Nội dung chính

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa, bệnh không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng sữa. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên, cách khắc phục như thế nào nội dung bài đọc dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết có liên quan. 

Mẹ bị nổi mề đay sau sinh là bệnh gì?

Đây là một tình trạng da phổ biến mà phụ nữ mang thai có thể gặp sau khi sinh. Nổi mề đay xuất hiện chủ yếu trên bụng, có thể lan rộ ra cả vùng đùi và mông. Dù gây ngứa và khó chịu, nhưng nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bà mẹ hay em bé. 

Nguyên nhân bị nổi mày đay

Tại sao bị nổi mề đay sau sinh là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là các chị em đang mang thai và chuẩn bị sinh. 

Về nguyên nhân nổi mề đay sau sinh có thể do một trong những yếu tố dưới đây tác động đến: 

  • Do sự thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai và sau khi trải qua giai đoạn sinh nở, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi trong quá trình sản xuất nội tiết tố. Lượng hormon prolactin trong cơ thể tăng cao, ức chế quá trình sản xuất estrogen, kích thích hệ miễn dịch từ đó gia tăng nguy cơ bị nổi mề đay sau sinh. 
  • Do yếu tố tâm lý: Mẹ bỉm sữa sau sinh thường rơi vào trạng thái trầm cảm do nhiều yếu tố như khi chăm sóc con, cơ thể suy nhược, giờ giấc bị đảo lộn,… dẫn đến các cơ quan càng trở nên mẫn cảm với những tác nhân xung quanh. 
  • Do quá trình vệ sinh da: Sau khi sinh quá trình vệ sinh của chị em gặp nhiều hạn chế do ở cữ, sinh mổ hoặc sự đau đớn. Chính điều này đã vô tình tạo điều kiện để mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên da gây bít tắc, mẩn ngứa dẫn đến nổi mề đay sau sinh. 
  • Do chế độ dinh dưỡng thay đổi: Chế độ dinh dưỡng của các mẹ sau sinh thường tập trung vào các món ăn giúp lợi sữa đã vô tình làm mất cân bằng dinh dưỡng từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch, khả năng hấp thụ kém, bị chán ăn. Chính điều này vô tình đã làm tăng nguy cơ bị mẩn ngứa mề đay sau sinh ở mẹ bỉm sữa. 
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một trong những yếu tố khiến sau sinh bị ngứa nổi mề đay ở các chị em là do ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc mê, thuốc gây tê khi “vượt cạn”. 
  • Do rối loạn chức năng gan và bị thiếu máu: Thai phụ sau sinh không ăn uống điều độ, mất máu quá nhiều kết hợp với dùng thuốc sẽ làm ảnh hưởng chức năng đào thải của gan. Khi cơ thể suy nhược, thiếu máu kết hợp tích tụ độc tố bên trong hình thành mảng dị ứng da tạm thời sau khi sinh. 

Ngoài các nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh mổ trên thì còn có một số tác nhân khác gây dị ứng như yếu tố thời tiết, dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm, mạt bụi, lông động vật, ma sát,…

Triệu chứng

Các biểu hiện dị ứng nổi mề đay sau sinh có thể quan sát và cảm nhận được qua da. Nếu bạn kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh và áp dụng biện pháp xử lý nhanh thì nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ được hạn chế. 

Nổi mày đay da sẽ bị phát ban với giới hạn rõ ràng với vùng da thường
Nổi mày đay da sẽ bị phát ban với giới hạn rõ ràng với vùng da thường

Cụ thể, triệu chứng sau sinh hay bị nổi mề đay được thể hiện như sau: 

  • Trên da có hiện tượng phát ban hình dạng sẩn tròn, oval, có giới hạn rõ ràng với các vùng da khác. 
  • Kích thước và hình dạng tổn thương khi mẹ sau sinh bị nổi mề đay không đồng đều. Vùng da bị mày đay có thể bị phù nề, nổi cộm hoặc bằng phẳng với các vị trí xung quanh. Nốt đỏ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể sau đó lan rộng sang vùng da khác. 
  • Các tổn thương nổi mày đay sau sinh thường đi kèm với triệu chứng sưng nóng, đau rát, ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, cơn ngứa càng thể hiện rõ hơn khi trời chuyển về đêm. 
  • Một số trường hợp bị ngứa nổi mề đay sau sinh nặng còn có thể bị sưng phù môi, mí mắt, họng,…
  • Ngoài ra, mẹ bị nổi mề đay sau sinh mổ còn có thể gặp một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, đi ngoài, đau đầu,…

Bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay sau sinh giai đoạn cấp tính có thể khỏi hẳn sau 1 đến 2 tháng nên không đáng ngại. Nhưng nếu bệnh nhân chủ quan, không thực hiện điều trị sẽ có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Mề đay mãn tính sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em. Một số trường hợp chủ quan không điều trị ngứa nổi mề đay sau sinh có thể dẫn đến một số biến chứng như: 

  • Phù nề mí mắt, môi và các vùng da mỏng khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. 
  • Bệnh nhân bị nổi mề đay sau sinh có thể phù đại tại dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa, gây đau bụng và cảm giác mệt mỏi. 
  • Mẹ sau sinh bị nổi mề đay có thể bị bội nhiễm, nhiễm trùng nếu vùng da bệnh có vết thương hở. 
  • Nổi mề đay sau sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, sốc phản vệ và co thắt phế quản. 

Nổi mày đay sau sinh khi nào khỏi? Mẹ có tắm được không?

Mỗi trường hợp điều trị mề đay sau sinh sẽ có thời gian điều trị khác nhau, kết quả điều trị của từng bệnh nhân cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh lý, tình trạng lan rộng của vùng da tổn thương, phương pháp điều trị và quá trình chăm sóc, phòng ngừa sau đó. 

Muốn thời gian điều trị bệnh được rút ngắn các mẹ cần kết hợp thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ với chế độ nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp. 

Các triệu chứng của nổi mề đay sau sinh thường bùng phát nhanh, dễ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Bệnh ở giai đoạn cấp tính không được điều trị và kéo dài trên 6 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Theo các chuyên gia, thông thường mề đay cấp sẽ có thể tự khỏi chỉ sau vài tiếng mà không cần áp dụng biện pháp xử lý nếu bệnh nhân không cào gãi. Giai đoạn mãn tính của bệnh cần phải điều trị từ 1 đến 2 tháng sẽ khỏi. Lưu ý, thời gian điều trị càng chậm trễ, kéo dài thì khả năng chữa dứt điểm càng khó hơn vì vậy các mẹ cần chủ động chữa trị từ sớm.

Trong quá trình điều trị, nhiều người cho rằng bị nổi mề đay cần kiêng nước để nhanh khỏi tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Khi bị bệnh thai phụ có thể tắm nhưng chỉ dùng nước ấm, tránh dùng nước có nhiệt độ cao sẽ khiến da bị khô, chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Sau khi tắm hãy dùng khăn mềm để lau khô cơ thể, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Các mẹ không nên kiêng tắm khi bị bệnh bởi tuyến mồ hôi sẽ làm bí tắc lỗ chân lông khiến triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Cách điều trị nổi mày đay cho mẹ bỉm sữa

Nổi mề đay sau sinh phải làm sao để khắc phục, các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây của chúng tôi để áp dụng tại nhà. Chú ý, mỗi phương pháp có một ưu và nhược điểm riêng vì vậy người bệnh cần có sự cân nhắc khi áp dụng. 

Điều trị mề đay cho mẹ bỉm sữa bằng thuốc Tây

Cách chữa nổi mề đay sau sinh bằng thuốc Tây có thể sử dụng cho mẹ bỉm sữa tuy nhiên các bác sĩ không khuyến khích sử dụng bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi nuôi con. 

Trong một số trường hợp thực sự cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để mẹ bỉm sữa sử dụng. Các loại thuốc phù hợp điều trị cho phụ nữ sau sinh chữa bệnh mày đay là: 

  • Thuốc dạng bôi có chứa thành phần menthol, corticoid, steroid có nồng độ phù hợp. 
  • Thuốc uống như kháng sinh, kháng histamin để kiểm soát triệu chứng. Chú ý, loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa hoặc khiến trẻ bỏ bú.

Điều trị bệnh mày đay bằng thuốc nam

Cách chữa bệnh nổi mề đay tại nhà bằng thuốc nam các mẹ có thể áp dụng bởi phương pháp này không chỉ có tác dụng tốt mà còn không gây tốn kém, không có tác dụng phụ. 

Hướng dẫn cách dùng mướp đắng chữa bệnh mề đay ở nhà
Hướng dẫn cách dùng mướp đắng chữa bệnh mề đay ở nhà

Một vài mẹo chữa bệnh hay tại nhà bệnh nhân có thể tham khảo thực hiện như sau: 

Mẹo chữa bệnh mày đay sau sinh bằng lá kinh giới

Kinh giới là dược liệu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu giúp làm nóng cơ thể cho thai phụ sau sinh, kiểm soát nhanh các triệu chứng do mề đay gây ra, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con. 

Hướng dẫn dùng lá kinh giới chữa bệnh mề đay thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi cùng ít gừng và sả sau đó làm sạch và để ráo nước. 
  • Cho các nguyên liệu vào nồi nấu cùng 2 lít nước để xông hơi, cải thiện các triệu chứng ngứa do nổi mề đay gây ra. 

Mẹo chữa bệnh mày đay sau sinh bằng mướp đắng 

Bài thuốc dân gian từ mướp đắng chữa mề đay sau sinh có tác dụng tốt và được nhiều chị em áp dụng. Loại thảo dược này có các công dụng nổi bật như loại bỏ tế bào gây hại và hỗ trợ làm mát cơ thể. 

Cách dùng mướp đắng chữa mề đay mẩn ngứa tại nhà như sau: 

  • Chuẩn bị 1 vài quả mướp đắng tươi, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu khoảng 10 phút. 
  • Cho hỗn hợp muối vào nấu, đợi nguội bớt sau tiến hành ngâm rửa vùng da cần điều trị. Phần bã còn lại bạn có thể dùng để chà xát nhẹ lên khu vực tổn thương để cải thiện triệu chứng. 

Mẹo tắm lá trà xanh chữa mề đay sau sinh 

Trà xanh có chứa nhiều vitamin, tanin, chất flavonoid,…với các công dụng như chống viêm, sát khuẩn, làm dịu da và cải thiện các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy. 

Các mẹ có thể dùng nguyên liệu này để nấu nước tắm hoặc ngâm rửa, kết hợp đắp lá trà xanh để các triệu chứng sẽ được kiểm soát nhanh chóng. 

  • Xem Thêm: Da Nổi Mẩn Đỏ Sau Khi Tắm Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Ngừa Tái Phát Hiệu Quả [Giải Đáp Từ Chuyên Gia]

Hướng dẫn chăm sóc mẹ bị nổi mày đay sau sinh

Với mẹ bị nổi mề đay sau sinh cần chú ý chăm sóc để bệnh nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ tái phát. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý các vấn đề như sau: 

  • Nếu có nghi ngờ thuốc, thực phẩm nào gây dị ứng thì cần phải ngừng sử dụng ngay lập tức. 
  • Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da đang bị tổn thương. 
  • Thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống khoa học và có chế độ nghỉ ngơi điều độ.
  • Không gian sống, quần áo, chăn ga gối nệm cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đảm bảo môi trường sống thoáng đãng, mát mẻ, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Mẹ sau sinh bị nổi mề đay cần phải nghỉ ngơi nhiều, chăm sóc bản thân, chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh để giảm áp lực cho bản thân.
  • Mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung thêm nước trái cây tươi vừa đảm bảo cơ thể có đủ nước để hoạt động bài tiết diễn ra tốt, cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng chất đầy đủ giúp bảo vệ và hồi phục da tổn thương. 
  • Mẹ có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm có độ an toàn, lành tính cao để khắc phục tình trạng khô da, hiện tượng kích ứng, giảm bớt hiện tượng đỏ và ngứa ngáy. 
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, tránh để mồ hôi tích tụ trên da, hạn chế nguy cơ bị mẩn ngứa mề đay. Nếu mẹ không thể tắm rửa thường xuyên người bệnh nên chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để mặc. 
  • Thường xuyên giữ ấm cơ thể, tránh xa các yếu tố gây dị ứng nổi mề đay như khói bụi, hóa chất, lông động vật,…
  • Khi đang chữa bệnh mề đay, mẹ sau sinh nên tránh ăn hải sản, đồ ăn có tính cay nóng, đồ đóng hộp và những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao khác. 
  • Khi thời tiết thay đổi, mẹ cần chủ động giữ ấm cơ thể nếu bị nổi mề đay do thời tiết. 

Nổi mề đay sau sinh không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên các mẹ không cần lo lắng. Ngay khi có biểu hiện hãy đi khám, chủ động điều trị và áp dụng biện pháp phòng ngừa, chăm sóc đúng cách các triệu chứng sẽ được thuyên giảm.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là dấu hiệu cơ thể bị dị ứng với protein trong tôm, cua, mực, nghêu,... Tình trạng này thường bùng phát đột ngột, ồ ạt trong vài...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực tế, không nhất thiết trường hợp mề đay nào cũng phải kiêng gió, có những trường hợp...

Xem chi tiết

Nổi mề đay có tắm được không? Nhiều người bệnh đang quan tâm đến vấn đề này. Do trong dân gian quan niệm rằng việc tiếp xúc với nước khi bị nổi mề đay có...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người sau khi quan hệ là dấu hiệu điển hình của bệnh mề đay. Tình trạng này có thể xảy ra do dị ứng mồ hôi, bao cao su, dị...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau khi uống rượu bia có thể xảy ra do dị ứng đồ uống chứa cồn, chức năng gan suy giảm hoặc do hội chứng không dung nạp rượu bia. Tình trạng...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp