liễu khuyên dùng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da đến mức tối thiểu để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tốt nhất nên dùng bao tay khi tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa mạnh...
  • Hạn chế việc cào gãi vùng da bị chàm để tránh gây tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập gây bội nhiễm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, đa dạng dưỡng chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh trái cây để nâng cao sức khỏe.

Chàm khô là bệnh da liễu thường gặp, bệnh có thể được điều trị dứt điểm hay không phụ thuộc phần lớn vào quyết tâm của người bệnh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và có cách xử trí phù hợp khi mắc bệnh.

Câu hỏi liên quan

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp