Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng thường gặp, khiến nhiều mẹ bầu khó chịu. Lúc này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp bệnh không trở nặng và không ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và nên kiêng gì là tốt nhất.

Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai thường bị thay đổi nội tiết tố, đồng thời thai nhi lớn dần và chèn ép vào các cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, chị em rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, phổ biến là đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu người bệnh biết cách xây dựng thực đơn hợp lý thì có thể cải thiện triệu chứng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng còn giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì tốt nhất? Tham khảo ngay những thực phẩm được gợi ý dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Thực phẩm giàu protein

Với phụ nữ mang thai, protein được xem là thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Những tác dụng nổi bật của tinh bột dành cho mẹ bầu phải kể đến gồm:

  • Tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu
  • Duy trì nồng độ hormone trong cơ thể
  • Tăng sự phát triển của cơ bắp
  • Kích thích tạo ra các kháng thể có lợi cho hệ miễn dịch…
  • Củng cố các mô liên kết
  • Cải thiện Tinh trạng suy nhược, mệt mỏi, xanh xao do bệnh đau dạ dày gây ra
  • Hạn chế dạ dày tiết nhiều axit dịch vị, giúp làm giảm triệu chứng bệnh
  • Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch của bé
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì - Thực phẩm giàu protein
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì – Thực phẩm giàu protein

Từ những lợi ích kể trên, các chuyên gia y tế khuyên mẹ bầu mắc bệnh đau dạ dày nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein để cải thiện sức khỏe và triệu chứng bệnh. Một số thực phẩm giàu protein được khuyến nghị cho mẹ bầu gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Các loại hạt
  • Thịt gà
  • Thịt bò
  • Thịt lợn nạc…

Mẹ bầu nên chế biến những thực phẩm này thành món ăn dễ tiêu hóa. Điều này giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và tốt hơn cho dạ dày.

Xem thêm: 5+ Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Nguy Hiểm Và Phổ Biến Nhất

2. Thực phẩm giàu tinh bột

Những thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng hiệu quả cho cả mẹ và bé. Theo bác sĩ, thạc sĩ Đỗ Thanh Hà, mẹ bầu cần từ 22300 – 2400 kcal/ngày. Trong đó, tinh bột cung cấp hơn 70% tổng năng lượng. Vì vậy, đây là nhóm không thể thiếu với mẹ bầu bị đau dạ dày.Ngoài ra, tinh bột còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi, cụ thể:

  • Kiểm soát cân nặng
  • Cải thiện, duy trì thể trạng và sức khỏe
  • Hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể
  • Giảm tình trạng táo bón, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua… do đau dạ dày gây ra.
  • Thấm hút dịch vị dạ dày giúp giảm tình trạng đau bụng, chướng bụng
  • Tăng sinh màng nhầy bảo vệ ổ viêm loét
  • Cung cấp dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện

Theo đó, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên bổ sung tinh bột một cách hợp lý trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu tinh bột lý tưởng cho phụ nữ mang thai gồm:

  • Bánh mì
  • Yến mạch
  • Khoai tây
  • Đậu nành
  • Gạo lứt…

Tuy nhiên, bạn cần chú ý chế biến nhóm thực phẩm này thành những món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh…

Đừng bỏ lỡ: Người đau dạ dày nên ăn cháo gì? Tổng hợp những món cháo phù hợp với người bị đau dạ dày

3.  Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì – Sữa chua

Nếu bạn đang quan tâm bà bầu đau dạ dày nên ăn gì thì câu trả lời chính là sữa chua. Món ăn này chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai như: Axit amin, protein, khoáng chất, lợi khuẩn…

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì
Sữa chua tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày

Vì vậy sử dụng thường xuyên sữa chua giúp người bệnh đau dạ dày cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đầy hơi, chướng bụng một cách hiệu quả.Ngoài ra, sữa chua còn làm hạn chế sự phát triển của những hại khuẩn trong đường ruột, giảm triệu chứng đau dạ dày và nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu.Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên ăn từ 1-2 hũ sữa chua/tuần. Bạn cũng có thể kết hợp sữa chua cùng với yến mạch, dâu tây, nha đam, hạt chia để tăng dinh dưỡng cho cơ thể.

Xem thêm: Đau dạ dày có ăn sữa chua được không? Nên ăn lúc nào?

4. Bổ sung chất xơ và khoáng chất

Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ xanh, các loại rau cải,… Với những người thường bị táo bón hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa, nhóm thực phẩm này mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như:

  • Giảm hiện tượng táo bón, tăng kích thích nhu động ruột để tống phân ra ngoài
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • Phòng tránh các bệnh lý đường ruột
  • Nhờ có hàm lượng nước và độ kiềm cao, thực phẩm giàu chất xơ giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó hạn chế tình trạng đau bụng, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho mẹ bầu có thể kể đến gồm:

  • Trái cây (hoa quả): Táo, cam, dâu tây, lê…
  • Rau xanh: Súp lơ, rau cải, bơ, nấm…
  • Các loại hạt: Hạt lanh, yến mạch, đậu lăng…

Chuyên gia chia sẻ: Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Gồm Có Những Thực Phẩm Gì?

CHUYÊN GIA TIÊU HÓA ĐANG ONLINE 

GỌI NGAY NHẬN GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

5. Thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa

Vitamin và chất chống oxy hóa là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Nhóm chất này rất hiệu quả trong việc ngăn chặn các biến chứng của bệnh dạ dày, đặc biệt là ung thư.Phụ nữ mang thai sử dụng nhóm thực phẩm này hợp lý giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là, những thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm:

  • Táo
  • Chuối
  • Lựu
  • Cải bó xôi
  • Quả việt quất…
Quả lựu giàu chất chống oxy hóa tốt cho mẹ bầu
Quả lựu giàu chất chống oxy hóa tốt cho mẹ bầu

6. Uống nhiều nước mỗi ngày

Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Nước không chỉ giúp hạ nhiệt, giải khát còn giúp cân bằng điện giải. Đặc biệt, đối với bệnh đau dạ dày, nước trung hòa bớt axit dịch vị, giảm nồng độ pH trong  dạ dày. Bà bầu cung cấp đủ nước cho cơ thể còn giúp giảm các bệnh lý về đường tiết niệu và đảm bảo lượng nước ối trong tử cung để trẻ có môi trường phát triển tốt nhất. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.

Xem thêm: Các Cấp Độ Đau Dạ Dày Và Cách Xử Lý An Toàn Cho Người Bệnh

7. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega – 3

Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin bà bầu đau dạ dày nên ăn gì thì chớ nên bỏ qua  thực phẩm giàu omega-3. Đây là một axit béo lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Chống viêm
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày
  • Giảm cơn đau do bệnh dạ dày gây ra
  • Tăng độ dẻo dai cho hệ xương khớp, phòng chống tình trạng loãng xương
  • Hạn chế rụng tóc
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
  • Thúc đẩy sự phát triển não bộ cho thai nhi
  • Phòng ngừa các bệnh lý bẩm sinh cho bé như tim mạch, hen phế quản, viêm da,…
  • Giúp thai nhi phát triển toàn diện, ngăn ngừa tình trạng thiếu cân
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật ở mẹ bầu

Những thực phầm  giàu omega-3 mẹ bầu nên có trong thực đơn của mình gồm:

  • Dầu oliu
  • Hạt óc chó
  • Cá (Hạn chế các loại các chứa nhiều thủy ngân)
  • Hạt bí
  • Hạnh nhân…
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì - Hạnh nhân
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì – Hạnh nhân

Đọc ngay: 13 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian

Thực phẩm nên kiêng khi mẹ bầu bị đau dạ dày

Song song với việc tìm hiểu xem bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì thì nhóm thực phẩm không nên ăn cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, mẹ bầu khi bị đau bao tử hãy chú ý kiêng những nhóm thực phẩm sau.

  • Thực phẩm sống

Các loại đồ ăn sống như thịt, cá, các loại hải sản có thể chính là nguồn gây ra nhiễm trùng vì chưa được nấu chín. Những virus, vi khuẩn có trong thức ăn này sẽ khiến triệu chứng đau dạ dày nặng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Ngoài ra, lúc này dạ dày sẽ cần tiết thêm nhiều axit thể phân hủy và tiêu hóa thực phẩm sống này, gây đau và khó chịu. Do vậy, phụ nữ mang bầu không nên ăn đồ sống, sushi, thịt bò tái, thịt nguội, trứng lòng đào,…

  • Rượu bia

Rượu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đồng thời khiến những cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy nồng độ cồn an toàn trong thai kỳ. Do vậy, phụ nữ đang mang thai bị đau dạ dày nên tránh dùng rượu bia để đảm bảo an toàn.

  • Caffeine

Caffeine là chất kích thích dễ hấp thụ và giúp giảm bớt mệt mỏi. Nhưng với mẹ bầu đang bị đau dạ dày, caffeine gây ra nhiều tác hại dù chỉ dùng 1 lượng nhỏ. Chúng khiến cơn đau trầm trọng hơn, vết loét lan rộng hơn và rất khó chịu.

Caffeine gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Caffeine gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
  • Các loại thực phẩm làm tăng axit dạ dày

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng axit dạ dày như: Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, món ăn mặn, hoa quả vị chua, nước có gas, socola, bánh kẹo chứa đường,… Do vậy bạn không nên ăn những đồ ăn này để tránh cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn và cũng tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

  • Cá biển, động vật có vỏ

Cá biển và động vật có vỏ là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng có nguy cơ bị nhiễm thủy ngân. Vậy nên nếu muốn bổ sung trong bữa ăn, mẹ bầu chỉ nên ăn không quá 2 lần mỗi tháng và phải chế biến thật kỹ.

Lưu ý: Bị Đau Dạ Dày Nên Kiêng Ăn Gì Để Giảm Nhanh Các Cơn Đau?

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Khi bị đau dạ dày, mẹ bầu cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc sau:

  • Không nên ăn một món nhiều ngày, cần đa dạng dinh dưỡng để kích thích vị giác, tránh nhàm chán.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh, không kiêng khem quá mức gây mất cân bằng dinh dưỡng.
  • 3 tháng đầu nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và có sự điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý.
  • Chú ý đến chất lượng của món ăn, chọn những nguyên liệu sạch, tránh dùng thực phẩm độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn xây dựng thực đơn phù hợp nhất.
  • Tránh ăn quá nhiều gây tình trạng béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, không tốt cho thai nhi.
  • Tùy từng cơ địa, tình trạng sức khỏe mà áp dụng thực đơn phù hợp, không áp dụng thực đơn của người khác.
  • Luôn luôn ăn chín uống sôi, bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho cả mẹ và bé, tránh làm việc quá sức, stress quá nhiều sẽ gây đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Triệu Chứng Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: Những Thông Tin Quan Trọng Cho Mẹ Bầu

Lời khuyên giúp mẹ bầu phòng tránh đau dạ dày

Việc kiểm soát tốt những triệu chứng và nguy cơ gây bệnh đau dạ dày trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Để có một sức khỏe thai kỳ tốt, bên cạnh xây dựng thực đơn hợp lý, bà bầu nên thực hiện những cách phòng tránh dưới đây:

Bạn hãy bổ sung đa dạng dinh dưỡng để giúp thai nhi khỏe mạnh
Bạn hãy bổ sung đa dạng dinh dưỡng để giúp thai nhi khỏe mạnh
  • Tập thói quen nhai kỹ: Điều này giúp dạ dày co bóp ít hơn, giảm lượng axit dịch vị tiết ra và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, hạn chế được những triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, lâu tiêu.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi ăn nên thư giãn, tránh hoạt động vì dạ dày cần có thời gian nghỉ ngơi, tiêu hóa thức ăn. Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, dậy sớm để tập thể dục, nâng cao sức khỏe và tránh thức khuya.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm trong quá trình mang thai. Do vậy, việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng. Bà bầu bị đau dạ dày nên có chế độ ăn hợp lý để nâng cao sức khỏe cho mẹ, sự phát triển của thai nhi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Bà bầu nên tập thể dục, thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái. Hiện nay, có nhiều bài tập dành cho phụ nữ mang thai như: yoga, đi bộ… Chú ý các mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng, ăn nhẹ 30 phút trước khi tập tránh hạ đường huyết đột ngột.
  • Tinh thần thoải mái: Do các nội tiết tố thay đổi nên tâm trạng của phụ nữ mang thai cũng dễ thay đổi thất thường. Trong khi đó, bệnh đau dạ dày dễ bị tăng nặng các triệu chứng hơn nếu người bệnh bị căng thẳng, stress. Vì vậy, chị em cần giữ tinh thần thoải mái để cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày và nâng cao sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do vậy bạn cần chú ý để lên được thực đơn tốt nhất, phù hợp nhất, đảm bảo mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Thông tin liên quan:

Câu hỏi liên quan

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe