Nội dung chính

Bệnh gút có ăn xôi được không được nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Xôi được chế biến đa dạng với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên với người bị gút thì xôi có làm ảnh hưởng gì tới nồng độ acid uric không? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Người bệnh gút có ăn được xôi không?

Chế độ ăn của người bệnh gút rất quan trọng. Bởi một trong những nguyên nhân khiến nồng độ acid uric tăng cao gây ra bệnh gút là bởi chế độ ăn thiếu lành mạnh. Người bệnh sử dụng nhiều món ăn thức uống chứa nhiều đạm, nhân purin gây tích trữ axit uric dẫn tới tình trạng viêm sưng khớp kèm theo triệu chứng đau nhức.

Đặc biệt, tình trạng gút có thể khởi phát liên tục nếu người bệnh thường xuyên sử dụng món ăn có khả năng làm tăng nồng độ acid uric. Thậm chí có thể gây ra tình trạng lắng đọng tinh thể muối urat hình thành cục tophi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy xây dựng một chế độ ăn khoa học, tránh những thực phẩm nhiều đạm, nhân purin rất quan trọng với người bệnh gút

Vậy người bệnh gút có ăn xôi được không? 

Xôi là món ăn ngon được chế biến từ gạo nếp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng gạo nếp chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên hàm lượng purin không cao, hàm lượng calo thấp. Ước tính mỗi đĩa xôi nhỏ cung cấp khoảng 600 calo. Do vậy người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn xôi. Tuy nhiên cần cân đối hàm lượng ăn vừa đủ, không nên ăn thường xuyên hoặc ăn quá nhiều, số lần khuyến cáo là 2 – 3 bữa/tuần. 

Ngoài ra, người bệnh gút ăn xôi cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không nên ăn xôi kết hợp với những thực phẩm khác chứa nhiều nhân purin như xúc xích, lạp xưởng, thịt bò,… không nên ăn xôi chim. 
  • Ăn xôi thì không ăn những thực phẩm khác như cơm, bánh,….
  • Có thể kết hợp xôi với salad, dưa leo để giúp món ăn thêm ngon lại tăng chất xơ hỗ trợ đào thải acid uric.
  • Nếu bị gút cùng các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì người bệnh nên hạn chế ăn xôi để tránh tình trạng phát triển nghiêm trọng hơn. 

Vậy bệnh gút ăn bánh chưng được không? 

Cũng giống như xôi, bánh chưng được làm từ gạo nếp. Đây cũng là món ăn hấp hấp được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên so sánh về hàm lượng calo của bánh chưng và xôi thì bánh chưng có hàm lượng cao hơn nhiều. Nếu một đĩa xôi nhỏ cung cấp khoảng 600 calo thì một miếng bánh chưng khoảng 50g cung cấp khoảng 150 calo. Bởi trong bánh chưng thường có nhiều nhân thịt lợn mỡ, do vậy trong quá trình luộc bánh, chất béo của thịt cũng sẽ ngấm vào phần gạo nếp. 

Tuy nhiên, về cơ bản, người bệnh gút vẫn có thể ăn được bánh chưng với hàm lượng vừa phải và cần lưu ý một số vấn đề như: Không ăn bánh chưng rán, ăn bánh chưng thì không ăn cơm hoặc các loại tinh bột khác, chỉ nên ăn bánh chưng vào buổi sáng hoặc trưa,… 

Nguyên tắc ăn cho người bị gút cần nghiêm khắc tuân thủ

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị gút. Do vậy, ngoài việc quan tâm người bệnh gút có ăn được xôi không, các bạn cũng cần chú ý lựa chọn những thực tốt giúp hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài. Đồng thời cần tránh những thực phẩm gây hại khiến tình trạng gút phát triển nghiêm trọng. 

  • Nhóm thực phẩm nên ăn

Khi bị gút, các bạn nên chủ động xây dựng thực đơn khoa học với những thực phẩm có lợi như các loại rau xanh, trái cây tươi, rau cải, mồng tơi, bí bầu, bưởi đỏ, táo,… Chúng có hàm lượng vitamin, khoáng chất lớn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm thấp, lượng purin không cao, ăn với lượng vừa phải sẽ không làm ảnh hưởng tới nồng độ acid uric trong máu. 

  • Nhóm thực phẩm nên kiêng

Người bệnh gút nên kiêng những thực phẩm chứa nhiều đạm, purin và fructose cao vì chúng là tác nhân làm tăng nồng độ acid uric và làm lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp. Một số thực phẩm người bệnh gút cần kiêng như thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt cừu, hải sản, rượu, bia,….

  • Nhóm thực phẩm cần hạn chế

Có một số thực phẩm người bệnh gút có thể ăn được tuy nhiên cần hạn chế với liều lượng cho phép và cần ăn đúng cách như hịt lợn nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá nước ngọt, thịt vịt,… 

Bệnh gút có ăn xôi được không là câu hỏi không phải ai cũng biết đáp án chính xác. Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc này từ đó sử dụng liều lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, để giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả bên cạnh ăn uống khoa học, luyện tập phù hợp cũng đóng một vai trò quan trọng để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu. 

Xem thêm: Các Loại Thuốc Trị Gout Của Đức Tốt Và Hiệu Quả Trên Thị Trường

Câu hỏi liên quan

Thuốc Super Urinary Gout Support là viên uống hỗ trợ điều trị bệnh gout của Úc được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sản phẩm này có thành phần, công dụng như thế nào...

Xem chi tiết

Acid uric là một trong những chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, cụm từ  này được dùng rất nhiều khi làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình...

Xem chi tiết

Bệnh gout thường đau ở đâu, biểu hiện như thế nào? Gout là bệnh lý về xương khớp có những tổn thương rất nghiêm trọng tại các khớp xương, gây cản trở cho quá trình...

Xem chi tiết

“Bệnh gout có bị lây không, có di truyền không” là một trong những thắc mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn, kiến thức để giải...

Xem chi tiết

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe