Nội dung chính

Chàm hậu môn là một trong những dạng bệnh chàm eczema phổ biến. Đây là tình trạng lớp nông của vùng da quanh hậu môn bị viêm, các triệu chứng đặc trưng của bệnh như ngứa, đỏ, khô, dày sừng vùng da hậu môn kéo dài dai dẳng, thường xuyên xuất hiện khó chịu cho người bệnh. Chàm hậu môn nếu không được can thiệp và điều trị sẽ có thể chuyển biến nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. 

→Xem ngay: 13 Loại Thuốc Trị Chàm Tốt Được Đánh Giá Cao Bạn Nên Biết

Chàm hậu môn là gì? Các dạng bệnh thường gặp

Chàm hậu môn là tình trạng viêm lớp nông của vùng da hậu môn, một dạng của bệnh chàm eczema. Bệnh chàm chiếm khoảng 25% trên tổng số các bệnh da liễu ở nước ta. Chàm đặc trưng bởi tình trạng các mụn nước nhỏ li ti xuất hiện trên nền da dát đỏ, có chảy dịch, đóng vảy, dày sừng… Khi bệnh xảy ra ở vùng da hậu môn sẽ được gọi là eczema hậu môn.

Chàm hậu môn là bệnh chàm eczema xảy ra ở lớp nông của vùng da hậu môn
Chàm hậu môn là bệnh chàm eczema xảy ra ở lớp nông của vùng da hậu môn

Chàm hậu môn được phân thành 4 thể khác nhau có thể kể đến như:

  • Viêm da dị ứng: Còn gọi là viêm da cơ địa, xảy ra khi vùng da hậu môn tiếp xúc với một chất mà hệ miễn dịch nhận định là một tác nhân lạ. Khi mắc dạng bệnh này, người bệnh thường gặp các triệu chứng ngứa, đỏ, sưng, kích ứng vùng da hậu môn.
  • Viêm da thần kinh: Đây cũng là một trong những dạng bệnh chàm eczema thường gặp, hay xuất hiện ở vùng hậu môn. Bệnh gây ra các mảng lớn liken hóa, dày sừng, có vảy, ngứa, khô da, làm mất đi tính mềm mại của da.
  • Viêm da tiếp xúc: Phản ứng cục bộ của cơ thể tại vùng da tiếp xúc với chất gây dị ứng. Thường xảy ra khi da tiếp xúc với chất tạo màu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, hóa chất… Các triệu chứng đặc trưng thường gặp là ngứa, đỏ, sưng và phát ban.
  • Chàm đồng tiền: Bệnh gây ra các vùng da thô ráp, bong tróc nhiều vảy tiết có hình dạng đồng xu, dễ bị nhầm lẫn với lác đồng tiền. Bệnh có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng da hậu môn.

Chàm hậu môn là bệnh chàm eczema, bản chất của bệnh có liên quan đến yếu tố nội sinh cộng với tác động của các yếu tố môi trường. Vì vậy, bệnh chàm hậu môn không lây khi tiếp xúc trực tiếp hay ngay cả khi bạn sống chung và chăm sóc người bệnh chàm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm hậu môn

Chàm hậu môn là bệnh chàm eczema, do đó, các triệu chứng đặc trưng của bệnh sẽ bao gồm đỏ và sưng, đau ngứa, khó chịu, nổi mụn nước li ti trên vùng da ửng đỏ, sau đó, da khô, dày sừng và bắt đầu bong tróc, có thể kèm theo rỉ dịch ở vùng da bệnh. Bệnh chàm phát triển với 4 giai đoạn chính là xuất hiện hồng ban, trên hồng ban nổi các mụn nước li ti, mụn nước vỡ, khô lại và bong tróc, sau đó là liken hóa (hằn cổ trâu).

Bệnh thường trải qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các biểu hiện của bệnh thường nhẹ, nếu được can thiệp và điều trị đúng cách sẽ ngăn ngừa được tối đa nguy cơ tái phát và bội nhiễm. Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm hậu môn theo giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn cấp tính: Ban đầu, bệnh gây ra các vùng da ửng đỏ, phía trên có các mụn nước li ti gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Sau đó, các mụn nước vỡ ra, da bắt đầu khô, đóng vảy, dày sừng, sau vài ngày thì bong tróc, quan sát bằng mắt thường có thể thấy rõ vùng da tổn thương.
  • Giai đoạn mãn tính: Tình trạng tổn thường da thương xuyên xuất hiện, da khô, dày và phù nề hơn, vùng da bệnh có thể chuyển sang màu xám hoặc nâu đỏ. Vùng da bị chàm ngày càng sậm màu, xù xì, thô ráp, nổi cộm trên bề mặt da. Giữa các vết hằn trên da sẽ có các sẩn dẹt, được gọi là liken hóa, hay còn gọi là hằn cổ trâu.

[Đừng bỏ qua]: Bệnh Chàm Bội Nhiễm Có Lây Truyền Không? Giải Đáp Chi Tiết

Nguyên nhân gây bệnh chàm hậu môn

Cũng như các dạng bệnh chàm khác, nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm hậu môn đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến bất thường về hệ miễn dịch cũng như yếu tố di truyền. Có rất nhiều yếu tố được xem là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh chàm hậu môn ở nhiều người.

Chàm hậu môn là bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền, cơ địa và các tác nhân môi trường
Chàm hậu môn là bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền, cơ địa và các tác nhân môi trường

Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

  • Do dị ứng: Xảy ra khi vùng da hậu môn tiếp xúc với mỹ phẩm, dược phẩm, chất tẩy rửa, chất hóa học hoặc do có thể liên quan đến dị ứng thức ăn.
  • Nhiễm trùng: Trong một số trường hợp, virus, vi khuẩn hoặc nấm có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm làm khởi phát đợt chàm cấp tính, gây ra bệnh chàm hậu môn.
  • Di truyền: Bệnh chàm eczema có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nếu gia đình có ba hoặc mẹ mắc bệnh chàm, con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường, tỷ lệ này có thể lên đến 80% nếu cả ba và mẹ đều mắc bệnh.
  • Tiếp xúc với chất kích thích: Việc thường xuyên với chất kích thích hoặc môi trường làm việc bắt buộc phải tiếp xúc với chất kích ứng, hóa chất, hoặc đôi khi liên quan đến việc thường tiếp xúc với giấy vệ sinh có chứa hương liệu, mỹ phẩm, xà phòng có chứa chất gây kích ứng.
  • Nguyên nhân khác: Bệnh cũng có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác như tác động cơ học, chà sát mạnh khu vực hậu môn. Do các bệnh da liễu như bệnh lichen planus, bệnh da mạn tính; do sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc trị ngứa hậu môn, thuốc trị trĩ không đúng cách. Do tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng gây kích thích hậu môn, do ký sinh trùng, rò hậu môn, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn…

Chàm hậu môn là bệnh liên quan đến nhiều yếu tố, chủ yếu là do tác động của hoá chất, các tác nhân gây kích thích trên da. Bệnh cũng liên quan mật thiết đến di truyền, dị ứng, stress hay do tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây dị ứng. Việc xác định được các yếu tố gây bệnh sẽ giúp người bệnh loại bỏ được nguyên nhân, từ đó phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Bệnh chàm hậu môn có lây không? Có nguy hiểm không?

Chàm hậu môn cũng là bệnh chàm eczema, do vị trí bệnh xảy ra ở vùng da hậu môn nên còn được gọi là chàm hậu môn. Về bản chất, chàm hậu môn là bệnh liên quan đến yếu tố nội sinh như cơ địa, di truyền kết hợp cùng các yếu tố tác động từ môi trường. Chính vì thế, với thắc mắc bệnh chàm hậu môn có lây không, câu trả lời chính là không. Bệnh không lây từ người sang người, tuy nhiên, có thể lây từ vùng da bệnh này sang vùng da bệnh khác.

Thực tế, bệnh chàm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng thuyên giảm, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Đây là bệnh lý về da mãn tính, mặc dù khó điều trị, dễ tái phát nhưng không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, vùng da hậu môn tương đối nhạy cảm, khi bị chàm sẽ gây ra cảm giác đau, ngứa rát, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm suy giảm sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể chuyển biến nặng, gây ra các vấn đề như:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống: Bệnh gây ngứa, khó chịu khiến người bệnh phải gãi nhiều, tình trạng này ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống lẫn công việc của người bệnh. Không chỉ vậy, bệnh còn có thể gây táo bón, đau khi đi ngoài.
  • Chàm hậu môn bội nhiễm: Vùng da hậu môn khi mắc bệnh chàm rất dễ bị bội nhiễm. Chàm bội nhiễm xảy ra khi có sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc nấm lên vùng da bệnh, gây ra các triệu chứng như lở loét, chảy dịch mủ, sốt, sưng hạch bạch huyết… Chàm bội nhiễm cần được can thiệp điều trị kịp thời để tránh gây sẹo, viêm mô tế bào hay thậm chí là nhiễm trùng huyết…
  • Các vấn đề khác: Bệnh có thể gây mất ngủ do đau, ngứa, gây rối loạn tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hậu môn trực tràng như áp xe hậu môn, rò hậu môn trực tràng…

[Chuyên gia tư vấn]: Bệnh Chàm Sinh Dục: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Phương pháp điều trị bệnh chàm hậu môn

Như đã đề cập, chàm hậu môn có thể tiến triển nặng, chuyển biến thành mãn tính, làm tăng nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị chàm, người bệnh cần sớm thăm khám để được tư vấn và điều trị. Do vị trí bệnh ở vùng hậu môn, nhiều người thường có tâm lý e ngại, tự áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà.

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh, sau khi thăm khám, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp. Có thể kể đến như:

1. Điều trị bằng thuốc Tây Y

Thuốc Tây Y có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Thế nhưng, bạn cần lưu ý rằng, đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh chàm, các thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng. Việc dùng thuốc Tây Y có thể giảm ngứa giảm đau nhanh nhưng lại không thể điều trị dứt điểm bệnh, dễ gây ra các tác dụng phụ, cần cân nhắc thận trọng khi sử dụng.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh chàm

Một số thuốc Tây Y thường được chỉ định trong điều trị bệnh chàm hậu môn có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng histamin: Thường dùng là Diphenhydramin, Cetirizin, Clorpheniramin, Fexofenadin, Promethazin… Có tác dụng ức chế thụ thể H1, làm giảm ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra.
  • Thuốc chống viêm: Thường dùng là các thuốc có chứa corticoid đường uống hoặc bôi da. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng viêm ở vùng da bị chàm. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng vì thuốc có thể gây mỏng, teo da, suy giảm chức năng tuyến thượng thận…
  • Thuốc giảm mẫn cảm: Thường sử dụng là Methotrexate, cyclosporine, mycophenolate mofetil… Các thuốc này có tác dụng điều hòa miễn dịch, làm giảm các triệu chứng quá mẫn của hệ miễn dịch, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh.
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh nhiễm trùng…

2. Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng

Quang trị liệu là phương pháp sử dụng ánh sáng cực tím B (UVB) dải hẹp để điều trị các bệnh như chàm tổ đỉa, chàm đồng tiền, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã… Phương pháp này sử dụng một loại máy đặc biệt để phát ra ánh sáng UVB, giúp giảm ngứa, giảm viêm, tăng cường hệ thống chống vi khuẩn trong da và tăng tổng hợp vitamin D.

Quang trị liệu sử dụng được bệnh bệnh chàm toàn thân hoặc cho bệnh chàm tại chỗ. Mỗi lần điều trị thường kéo dài khoảng vài phút, thực hiện 2 – 3 lần/tuần, liên tục trong 1 – 2 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này lại có hạn chế đó chính là có thể làm tăng nguy cơ lão hóa và ung thư da, không được áp dụng phổ biến.

3. Điều trị bằng mẹo dân gian

Đối với trường hợp bệnh chàm nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể thử áp dụng các mẹo dân gian trị bệnh chàm hoặc trị chàm bằng thuốc nam. Ưu điểm của các phương pháp này là nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, tính an toàn cao. Thế nhưng, hạn chế là hiệu quả chậm, phải kiên trì trong thời gian dài, không có hiệu quả với các trường hợp bệnh mãn tính.

Dầu dừa có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chàm
Dầu dừa có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị chàm

Các cách trị bệnh chàm hậu môn tại nhà thường được áp dụng có thể kể đến như:

  • Dùng khổ sâm và xà sàng tử hoặc thủy xương bồ: Lấy 30g khổ sâm cho lá, nấu với 30g thủy xương bồ hoặc 30g xà sàng tử với 1 lít nước. Đun sôi, thấy còn 2/3 nước thì tắt bếp, dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm 1 – 2 lần/ngày.
  • Dùng dầu dừa: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, thấm khô bằng bông mềm, thoa dầu dừa nguyên chất lên vùng da bệnh, sau 30 – 60 phút thì rửa sạch với nước ấm.
  • Dùng lá ổi: Lấy 1 nắm lá ổi, cho vào nồi nấu với 2 lít nước trong 20 phút. Tắt bếp, đợi nước còn hơi ấm thì dùng nước này rửa vùng da bị chàm. Ngoài ra, bạn có thể giã nát lá ổi rồi đắp lên da, sau 30 phút thì rửa lại với nước ấm.
  • Dùng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, đun sôi với nước, sau 10 phút thì tắt bếp, để cho bớt nóng, khi nước còn ấm thì dùng nước này rửa vùng da bị chàm.

Lời khuyên cho người bị chàm hậu môn

Chàm hậu môn không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ngứa, đau rát, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh có thể tiến triển thành mãn tính, thường xuyên tái phát và khó điều trị dứt điểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý:

  • Đối với người bị chàm, điều quan trọng là phải thường xuyên vệ sinh và dưỡng ẩm cho vùng da bệnh. Người bệnh nên sử dụng các loại sữa tắm và kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho da chàm.
  • Tránh dùng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa chất tẩy mạnh. Tốt nhất nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, độ pH dịu nhẹ, phù hợp làn da nhạy cảm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, cân đối các nhóm dưỡng chất cho cơ thể. Tích cực ăn nhiều rau xanh trái cây, uống nhiều nước, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn…
  • Sử dụng đồ lót thoải mái, mềm mại, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, tránh dùng quần áo bó sát, trang phục thô, cứng, nóng nực để tránh cọ sát, ảnh hưởng đến vùng da tổn thương.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là sau mỗi lần đi đại tiện để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm ở vùng da bị chàm.
  • Giữ thái độ vui vẻ, lạc quan, cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress để không làm gia tăng tình trạng bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm hậu môn, dấu hiệu nhận biết cũng như biện pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo. Chàm hậu môn cũng giống như các dạng bệnh chàm khác, có thể tiến triển nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc căn bệnh này, bạn nên sớm thăm khám để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời.

→Xem thêm: Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không? Chuyên Gia Phân Tích

Câu hỏi liên quan

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp