Nội dung chính

Mề đay vật lý là tình trạng da tổn thương do bị kích ứng với các tác nhân vật lý như nước, nhiệt độ, ánh sáng,… Khác với các dạng mề đay nội sinh khác, mề đay vật lý thường chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, vùng da tổn thương không quá rộng và rất dễ cải thiện. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh mề đay vật lý bạn có thể tham khảo.

Mề đay vật lý là gì? Dấu hiệu nhận biết

Mề đay vật lý cũng là một dạng của bệnh mề đay mẫn ngứa. Bệnh khởi phát khi da phải chịu tác động của các yếu tố vật lý như nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, áp lực,… Khi làn da bị kích thích bởi các yếu tố vật lý, cơ thể sẽ giải phóng histamin và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Mề đay vật lý có các triệu chứng tương tự như mề đay thông thường. Tuy nhiên, tổn thương trên da chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, khu trú tại một vùng da nhất định và ít khi có triệu chứng toàn thân. Cụ thể là:

  • Xuất hiện các nốt sẩn có màu đỏ gây ngứa ngáy, hình dáng và kích thước của các nốt sẩn này khá đa dạng.
  • Vùng da bị tổn thương có ranh giới rõ ràng, rất dễ nhận biết. Các vị trí dễ bị nổi mề đay vật lý là da tay, da chân, lưng, ngực.
  • Khi dùng tay cào gãi, vùng da tổn thương sẽ bị sưng phù và phát triển lan rộng. Đồng thời, triệu chứng ngứa ngáy cũng trở nên nghiêm trọng kèm theo nóng rát và châm chích.
Mề đay vật lý khởi phát khi da bị kích thích bởi các tác nhân vật lý
Mề đay vật lý khởi phát khi da bị kích thích bởi các tác nhân vật lý

Nguyên nhân gây nổi mề đay vật lý

Giống như tên gọi, yếu tố vật lý chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay vật lý. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh mà y khoa đã chia mề đay vật lý thành nhiều loại khác nhau. Bạn có thể dựa vào biểu hiện bên ngoài da để có thể phân biệt. Dưới đây là các dạng mề đay vật lý thường gặp bạn có thể tham khảo:

+ Mề đay do nhiệt: Mề đay khởi phát khi da bị tổn thương do tác động của yếu tố nhiệt độ. Thường gặp là:

  • Thân nhiệt tăng do tập luyện thể thao quá sức, thời tiết oi bức,… Dạng mề đay này xuất hiện và tự biến mất trong khoảng thời gian ngắn (từ 30 phút – 2 giờ đồng hồ).
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Mề đay xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh hoặc nóng một cách đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng. Thường gặp vào những thời điểm giao mùa trong năm.
  • Tiếp xúc trực tiếp với vật có nhiệt độ cao hoặc thấp: Hay còn gọi là bỏng, lúc này vùng da tổn thương sẽ bị tấy đỏ kèm theo mụn nước.

+ Mề đay do nước: Bệnh xảy ra khi làn da tiếp xúc với nguồn nước có nhiệt độ quá cao, nước biển hoặc bị dị ứng nước vô căn.

  • Tắm nước nóng: Tắm nước nóng sẽ khiến lớp màng lipid bảo vệ da bị vỡ ra, gây khô ráp và dễ bị kích ứng. Bệnh thường khởi phát sau khi tắm nước nóng khoảng 15 phút, lúc này vùng da bị tổn thương sẽ bị nổi ban, ngứa ngáy và nóng rát.
  • Tắm nước biển: Trong nước biển có chứa nồng độ muối khoáng khá cao. Khi tắm nước biển, làn da sẽ dễ bị kích thích và nổi mề đay. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Tắm nước biển cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay vật lý
Tắm nước biển cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay vật lý

+ Mề đay do ánh sáng: Bệnh khởi phát khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao trong khoảng thời gian dài. Các vị trí khởi phát bệnh thường gặp là vùng da nhạy cảm, da mặt và quanh mắt, lưng, đùi, bắp tay,… Cũng có một số trường hợp bị nổi mề đay do tiếp xúc với ánh sáng xanh hoặc nguồn sáng nhân tạo khác nhưng rất hiếm gặp.

+ Mề đay do tác động cơ học: Các tác động cơ học lên da như ma sát, cào gãi,…. cũng là nguyên nhân gây mề đay vật lý. Thường gặp là mặc quần áo chật, vẽ hoặc viết lên da, đứng quá lâu,…Lúc này vùng da tổn thương sẽ bắt đầu phát ban, nổi sẩn đỏ và gây ngứa ngáy.

+ Mề đay tiếp xúc: Đây là một dạng mề đay hiếm gặp. Bệnh khởi phát sau khi làn da tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như lá cây, hóa chất, xà phòng,….

Bệnh mề đay vật lý có nguy hiểm không?

Mề đay vật lý là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những người trẻ. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nổi mề đay vật lý ít nhất một lần trong đời. Hầu hết các trường hợp đều khởi phát ở giai đoạn cấp tính và dễ cải thiện, nhưng nếu không tiến hành điều trị dứt điểm bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mề đay mãn tính và tái phát nhiều lần.

Đồng thời, các triệu chứng của bệnh còn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và mất ăn mất ngủ. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Nếu bị nổi mề đay kèm theo sưng phù lưỡi, suy hô hấp hoặc sốc phản vệ thì cần được cấp cứu ngay để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nổi mề đay vật lý khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu
Nổi mề đay vật lý khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu

Phương pháp điều trị mề đay vật lý

Khi bị nổi mề đay vật lý, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra triệu chứng lâm sàng và làm thêm một số xét nghiệm đơn giản khác. Nếu bị nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh khám tổng quát để loại bỏ các trường hợp bị nổi mề đay do yếu tố nội sinh.

Mề đay vật lý thường chỉ khởi phát ở mức độ nhẹ và đáp ứng tốt với hầu hết các phương pháp điều trị. Vì thế cách xử lý cũng rất đơn giản, dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

1/ Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Nổi mề đay vật lý chỉ khởi phát khi da bị kích thích bởi các tác nhân vật lý. Vì thế, việc đầu tiên khi tiến hành điều trị là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh để tránh gây tổn thương lan rộng. Một số nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp mà bạn cần phải loại trừ là:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ mạnh, ánh sáng xanh, ánh sáng nhân tạo
  • Tránh những tác động cơ học lên da như mặc quần áo chật và làm bằng chất liệu thô cứng, thói quen cào gãi hoặc viết lên da,…
  • Trường hợp hay bị dị ứng nước vô căn thì cần phải hạn chế tiếp xúc với những nguồn nước lạ.
  • Nên tắm nước ấm hoặc mát, tránh tiếp xúc với những nguồn nước quá lạnh hoặc quá nóng.
Loại bỏ các thói quen xấu tạo cơ hội thuận lợi để bệnh khởi phát
Loại bỏ các thói quen xấu tạo cơ hội thuận lợi để bệnh khởi phát

Nếu chỉ bị nổi mề đay vật lý với mức độ nhẹ, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng biến mất hoàn toàn sau khi tiến hành loại trừ nguyên nhân và thực hiện chăm sóc da đúng cách mà không cần phải tiến hành điều trị y tế.

2/ Sử dụng thuốc theo đơn kê

Ở những trường hợp bị nổi mề đay vật lý kèm theo đau rát hoặc ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Các loại thuốc thường được kê đơn sử dụng là thuốc kháng histamin, thuốc bôi giảm ngứa, thuốc chống viêm không chứa steroid.

Khi dùng thuốc Tây y trị bệnh, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của những người có chuyên môn.
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng trong đơn kê của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Chăm sóc da đúng cách hỗ trợ điều trị tại nhà

Thực hiện chăm sóc da đúng cách giúp nâng cao sức đề kháng của làn da
Thực hiện chăm sóc da đúng cách giúp nâng cao sức đề kháng của làn da

Bên cạnh điều trị, người bệnh cũng nên chú ý đến việc chăm sóc da tại nhà để tránh gây tổn thương lan rộng. Các biện pháp chăm sóc da đúng cách khi bị nổi mề đay vật lý là:

  • Thực hiện chườm lạnh hoặc tắm nước mát giúp đẩy lùi phản ứng viêm trên da. Từ đó các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra cũng sẽ được can thiệp đáng kể.
  • Thường xuyên tắm rửa giúp loại bỏ tác nhân gây kích ứng tồn tại trên da. Mặc quần áo thoáng mát và được làm bằng chất liệu thấm hút tốt vào những ngày thời tiết oi bức gây đổ mồ hôi nhiều.
  • Cấp ẩm cho da bằng cách sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dưới dạng kem bôi hoặc dầu dưỡng. Khi làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ tránh được tình trạng bị kích ứng và bùng phát triệu chứng của bệnh.
  • Người bệnh cũng có thể nấu nước lá để tắm nếu bị nổi mề đay toàn thân. Thường sử dụng là lá trầu không, lá diếp cá, lá bạc hà, lá kinh giới, lá hẹ,…

Biện pháp phòng ngừa mề đay vật lý

Mề đay vật lý là bệnh lý rất dễ phòng ngừa thông qua việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng đến làn da, loại bỏ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh mề đay bùng phát.
  • Thực hiện chăm sóc da đúng cách giúp cải thiện chức năng của hàng rào bảo vệ da. Chú ý sử dụng thêm kem chống nắng khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
Duy trì thói quen ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh mề đay vật lý
Duy trì thói quen ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh mề đay vật lý
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua một chế độ ăn uống khoa học. Nên ăn nhiều rau xanh và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và cấp ẩm cho làn da. Hạn chế sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp chứa nhiều đường, đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể lực và tăng cường miễn dịch như tập yoga, bơi lội,… Tránh tập luyện quá sức và các bộ môn thể thao gây đổ mồ hôi nhiều như chạy bộ, đạp xe,…

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh nổi mề đay vật lý mà chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách ngay khi mới khởi phát. Nếu mề đay vật lý gây tổn thương da kéo dài hơn 24 giờ, bạn cần phải thăm khám và thực hiện điều trị chuyên khoa.

Câu hỏi liên quan

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay tắm lá gì? Tắm nước lá là cách chữa mề đay theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính tiêu viêm,...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn và nhanh khỏi nhất là câu hỏi khiến không ít bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng. Khi bị nổi mề đay, trẻ thường xuyên...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp