Bà Bầu Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Nguy Hiểm Không? Nên Điều Trị Ra Sao?

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng là tình trạng khá phổ biến khi chị em phụ nữ mang thai do sức đề kháng suy giảm, thêm các yếu tố môi trường thời tiết thay đổi. Bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, nếu không điều trị sớm, nó có thể tác động không nhỏ đến thai nhi. Vậy viêm mũi dị ứng khi mang thai nguy hiểm ra sao, điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng do đâu, dấu hiệu như thế nào?

Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và em bé nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu và căn bệnh này có những dấu hiệu nào, mời bạn cùng nghe các chuyên gia giải thích.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng rất nguy hiểm cho thai thi
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng rất nguy hiểm cho thai thi

Nguyên nhân bà bầu bị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng, viêm mũi dị ứng ở bà bầu là tình trạng niêm mạc mũi khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo,… sẽ sinh ra tình trạng hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi. Đây là dạng viêm mũi dị ứng do tác động của môi trường bên ngoài.

Một trường hợp khác, bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thể là do trong thai kỳ, lượng oestrogen tăng lên ức chế acetylcholin esterase làm phản ứng cholinergic gia tăng vì thế đẩy mạnh tuyến dịch nhờn luân chuyển lông mũi và các mạch máu trong niêm mạc mũi, hoặc nặng hơn thể gây ra xung huyết, phù nề niêm mạc mũi.

Tìm hiểu thêm: Ngứa Mũi Hắt Xì Liên Tục Là Bị Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Điều Trị

Dấu hiệu bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Một số triệu chứng dễ nhận biết khi mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng có thể kể đến như:

  • Nước mũi trong chảy liên tục, cảm giác sụt sịt khó chịu, thậm chí nước mũi có thể chảy xuống họng, nước mũi không có mùi.
  • Hắt hơi liên tục không ngớt thành từng tràng dài.
  • Có thể nghẹt một bên hoặc cả 2 bên mũi.
  • Cảm giác ngứa họng, thậm chí ngứa sang cả tai và bên trong mũi và mắt.
  • Mắt đỏ và chảy nước mắt.
  • Các cơn đau đầu xuất hiện, đau lan từ mũi lên đầu.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên thực tế, những trường hợp bầu bị viêm mũi dị ứng nhẹ thì thường không có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. 

Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh trở nặng, không kiểm soát được có thể gây ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi do sức khỏe của người mẹ suy giảm vì mệt mỏi, ngủ kém, căng thẳng,… 

Hơn nữa, viêm mũi dị ứng kéo dài còn làm giảm cung cấp oxy trong lúc ngủ, giảm lượng oxy cung cấp đến thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung và mẹ bầu tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật. 

Hiện tượng hắt hơi và xì mũi liên tục khi bị viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu cũng kích thích các cơn gò tử cung. Nếu kích thích quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng dọa sảy hoặc sinh non.

Chính vì thế khi có các triệu chứng viêm mũi dị ứng, mẹ bầu không nên chủ quan, hãy đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định cách điều trị tốt nhất.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?

Có nhiều cách chữa viêm mũi viêm mũi dị ứng cho bà bầu: như sử dụng các mẹo dân gian, bấm huyệt, sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y,…Mỗi phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng đó đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Tuy nhiên muốn khỏi được bệnh, các mẹ bầu cần đến khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác và được các chuyên gia chỉ định cách điều trị phù hợp.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì?

Lưu ý: Các bà bầu bị viêm mũi dị ứng  cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thai kỳ để tránh các biến chứng đáng tiếc đến sức khỏe của thai nhi.

Nhiều thuốc tây dùng được cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Nhiều thuốc tây dùng được cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Một số loại thuốc có thể dùng để chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu là:

  • Glucocorticoid dạng xịt: Glucocorticoid xịt đường mũi có hiệu quả cao đối với viêm mũi dị ứng và thích hợp để sử dụng cho mẹ bầu. Phụ nữ có thai nên sử dụng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin ít hiệu quả hơn trong điều trị viêm mũi dị ứng so với glucocorticoid xịt đường mũi. Thuốc kháng histamin thế hệ hai an toàn hơn và thích hợp hơn cho mẹ bầu do thuốc này ít có tác dụng an thần và ít tác dụng phụ hơn so với thế hệ 1 nên được ưu tiên lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Thuốc Natri cromolyn: thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho trường hợp bệnh nhân mang thai do nó có tính an toàn cao. Thuốc được bào chế thành dạng xịt, cần sử dụng thường xuyên, nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc co mạch: Loại thuốc này có 2 dạng uống và xịt. Thuốc dạng xịt có thể được sử dụng trong thời gian ngắn để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi.. Đặc biệt lưu ý nên tránh sử dụng thuốc co mạch trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây ra dị tật tim cho thai nhi.

Cách trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Với những trường hợp bà bầu bị viêm mũi dị ứng dạng nhẹ thì không cần phải sử dụng thuốc Tây, mà chỉ cần áp dụng các mẹo dân gian đơn giản tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, đơn giản và dễ thực hiện.

Ngoài ra khi sử dụng phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian cũng giảm thiểu ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Một số mẹo dân gian có thể liệt kê ra như: 

Trị viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu bằng các phương pháp dân gian
Trị viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu bằng các phương pháp dân gian
  • Ngửi củ hành tây: Trong hành tây có thành phần chống lại các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, khó thở, hắt hơi,… mà không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi: Nước muối có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mũi hiệu quả cho bà bầu.
  • Dùng các thảo dược chứa nhiều tinh dầu: Có thể chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng các loại thảo dược an toàn như gừng, húng chanh, quất, tía tô,… Các thảo dược này giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi và phòng ngừa, điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả.

Xem thêm: Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Hạt Gấc An Toàn, Hiệu Quả Nhanh

Thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Đông y là giải pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu an toàn và không gây tác dụng phụ. Theo quan niệm của Đông y, bà bầu bị viêm mũi dị ứng là do cơ thể bị nhiễm phong nhiệt, phong hàn khiến vệ khí hư. 

Để điều trị hiệu quả bệnh này, Đông y sử dụng các vị thuốc tự nhiên để khu phong, giải nhiệt, tán hàn,… và bồi bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Đồng thời nó tăng đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi triệu chứng bệnh, loại bỏ tận gốc căn nguyên gây nên bệnh.

Thuốc Đông y cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Thuốc Đông y cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu theo thể thông khiếu- tán hàn:

Nguyên liệu: Kinh giới: 10 gam, Mã đề: 8 gam, Ké đầu ngựa: 12 gam, Bạch chỉ: 8 gam, Thông bạch: 6 gam, Gừng tươi: 4 gam, Quế chi: 6 gam, Đại táo: 3 quả

Cách thực hiện: Đun sắc dược liệu với 600ml nước sạch, đến khi thấy thuốc cạn còn 1/3 ấm thì ngừng đun và chắt ra bát và uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm.

Chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng bài thuốc thể tỳ ích khí:

Nguyên liệu: Bồ công anh: 10 gam, Mã đề: 8gam, Cúc tần: 12 gam, Rau diếp cá: 12 gam, Ké đầu ngựa: 10 gam, Bạc hà: 10 gam,  Kinh giới: 6 gam, Kim ngân hoa: 4 gam, Cam thảo nam: 5 gam.

Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào đun với 1 lít nước sạch. Đến khi thuốc cạn còn ⅓ ấm thì chắt ra và để uống 2 lần mỗi ngày.

Đọc thêm: TOP 8 Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Khỏi Dứt Điểm

Lời khuyên khi bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng khi mang thai cần lưu ý một số điều sau:

  • Thăm khám cẩn thận, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh các môi trường ô nhiễm, khói bụi
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, hải sản…
  • Không nên nuôi thú cưng trong nhà
  • Giữ ấm cơ thể cẩn thận, đặc biệt là vùng mũi, cổ.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thể gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu, tuy nhiên việc điều trị bệnh khi đang mang thai đòi hỏi bạn cần thận trọng để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Do đó, bạn nên thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa và điều trị theo lời khuyên từ chuyên gia, không nên tự ý sử dụng thuốc.

Bài viết liên quan