Bệnh gút kiêng rau gì, nên ăn rau gì để tốt cho sức khỏe? Các loại rau xanh cung cấp nhiều chất xơ tưởng chừng rất tốt cho người bệnh gút. Nhưng thực chất ở một số loại rau củ cũng có hàm lượng đạm nhất định và những thành phần không tốt cho người bị gút. Do vậy trong thực đơn ăn hàng ngày, người bệnh cũng cần chú ý tới vấn đề bệnh gút kiêng ăn rau gì, nên ăn loại rau nào để xây dựng thực đơn cho người bị bệnh gout khoa học, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. 

Vai trò của rau xanh với người bị gút

Bên cạnh các loại thịt, cá,…  thì việc bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn của người bị gút có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Rau xanh giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh. 

Đặc biệt, trong rau xanh chứa nhiều chất xơ. Đây là thành phần quan trọng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường quá trình chuyển hóa từ đó hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Ngoài ra thành phần chống oxy hóa và flavonoid trong rau xanh cao có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn từ đó làm dịu triệu chứng sưng đau tại khớp do bệnh gút gây ra. 

Sử dụng rau xanh đúng cách không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc và acid uric ra ngoài cơ thể mà còn giúp nâng cao đề kháng. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để người bệnh ngăn ngừa các đợt gút cấp tái phát, ức chế quá trình lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp. 

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý, rau xanh tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ở một số loại rau củ có chứa hàm lượng lớn purin và đạm không phù hợp với người bệnh gút. Sử dụng những loại rau củ này không những không hỗ trợ trị bệnh mà còn gây tác dụng ngược lại làm tăng nồng độ acid uric. 

Tham khảo: Bệnh Gout Cấp Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Giải đáp thắc mắc: Bệnh gút kiêng rau gì? 

Một số độ ăn uống thích hợp, loại bỏ những thực phẩm được xem là yếu tố làm tăng nồng độ acid uric trong máu sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị gút. Để ức chế không làm acid uric trong máu tăng cao, người bệnh nên chú ý kiêng những loại rau xanh sau đây:

  • Rau muống không tốt cho người bệnh gút

Nếu bạn đang thắc mắc không biết bệnh gout không nên ăn rau gì thì rau muống chính là một đáp án. Mặc dù không phủ nhận rau cần cung cấp nhiều chất xơ cùng các vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Rau muống lại rất quen thuộc và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. 

Tuy nhiên với người bị bệnh gút thì rau muống lại là “người bạn xấu”. Bởi bên cạnh các dinh dưỡng có lợi, rau muống cũng chứa hàm lượng lớn purin – thành phần làm khởi phát các cơn đau gút cấp dữ dội. Thường xuyên ăn rau muống sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao, đồng thời kích thích phản ứng viêm, khiến tình trạng viêm sưng trầm trọng hơn. Đặc biệt với người đã hình thành cục tophi tại khớp thì càng cần phải kiêng tuyệt đối rau muống. 

Ngoài ra, trong muối có hàm lượng lớn oxalat gây kết tủa ở thận dẫn tới hiện tượng sỏi thận, sỏi niệu đạo. Với người bị gout, quá trình này có thể phát triển nhanh hơn là gia tăng hiện tượng lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp. 

  • Bệnh gút kiêng rau gì? – Tất cả các loại nấm

Các loại nấm như nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm rơm,…. đều là gợi ý cho câu hỏi bệnh gút kiêng rau gì. Nấm được xem là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. 

Tuy nhiên với người bệnh gút ăn nhiều nấm sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Bởi trong nấm chứa nhiều hàm lượng purin. Ước tính trong 100g nấm thì có đến 488mg purin. Do vậy để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa tình trạng nồng độ acid uric tăng cao, người bệnh nên hạn chế bổ sung nấm vào thực đơn ăn hàng ngày. 

  • Người bệnh gút kiêng ăn đậu hà lan

Đậu hà lan là thực phẩm phổ biến, chế biến được nhiều món ăn ngon. Với người bình thường đậu hà lan được đánh giá “thực phẩm vàng” bởi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin C, A, B, K1 và acid folic. Tuy nhiên với người bị gút thì hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh những thành phần có lợi thì đậu hà lan cũng chứa hàm lượng lớn protein. 

Cơ thể nạp nhiều đậu hà lan, quá trình chuyển hóa protein cơ thể vượt mức làm sản sinh nhiều axit uric. Hàm lượng acid uric vượt mức không đào thải ra ngoài kịp thời, tích tụ lại trong cơ thể làm khởi phát các triệu chứng bệnh gút: Sưng đỏ, đau nhức dữ dội,…. Thậm chí khiến bệnh chuyển biến nặng, hình thành cục tophi gây biến dạng khớp. 

Tìm hiểu thêm: Người bị gout có nên ăn trứng không? Top những thực phẩm cần tránh

  • Bệnh gout kiêng rau gì? – Rau mồng tơi

Rau mồng tơi tưởng chừng lành tính với nhiều người. Nhưng thực chất loại rau này cũng hạn chế ở một số đối tượng, tiêu biểu là nhóm người bị bệnh gút cấp và mãn tính. Lý do bởi trong mồng tơi chứa hàm lượng thành phần axit oxalic, purine cao. Do vậy nếu sử dụng quá nhiều rau mồng tơi sẽ khiến nồng độ axit uric tăng cao, thậm chí làm lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp từ đó hình thành các cục tophi.

Để đảm bảo an toàn, người bị gút nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Người bệnh chỉ nên ăn 2 – 3 bữa/tuần và lựa chọn các chế biến luộc thay vì nấu canh hay xào. 

  • Người bị gút kiêng ăn rau bina

Nếu bạn đang thắc mắc không biết người bệnh gút kiêng ăn rau gì thì rau bina chính là một gợi ý cho bạn. 

Rau bina hay còn gọi là cải bó xôi chứa nhiều vitamin A,B,C và acid folic tốt. Nhưng đồng thời nó cũng chứa nhiều lượng purin. Do vậy, trong thực đơn người bệnh gút nên hạn chế các món ăn có rau bina. 

  • Bị bệnh gút có ăn măng tây được không? 

Câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù măng tây chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bình thường như chất xơ, Magnesium, Zinc, Selenium, Vitamin K,…. Tuy nhiên măng tây cũng chứa hàm lượng lớn Purin gây hại cho sức khỏe người bị gút. Theo nghiên cứu khoa học, trong 100g măng tây có chứa tới 150mg purin.

Bởi vậy khi người bị gút ăn quá nhiều măng tây người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên hạn chế sử dụng món ăn từ măng tây, đặc biệt là món ăn được chế biến ở dạng chiên, xào. 

Xem thêm: Gout bị đau ở đâu? Các biện pháp giúp cải thiện bệnh hiệu quả

  • Bệnh gout kiêng ăn rau gì? – rau dọc mùng

Canh rau dọc mùng, bún dọc mùng,… là những món ăn ngon, nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng, lời khuyên cho người bệnh hãy hạn chế tất cả các món ăn có dọc mùng. 

Cuối cùng, nhắc đến vấn đề bệnh gút nên kiêng rau gì thì chúng ta cũng cần đề cập đến dọc mùng. Loại rau này thường được người dân ở các tỉnh Nam Bộ muối dưa hoặc nấu canh chua. Do chứa nhiều protein và purin, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo, bạn không nên sử dụng rau dọc mùng trong chế độ ăn khi đang điều trị bệnh gút.

Người bệnh gout nên ăn rau gì để hỗ trợ đào thải acid uric? 

Rau củ rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với người bị gout rau xanh đóng một vài trò quan trọng để hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất, thúc đẩy acid uric ra ngoài cơ thể. Một số loại rau củ đặc biệt tốt cho sức khỏe người bệnh gút như:

  • Rau cần tây hỗ trợ điều trị gút

Trong đông y, rau cần tây vị cam bổ (ngọt đắng), tính lương, có khả năng tác động vào 2 can khí và vệ. Cần tây được sử dụng như một vị thuốc bởi công dụng thanh nhiệt, lợi thủ, tiêu độc, trừ thấp rất tốt cho người bị gút cấp và mãn tính. 

Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng cần tây chứa nhiều vitamin và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, cần tây không chứa chất béo và Purin.  Các nguyên tố kiềm trong cần tây cao có khả năng trung hòa hoạt chất axit hỗ trợ xoa dịu triệu chứng bệnh gút. Người bị gút có thể sử dụng rau cần tây bằng cách xào thịt, trộn salad,… Ngoài ra có thể dùng cần tây ép thành nước để uống hàng ngày. Tuy nhiên, với người bị gút kèm theo huyết áp thấp hoặc phụ nữ mang thai thì cần hạn chế ăn rau cần tây.

Nên tham khảo: gút có ăn ốc được không? Các loại hải sản người bệnh gout nên tránh

  • Bệnh gút nên ăn rau gì? – Rau cải bắp

Người bệnh gút nên tăng cường ăn rau cải bắp vì trong lại rau này không chứa chất béo và purin. Ngược lại hàm lượng vitamin B, C, K, chất xơ, kali,… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, loại bỏ axit uric ra ngoài cơ thể. 

Ngoài ra, trong Đông y ghi chép lại, rau cải bắp vị ngọt, tính mát, lợi quan tiết (ích cho xương khớp), lợi tiểu giúp loại bỏ acid uric dư thừa. Do vậy, rau cải bắp rất tốt với người bệnh gút, giảm xoa dịu triệu chứng sưng viêm, đau nhức. Đồng thời củng cố hệ xương khớp, giúp hoạt động khớp linh hoạt. 

Nên xem: Bệnh Gout Nên Ăn Hoa Quả Gì? Top 15+ Gợi Ý Tốt Nhất Cho Bạn 

  • Cải bẹ xanh tốt cho sức khỏe người bệnh gút

Cải bẹ xanh (cải xanh) chứa nhiều dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C. Thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa và kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Tính kiềm trong cải bẹ xanh giúp làm ức chế axit uric trong máu và thúc đẩy hoạt động đào thải ra bên ngoài cơ thể. 

Theo y học cổ truyền, cải bẹ xanh tính ông, có tác dụng thanh nhiệt, bài tiết độc tố, hỗ trợ điều trị gút hiệu quả. Khi bị gút, người bệnh có thể sử dụng rau cải bẹ xanh vào thực đơn hàng ngày với các món luộc, xào, nấu canh. 

  • Người bị gút nên tăng cường ăn các loại bí

Các loại bí như bí xanh, bí đỏ, bí ngòi,… đều là những loại rau củ tốt cho sức khỏe người bị gút. Như nhiều loại rau xanh khác, những loại bí này chứa nhiều chất xơ canxi, photpho, kali,… Đây là những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng thiết yếu của cơ thể. Không chỉ vậy trong các loại bí chứa nhiều kali và tính kiềm cao có tác dụng hỗ trợ cơ thể đào thải axit uric hiệu quả. 

Click ngay: Bí mật về các loại thuốc trị gút của mỹ đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Yếu tố quan trọng để giúp các món ăn từ bí an toàn với người bị gút là chúng không chứa chất béo và Purin. Người bệnh có thể sử dụng các món luộc, nấu canh, xào từ bí để món ăn thêm đa dạng. 

Gút là một dạng bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận, gây hậu quả thận không thể lọc axit uric và tích tụ lại trong cơ thể. Do vậy, chế độ ăn uống cho người bệnh gút kiêng rau gì và ăn rau gì rất quan trọng để hỗ trợ trị bệnh, ngăn ngừa tình trạng axit uric tăng cao làm khởi phát cơn đau dữ dội. Tuy nhiên người bệnh chú ý ngoài việc xây dựng chế độ ăn khoa học thì cần phải kiên trì luyện tập thể dục và trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. 

Không thể bỏ lỡ: 

Câu hỏi liên quan

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe