Khi bị gout, sẽ có một số nhóm thực phẩm người bệnh cần kiêng nếu muốn bệnh nhanh thuyên giảm và không xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Khá nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng bệnh gout có được ăn trứng không, nếu có thì nên sử dụng như thế nào. Sau đây sẽ là những thông tin giải đáp từ các chuyên gia.

Tìm hiểu bảng thành phần của trứng

Từ lâu, trứng đã được khoa học đánh giá là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều giá  trị dinh dưỡng cho cơ thể, có cả vitamin, khoáng chất, đạm và nước.

Trong lòng đỏ của trứng có chứa nhiều khoáng chất khác nhau, đa dạng chất béo cùng các protein. Ngoài ra còn có nhiều acid amin thiết yếu đối với cơ thể. Với trẻ nhỏ, trứng sẽ hỗ trợ tốt quá trình bé phát triển, cung cấp canxi cho xương chắc khỏe, tăng chiều cao, trí não cũng được thúc đẩy thông minh hơn. Với người trưởng thành, sử dụng trứng là một cách bổ sung năng lượng hiệu quả cũng như giúp ngăn ngừa không ít bệnh lý về thận, gan, hệ tiêu hóa. Trứng cũng được các chuyên gia nghiên cứu cho thấy có quan hệ mật thiết với khả năng giảm mỡ máu, giúp tăng cường trí nhớ.

Bệnh gout có được ăn trứng không? Câu trả lời là có
Bệnh gout có được ăn trứng không? Câu trả lời là có

Như vậy, với những công dụng này, có thể thấy rằng trứng thật sự là nguồn thực phẩm bạn không nên bỏ qua. Nhưng với người bệnh gout có được ăn trứng không?

Nên xem: Gout là bệnh gì? Biến chứng có nguy hiểm không

Chuyên gia lý giải bệnh gout có được ăn trứng không?

Trong số các bệnh lý xương khớp hiện nay, gout thuộc vào nhóm có tỷ lệ người mắc rất cao ở Việt Nam. Bệnh khởi phát khi nồng độ acid uric trong cơ thể quá cao, hệ thống bài tiết không đào thải kịp thời sẽ hình thành nên các tinh thể muối urat ở khớp xương. Gout thường sẽ xuất hiện nhiều nhất ở khu vực ngón chân, bàn chân, gây ra nhiều cơn đau đớn vô cùng, khớp xương bị sưng, viêm, tấy đỏ và bệnh nhân khó khăn trong các vận động. Về lâu dài, gout còn có thể gây ra nhiều biến chứng tại khớp như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.

Trong quá trình điều trị, ngoài các loại thuốc đặc trị gout được kê đơn, các bác sĩ cũng rất chú trọng việc khuyến cáo bệnh nhân về các thực phẩm sử dụng hàng ngày. Bởi thực phẩm có sự tác động rất lớn tới các triệu chứng của bệnh, có thể làm giảm cơn đau, hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout hoặc ngược lại. Đặc biệt, nhóm đồ ăn có chứa lượng nhân purin cao cần loại bỏ khỏi thực đơn.

Vậy đối với trứng, người bệnh có thể sử dụng được không? Với vấn đề này, các chuyên gia xương khớp và dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân có thể ăn trứng.

Theo ghi nhận, trứng có chứa lượng protein cao nhưng lượng nhân purin ở mức khá thấp, do đó việc sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày sẽ không gây hại cho người bệnh. Bên cạnh đó, omega-3 trong trứng còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm sưng, hỗ trợ giảm cơn đau khá tốt. Nhưng không vì vậy bệnh nhân ăn trứng liên tục mỗi ngày, ăn quá nhiều so với quy định. Ngoài ra, việc chế biến trứng thành các món ăn như thế nào cũng rất được quan tâm để có thể chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: Người Bị Gout Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Mắc bệnh gout có thể ăn trứng gì?

Câu hỏi bệnh gout có được ăn trứng không đã có đáp án, nhưng có thể ăn những loại trứng gì thì không phải ai cũng rõ. Hiện nay, chúng ta có khá nhiều loại trứng khác nhau nhưng thực tế không phải trứng nào cũng tốt cho bệnh nhân.

Những loại trứng ăn được

Đối với các loại trứng ăn được, nổi bật nhất phải kể đến trứng gà. Trong trứng gà có lượng acid amin khá dồi dào, rất tốt cho quá trình cơ thể đào thải acid uric cũng như tăng cường hoạt động cho hệ tuần hoàn. Hơn nữa, bệnh nhân còn có thể bổ sung thêm phốt pho, canxi để hỗ trợ sức khỏe của xương khớp, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng.

Cùng với trứng gà, bạn cũng có thể dùng thêm trứng vịt, trứng ngỗng, trứng chim cút, tuy nhiên không ăn quá nhiều.

Ăn trứng gà sẽ tốt nhất cho bệnh nhân
Ăn trứng gà sẽ tốt nhất cho bệnh nhân

Bệnh gout có được ăn trứng lộn không?

Gout có ăn trứng lộn được không là câu hỏi khá nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân không thể ăn trứng vịt lộn.

Bởi loại trứng này có chứa lượng cholesterol cùng với nhân purin khá cao do đã hình thành con. Khi ăn trứng lộn thường xuyên, nồng độ acid uric trong cơ thể sẽ dễ dàng tăng cao dẫn tới dư thừa, các tinh thể muối và hạt tophi sẽ hình thành khiến bệnh tình ngày càng trở nặng.

Ngoài ra, trứng vịt lộn còn có thể làm bệnh nhân tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, bệnh về mỡ máu, tim mạch rất nguy hiểm. Do đó, chúng ta không nên dùng trứng lộn khi bị gout.

XEM THÊM: Cách Chữa Bệnh Gút Hiệu Quả Ngay Tại Nhà Bằng Những Nguyên Liệu Quen Thuộc

Ăn trứng thế nào đúng cách?

Thông thường, các chuyên gia vẫn thường khuyến cáo chỉ nên ăn trứng 2 lần mỗi tuần đối với người bình thường. Theo đó, cụ thể người bệnh gout nên giảm số lượng trứng sử dụng trong tuần xuống, tối đa chỉ ăn 2 – 3 quả trứng trong tuần để đảm bảo cân bằng nồng độ acid uric.

Bên cạnh đó, số lượng trứng cũng sẽ có sự phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng của trứng. Nếu là trứng ngỗng chỉ nên ăn 1 quả trong tuần bởi hàm lượng đạm của trứng khá lớn. Đối với trứng gà, bạn có thể ăn 2 – 3 quả bởi các chất dinh dưỡng trong trứng ở mức khá phù hợp.

Tránh tình trạng ăn trứng liên tục mỗi ngày sẽ gây ra tình trạng dư thừa đạm, dễ tăng cân và có ảnh hưởng xấu tới việc chữa trị bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cần lưu ý các cách chế biến trứng thích hợp để không gây hại cho cơ thể.

Gợi ý các cách chế biến trứng tốt nhất cho người bệnh gout

Để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn hấp dẫn hơn, chúng ta có thể thay đổi các cách chế biến trứng được chuyên gia chia sẻ dưới đây.

Món trứng hấp

Trứng hấp rất dễ làm, hàm lượng dinh dưỡng của các chất béo, calo đều thấp và đặc biệt không có dầu mỡ, rất thích hợp với những bệnh nhân bị gout và có cân nặng quá cao.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 3 quả trứng vịt, một ít nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, hành lá.
  • Trứng đánh tan với gia vị đã chuẩn bị sao cho vừa ăn, thêm vào một chút hành lá đã thái nhỏ. Cho vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút với lửa nhỏ. Ngoài ra, nếu lượng trứng ít, bạn có thể cho vào nồi hấp cùng với cơm.
  • Nếu muốn món ăn hấp dẫn hơn, có thể thêm vào một ít thịt heo băm và cà rốt thái nhỏ.
Món trứng hấp đơn giản dễ làm và dễ ăn
Món trứng hấp đơn giản dễ làm và dễ ăn

Trứng chiên lá lốt

Khi bị bệnh gout, lá lốt cũng là nguyên liệu được tận dụng khá nhiều nhằm làm giảm các cơn đau, giúp bệnh nhân kháng viêm, giảm sưng tấy. Không chỉ gout, rất nhiều bệnh lý về xương khớp khác đều có thể cải thiện bằng lá lốt và điều này đã được y học công nhận. “Chữa bệnh gút bằng lá lốt không chỉ hiệu quả mà còn hiệu quả đến bất ngờ” – theo bệnh nhân gút chia sẻ

Theo đó, trứng chiên lá lốt là món ăn có hương vị rất thơm ngon, dễ làm và cung cấp nhiều dinh dưỡng có lợi cho người bị gout. Bệnh nhân có thể sử dụng mỗi tuần 1 lần. Lưu ý nên lựa chọn lá lốt sạch, nếu là rau nhà trồng sẽ càng tốt.

Cách chế biến:

  • Cần chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, chọn lá bánh tẻ đều có mùi thơm nhất, các chất dinh dưỡng đầy đủ. Ngâm lá lốt với nước muối pha loãng trong 15 phút, vớt ra rửa sạch và đợi cho ráo nước.
  • Trứng gà sử dụng 2 quả, bạn đập trứng ra bát và đánh tan với một ít nước mắm, hạt nêm, thêm vào hành khô băm nhỏ.
  • Cho tiếp lá lốt và khuấy đều với trứng.
  • Bắc chảo lên bếp, thêm một chút dầu ăn và cho trứng vào rán đều. Lưu ý chỉ dùng vừa đủ dầu để không làm cháy mặt chảo, đợi trứng chín mặt dưới sẽ lật tiếp mặt còn lại cho chín đều và cho ra đĩa.
  • Trứng chiên lá lốt nên ăn với cơm ngay khi còn nóng sẽ có mùi thơm nhất, vị ngon nhất.

Chuyên Gia Dinh Dưỡng Khuyến Cáo: Bệnh Gút Không Ăn Rau Gì Để Giảm Đau, Viêm Khớp

Thịt ba chỉ kho trứng

Món thịt ba chỉ kho trứng là một trong những công thức nấu ăn được rất nhiều người yêu thích, đây cũng là món ăn quen thuộc trong các gia đình Việt Nam, đảm bảo rất đưa cơm. Để thay đổi khẩu vị cho cả gia đình, bạn hãy tham khảo cách làm cụ thể dưới đây.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 500g thịt ba chỉ, 3 quả trứng gà và 10 trứng cút.
  • Thịt ba chỉ trần qua nước sôi, sau đó vớt ra và thái miếng vừa ăn, tẩm ướp với các gia vị tiêu, mắm, nước hàng, hạt nêm.
  • Trứng rửa sạch, luộc chín và bóc vỏ, sau đó cho vào cùng với thịt, thêm một chút nước lọc xâm xấp mặt thịt rồi kho.
  • Khi thịt bắt đầu sôi, hạ nhỏ lửa cho thịt chín mềm đến khi cạn nước là được.
  • Món thịt ba chỉ kho trứng này được dùng cho cả gia đình, hương vị thơm ngon và cách làm cũng không hề phức tạp. Thịt nên ăn ngay khi còn ấm sẽ ngon hơn.

Thông Tin Quan Trọng: Bệnh Gout Ăn Được Thịt Gì? Nên Kiêng Thịt Gì?

Trứng kho thịt ba chỉ rất thích hợp để sử dụng
Trứng kho thịt ba chỉ rất thích hợp để sử dụng

Canh trứng nấu cà chua

Cùng với các món trên, nhiều người khá yêu thích bát canh trứng nấu cà chua vừa đẹp mắt, vừa dễ ăn. Cà chua là loại rau củ cung cấp nhiều vitamin, ít nhân purin nên hoàn toàn có thể sử dụng cho những bệnh nhân bị gout. Khi sử dụng cà chua thường xuyên, cơ thể còn được cung cấp thêm vitamin giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn, ngăn chặn thoái hóa, viêm khớp và ngừa oxy hóa.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 2 quả trứng gà, 2 quả cà chua chín cùng với hành lá, hành tím, nước mắm, bột nêm.
  • Cà chua rửa sạch, thái múi cau hoặc miếng nhỏ, phi thơm hành và cho cà chua vào xào, đảo đều rồi thêm một chút nước mắm cho dậy mùi thơm.
  • Tiếp đó cho 2 bát con nước vào nồi, nấu sôi, khi cà chua đã sôi đều, bạn đập trứng vào nồi, khuấy đều cho trứng hòa với cà chua. Nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa ăn và bắc ra khỏi bếp. Thái nhỏ hành lá rắc đều lên bát canh để trang trí và tăng thêm mùi thơm.
  • Món canh trứng nấu cà chua nên ăn ngay khi còn nóng để không bị tanh.

Khuyến Cáo: Bệnh Gút Nên Kiêng Rau Gì?

Trứng hấp đậu non

Nhiều bệnh nhân gút thắt mắc bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời là có. Thêm một gợi ý nữa cho các bệnh nhân gout khi muốn đa dạng thực đơn món ăn với trứng, đó là trứng hấp đậu phụ non. Đậu phụ non có chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, vị béo ngậy thơm ngon chắc chắn sẽ giúp bữa ăn của bạn trở nên hấp dẫn hơn.

Cách chế biến:

  • Dùng 250g đậu phụ non, 3 quả trứng gà, 250ml nước luộc gà và khoảng 1 thìa vừng rang chín, hành lá, nước mắm, hạt nêm.
  • Bạn dằm nhuyễn đậu phụ non, sau đó đập trứng gà vào bát khuấy đều với đậu phụ, thêm cùng với nước luộc gà, vừng và hành lá thái nhỏ.
  • Thêm vào các gia vị đã chuẩn bị và cho ra nhiều bát nhỏ để hấp, không hấp trong cùng 1 bát sẽ làm trứng bị trào ra ngoài.
  • Hấp với lò vi sóng trong khoảng 8 phút hoặc có thể hấp cách thủy.
  • Nên căn thời gian chế biến để ăn cùng với cơm nóng khi trứng còn ấm.
Bạn có thể tham khảo món trứng hấp đậu non
Bạn có thể tham khảo món trứng hấp đậu non

Trứng xào với bông cải xanh

Từ lâu bông cải xanh đã được các chuyên gia ghi nhận có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, bổ sung vitamin và lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Do vậy, những người bị gout nên dùng loại rau này thường xuyên, có thể chế biến thành các món luộc, món canh hay xào với trứng gà.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị 1 bông cải xanh, 2 quả trứng gà, hành tím, mắm, muối.
  • Bông cải xanh rửa sạch, đẻ cho ráo nước và cắt thành các miếng vừa ăn. Phi thơm hành mỡ rồi cho bông cải vào xào, tiếp đó bạn thêm lượng nước vừa ăn vào nấu. Khi nước canh sôi, thêm trứng vào khuấy đều, đợi canh sôi lại lần nữa sẽ tắt bếp.
  • Không nên nấu bông cải chín quá nhừ sẽ làm giảm vị ngon cũng như mất đi các chất dinh dưỡng trong rau.

Trứng hấp nấm rơm

Ngoài trứng hấp đậu hũ non thì món trứng hấp nấm rơm cũng rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon từ nấm. Hơn nữa, bệnh nhân cũng có thể yên tâm bởi nấm rơm có chứa rất ít nhân purin, không gây ảnh hưởng tới bệnh lý. Cách chế biến cũng không quá phức tạp nên bạn có thể tham khảo công thức sau.

Cách chế biến:

  • Dùng 2 quả trứng gà, 100g nấm rơm, một ít rau mùi cùng với gia vị mắm muối.
  • Rửa sạch nấm rơm, vớt ra để cho ráo nước và thái thành miếng vụn.
  • Bạn đập trứng vào với nấm, khuấy đều cùng các gia vị, rắc thêm rau mùi thái nhỏ đã chuẩn bị và cho vào nồi hấp cách thủy.
  • Khi trứng chín, lấy ra ăn luôn cùng với cơm nóng.

XEM NGAY: Gút – Nỗi Ám Ảnh Về Đêm Và Cách Chữa Gout Một Đi Không Trở Lại

Chế biến trứng hấp nấm rơm để thay đổi khẩu vị thường xuyên
Chế biến trứng hấp nấm rơm để thay đổi khẩu vị thường xuyên

Trứng khuấy

Trứng khuấy nghe khá lạ lẫm nhưng lại là công thức chế biến rất thơm ngon, giúp bệnh nhân đổi mới khẩu vị. Món ăn này thực hiện cũng khá nhanh chóng như sau.

Cách chế biến:

  • Dùng 2 quả trứng gà, 50ml sữa tươi không đường đã tách béo, 1 thìa bột ngô, ½ thìa bơ và gia vị mắm muối, hành lá.
  • Bạn đập trứng vào bát, thêm bột ngô và đánh tan sao cho hết toàn bộ các cục vón.
  • Tiếp đó thêm hành lá và gia vị sao cho vừa ăn, khuấy đều và cho lên chảo bơ đã làm nóng.
  • Dàn mỏng trứng cho chín đều, khi trứng chín sẽ lấy ra đĩa và nên ăn luôn khi còn nóng.

Các lưu ý cho người bệnh khi ăn trứng

Câu hỏi bệnh gout có được ăn trứng không đã có giải đáp chi tiết cụ thể cùng với các cách chế biến trứng hấp dẫn. Nhưng trong quá trình dùng, bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây ảnh hưởng xấu cho việc điều trị gout.

  • Khi đã sử dụng món trứng trong bữa ăn, người bệnh không nên nạp thêm các món ăn khác cũng có chứa protein.
  • Nên ăn trứng kèm với các loại rau xanh nhiều chất xơ, ít nhân purin.
  • Trứng chiên chỉ nên ăn 1 lần/tuần, nên ưu tiên các món trứng hấp, trứng luộc.
  • Không ăn kèm trứng với măng tre, măng tây, giá đỗ. Không dùng trứng chung với bia, rượu.
  • Các món ăn có vị mặn, vị chua cũng cần hạn chế sử dụng kèm trứng.
  • Nên chọn trứng còn tươi, hạn chế trứng đã để trong tủ lạnh quá lâu.

Những thông tin quan trọng giải đáp cho vấn đề bệnh gout có được ăn trứng không đã có trong bài viết này. Bệnh nhân hãy tham khảo và có thể lưu lại cho mình các công thức chế biến yêu thích nhất để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra cần thực hiện đúng những hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, sử dụng thuốc chữa gout đúng cách và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh gút để có thể làm bệnh thuyên giảm nhanh, hạn chế biến chứng.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Điểm danh 15+ loại thuốc trị bệnh gout của Mỹ hiệu quả nhất hiện nay
  • BÁO CHÍ ĐƯA TIN: Đỗ Minh Đường – Địa chỉ uy tín chữa gout bằng thảo dược tự nhiên

Câu hỏi liên quan

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe